Rung nhĩ và các câu hỏi thường gặp

76 Lượt xem

Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Mặc dù bản thân cơn rung nhĩ không nguy hiểm nhưng nó lại có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chứng rung nhĩ.

Rung nhĩ có nguy hiểm không?

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và bệnh tim có liên quan, kể cả khi không gây ra triệu chứng đáng chú ý. Đồng thời, nó có thể gây suy tim, mệt mỏi mạn tính, ngoại tâm thu (tim bỏ nhịp)… nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên nhân gây rung nhĩ?

Rung nhĩ đôi khi xảy ra không có nguyên nhân rõ ràng. Trong những trường hợp khác, rung nhĩ là kết quả từ thiệt hại ở hệ thống điện tim (chẳng hạn do huyết áp cao kéo dài quá lâu không được kiểm soát hoặc bệnh động mạch vành). Rung nhĩ cũng là biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật tim.

Các yếu tố kích thích rung nhĩ là gì?

Hội chứng “trái tim ngày lễ” (Holiday heart syndrome) được cho là một yếu tố kích thích rung nhĩ. Holiday heart syndrome chỉ tình trạng rối loạn nhịp tim sau khi uống nhiều rượu bia, căng thẳng, mệt mỏi trong dịp nghỉ lễ, cuối tuần. Đồ uống có cồn gây kích ứng đặc biệt cho tim, và uống rượu quá mức có thể kích hoạt rung nhĩ.

Rung nhĩ có thể xảy ra khi căng thẳng?

Stress góp phần gây ra một số dạng rối loạn nhịp tim, trong đó có rung nhĩ. Một số nghiên cứu cho thấy, căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác có thể làm cho triệu chứng rung nhĩ xấu đi. Mức căng thẳng cao cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.

Rung nhĩ dẫn đến đột quỵ như thế nào?

Rung nhĩ gây đột quỵ do hình thành cục máu đông trong tim

Rung nhĩ gây đột quỵ do hình thành cục máu đông trong tim

Khi rung nhĩ xảy ra, tim đập giống như rung lên, các buồng tim trên (tâm nhĩ) co bóp bất thường. Tim bơm máu cũng giống như một miếng bọt biển, nếu không co bóp tốt sẽ còn đọng lại nước (máu). Khi tim co bóp quá nhanh hoặc không đều, máu từ tâm nhĩ không được bơm hết sang tâm thất. Kết quả là máu bị đọng lại ở tâm nhĩ và có nguy cơ cao bị đông lại. Nếu một cục máu đông hình thành trong tâm nhĩ, nó có thể theo dòng máu lên đến động mạch não, chặn nguồn cung cấp máu đến não và gây ra cơn đột quỵ.

Rung nhĩ gây suy tim như thế nào?

Mặc dù nguy cơ bị nhồi máu cơ tim không tăng do rung tâm nhĩ nhưng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khác, như đột quỵ và và suy tim, sẽ tăng lên vì tình trạng này.

Suy tim tức là tình trạng tim không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Rung nhĩ có thể dẫn đến suy tim vì: Tim đập quá nhanh đến mức chưa kịp có đầy máu trong buồng tim đã co bóp để bơm ra ngoài.

Kết quả là, khi tim bơm máu không hiệu quả mà vẫn co thắt mạnh, các triệu chứng suy tim bắt đầu phát triển vì:

Máu bị đẩy ngược lại tĩnh mạch phổi (mạch máu đưa máu giàu oxy từ phổi đến tim), có thể dẫn đến tình trạng tích tụ máu ở phổi. Tình trạng này có thể gây ho dai dẳng, mệt mỏi về thể chất, tinh thần và giảm khả năng chịu đựng.

Ngoài ra, chất lỏng cũng có thể tích tụ ở bàn chân, mắt cá chân và chân gây tăng cân đột ngột.

Làm thế nào rung nhĩ gây ngoại tâm thu?

Mỗi nhịp tim được điều khiển bởi hệ thống điện tim. Khi hệ thống điện tim không hoạt động đúng cách, buồng tim sẽ không co bóp đúng cách và dẫn đến loạn nhịp tim.

Nhịp tim bình thường và nhịp tim rung nhĩ

Nhịp tim bình thường và nhịp tim rung nhĩ

Vấn đề về điện tim trong rung nhĩ:

– Khi rung nhĩ xảy ra, nhịp tim không bắt đầu từ nút xoang mà bắt đầu ngẫu nhiên ở vị trí khác trong tâm nhĩ, thậm chí trong các tĩnh mạch phổi.

– Dòng điện tim không di chuyển một cách có tổ chức từ trên xuống dưới. Thay vào đó, các cơn co bóp nhanh hơn và vô tổ chức.

– Nút nhĩ thất không thể điều chỉnh sự hỗn loạn của nhịp tim. Mặc dù cố gắng hết sức để bảo vệ tâm thất khỏi các xung điện phụ nhưng không thể ngăn chặn tất cả. Kết quả là dẫn đến các triệu chứng dễ nhận thấy như khó thở và mệt mỏi.

– Khi tim nghỉ, việc cung cấp máu của tim khó có thể đoán trước. Vì vậy, dù tâm thất có đập nhanh hơn bình thường thì cũng không thể bằng tâm nhĩ. Hay nói cách khác, tâm nhĩ và tâm thất không co bóp một cách đồng bộ. Điều này gây ra nhịp tim nhanh và không thường xuyên. Trong rung nhĩ, tâm thất có thể đập 100 – 175 lần một phút (nhịp bình thường là 60 – 100 nhịp mỗi phút).

Lượng máu được bơm đi nuôi cơ thể phụ thuộc vào lượng máu chảy từ tâm thất xuống tâm nhĩ trong mỗi nhịp tim.

Rung nhĩ có di truyền hay không?

Rung nhĩ có thể là di truyền. Theo một nghiên cứu Framingham Heart Study của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI), bạn có nguy cơ rung nhĩ cao hơn nếu có cha hoặc mẹ mắc chứng bệnh này.

Rung nhĩ có thể tự khỏi hay không?

Mặc dù hiếm nhưng rung nhĩ có thể tự biến mất. Tuy nhiên, kể cả khi điều này xảy ra, bạn vẫn nên theo dõi sức khỏe tim mạch thường xuyên vì một số trường hợp rung nhĩ không gây triệu chứng và rủi ro vẫn còn hiện hữu.

Nhìn chung, hầu hết các rủi ro, triệu chứng và hậu quả của rung nhĩ có liên quan đến mức độ nhanh của nhịp tim và tần suất xảy ra. Đôi khi rung nhĩ trở thành tình trạng mạn tính, các loại thuốc và phương pháp điều trị khác không thể phục hồi nhịp tim bình thường.

Bạn có thể chết vì rung tâm nhĩ không?

Rung nhĩ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, một số thường xuyên hơn nhiều so với tử vong đột ngột do tim – ví dụ như đó là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ và bệnh tim. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn được bác sĩ chăm sóc cẩn thận và theo dõi chặt chẽ, rung nhĩ không phải là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Làm thế nào để sống chung với rung nhĩ?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, dưới đây là 8 mẹo giúp bạn vượt qua cơn rung nhĩ cấp:

– Uống 1 ly nước lạnh (thay vì rượu, cà phê, trà hoặc nước giải khát) có thể làm giảm triệu chứng rung nhĩ.

– Ăn chuối hoặc uống nước uống dinh dưỡng Low-Sodium V8 (Rung nhĩ có thể được gây ra bởi sự thiếu kali, thường là vì quá nhiều muối trong chế độ ăn), hạn chế muối.

– Ăn hạt bí ngô: Bí ngô chứa nhiều magie – khoáng chất cần thiết cho nhịp tim bình thường.

– Tắm, ngâm mặt trong nước lạnh.

– Nằm thư giãn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.

– Cố gắng hít thở bằng bụng.

– Nghe tiếng tim đập bình thường, trái tim của bạn có thể đập giống như nhịp tim bình thường mà bạn đang nghe.

– Thử nghiệm pháp valsalva để kích thích dây thần kinh phế vị giúp điều hòa nhịp tim.

Có nên tập thể dục nếu bị rung tâm nhĩ?

Tập thể dục đem lại lợi ích cho người bệnh rung nhĩ

Tập thể dục đem lại lợi ích cho người bệnh rung nhĩ

Với những người bị rung nhĩ, việc tập thể dục đem lại một số lợi ích cụ thể, bao gồm làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, tập thể dục là giải pháp lành mạnh tuyệt vời để giảm lo âu, căng thẳng. Cải thiện chất lượng cuộc sống là một mục tiêu quan trọng trong điều trị rung nhĩ, và tập thể dục có thể làm được điều đó.

Những loại thực phẩm nào cần tránh khi bị rung nhĩ?

Bạn nên tránh ăn một số chất béo không lành mạnh bao gồm:

– Chất béo bão hòa (tìm thấy trong bơ, pho mát, và các chất béo rắn khác)

– Chất béo chuyển hóa (được tìm thấy trong bơ thực vật (margarine))

– Cholesterol (tìm thấy trong các loại thịt béo và sữa.

Trên đây là những câu hỏi thường gặp về rung nhĩ. Hy vọng với những thông tin cơ bản trên, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như nắm được những cách giúp kiểm soát rung nhĩ hiệu quả.

Xuân Bắc

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim