Rung thất và những câu hỏi thường gặp

102 Lượt xem

5/5 - (1 bình chọn)

Rung thất (Ventricular fibrillation – VF) là tình trạng tim đập rất nhanh và lệch khỏi nhịp điệu bình thường. Trong số các loại rối loạn nhịp tim, rung thất đặc biệt nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh nếu không cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng của rung thất là gì?

Khi chứng rung thất xảy ra, hai buồng tim dưới (tâm thất) không có khả năng bơm đủ máu đi khắp cơ thể. Điều này có thể làm giảm huyết áp một cách nhanh chóng và một số cơ quan trên cơ thể không được cung cấp đủ máu để hoạt động hiệu quả, Đặc biệt là thiếu máu lên não có thể gây ra ngất xỉu hoặc mất ý thức – triệu chứng phổ biến nhất của rung thất.

Một số triệu chứng sớm của chứng rối loạn nhịp tim này bao gồm:

  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh, rung
  • Khó thở

Các triệu chứng sớm có thể diễn ra trong khoảng một giờ, trước khi người bệnh bị ngất xỉu hoặc bất tỉnh. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nói trên, hãy nhờ người xung quanh gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

NTV24 2 01

Rung thất – dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời

Nguyên nhân dẫn đến rung thất là gì?

Nguyên nhân chính xác gây rung thất cho tới nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, rung thất thường xuất phát từ sự gián đoạn của các xung điện điều khiển nhịp tim.

Rung thất thường bắt đầu với nhịp nhanh thất – một nhịp tim rất nhanh xuất phát từ buồng thất (buồng tim phía dưới) làm thay đổi hoạt động của xung điện bình thường trong tim. Nhịp nhanh thất thường xảy ra ở những người có sẹo mô tim (do cơn nhồi máu cơ tim trước đó) hoặc tổn thương tim (do bệnh cơ tim). Nếu không điều trị hiệu quả, nhịp nhanh thất có thể phát triển thành rung thất.

TPCN Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, cải thiện triệu chứng tim nhanh, chóng mặt, tức ngực… và phòng ngừa nguy cơ rung thất. Liên hệ 0966.491.285 để được tư vấn hỗ trợ.

Làm thế nào để chẩn đoán rung thất?

Một vài xét nghiệm được tiến hành tại bệnh viện sẽ giúp chẩn đoán chính xác rung thất và nguy cơ rung thất, bao gồm:

  • Chụp X-quang lồng ngực
  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ
  • Theo dõi Holter: Các điện cực được gắn vào ngực và kết nối với màn hình Holter để theo dõi nhịp tim trong một khoảng thời gian, thường là 24 giờ.
  • Thử nghiệm gắng sức: để theo dõi hoạt động của tim khi người bệnh tập thể dục.

Xử trí khi bị rung thất?

Rung thất có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng thiếu máu đến các cơ quan quan trọng. Người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức. Nếu bị ngất xỉu trong khi chờ xe cứu thương, người bệnh cần được hồi sức tim phổi (CPR) để duy trì lưu thông máu trong cơ thể.

Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện hồi sức tim phổi để duy trì sự sống cho nạn nhân: Dùng hai tay ấn nhanh và mạnh trên ngực nạn nhân với tốc độ 100 lần mỗi phút, cố gắng để ngực phồng lên trước mỗi lần ấn. Ép tim ngoài lồng ngực là một bước quan trọng cần được thực hiện ngay lập tức để duy trì lưu thông máu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được hô hấp nhân tạo 2 lần sau mỗi nhịp ép ngực (trong trường hợp người cấp cứu biết cách thực hiện).

Nếu có người thân bị rung thất, bạn nên học CPR để cấp cứu khi cần thiết.

Điều trị rung thất

Người bệnh được theo dõi nhịp tim và xác định xem có tắc nghẽn mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cho tim) gây nhồi máu cơ tim hay không. Để giảm thiểu tình trạng loạn nhịp tim và giữ cho tim co bóp đầy đủ, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc.

Hầu hết người bệnh được khuyến khích cấy máy khử rung tim dưới da (ICD). ICD là một thiết bị y tế nhỏ có chức năng theo dõi nhịp tim và tạo ra cú sốc điện khi cần thiết để đưa nhịp tim về trạng thái bình thường.

Nếu tắc nghẽn mạch vành là nguyên nhân gây rung thất, người bệnh sẽ được chỉ định nong mạch, đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành để khơi thông dòng máu đến tim nhằm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và rung thất.

Làm thế nào để phòng ngừa rung thất?

NTV24 2 02

Đi bộ 30 phút mỗi ngày bảo vệ tim mạch, phòng ngừa rung thất

Một lối sống lành mạnh rất quan trọng để giữ cho trái tim khỏe mạnh và phòng ngừa rung thất. Bạn nên duy trì những thói quen có lợi sau:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Luôn vận động, chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày
  • Bỏ thuốc lá nếu bạn có thói quen hút thuốc. Thuốc lá ảnh hưởng đến sự linh hoạt của động mạch và sức khỏe của tất cả các tế bào trên cơ thể. Bỏ thuốc lá sẽ tạo ra một sự khác biệt đáng kể đối với sức khỏe tim mạch.
  • Duy trì cân nặng ổn định, không thừa cân/béo phì.
  • Duy trì huyết áp và nồng độ cholesterol ở mức an toàn giúp ngăn chặn các vấn đề tim mạch, trong đó có rung thất.

Cùng với việc thay đổi lối sống, người bệnh rối loạn nhịp tim cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và có thể kết hợp một số hoạt chất sinh học tự nhiên để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong thảo dược Khổ sâm có khả năng điều hòa và ổn định điện thế trong tim, giảm tính kích thích cơ tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim bền vững và ngăn ngừa nguy cơ rung thất, đột tử do rối loạn nhịp tim một cách hiệu quả.

Rung thất là một dạng rối loạn nhịp nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa và xử trí khi bị rung thất, đặc biệt là khi bạn hoặc người thân có nguy cơ cao mắc phải rối loạn nhịp tim này.

Xem thêm: 

Linh Hương

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim