Thiếu máu cục bộ cơ tim là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau ngực ở người trưởng thành, nó trở nên nguy hiểm hơn ở những người có hội chứng mạch vành cấp hay tình trạng đau thắt ngực không ổn định. Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong và cách biến chứng tim mạch có thể xảy ra.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim
Nguyên nhân
Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị suy giảm, khiến tim thiếu năng lượng để hoạt động đúng với chức năng vốn có của nó. Đây là căn bệnh thường gặp từ tuổi trung niên nhưng đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu trong một hoặc nhiều động mạch vành bị giảm, vì vậy thiếu oxy và dưỡng chất tới các tế bào cơ tim. Các nguyên nhân có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:
– Đa số các trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ đều xuất phát từ bệnh lý động mạch vành (vữa xơ động mạch). Các mảng vữa xơ hình thành do quá trình tích tụ của cholesterol trên lòng động mạch vành, khiến thành mạch dày lên, thu hẹp lòng mạch, làm máu chảy qua đây khó khăn hơn.
– Cục máu đông xuất hiện do mảng vữa xơ bị vỡ ra, các tế bào máu bám vào và phát triển dần lên, khiến máu tới cơ tim giảm. Trong trường hợp nặng, cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn đột ngột động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
– Co thắt mạch vành: do căng thẳng, stress, lo lắng, nhiệt độ lạnh, chất kích thích hoặc tác dụng phụ của một số thuốc khiến lượng máu đến tim bị suy giảm.
Triệu chứng
Một số người bị thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng không gặp bất kỳ triệu chứng nào (thiếu máu cơ tim thầm lặng).
Đau cổ, hàm, bả vai, cánh tay trái là triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim
Các trường hợp còn lại thường thấy đau ngực, lồng ngực bị đè nén, khó thở. Các triệu chứng ở nữ giới, người già và người bệnh tiểu đường còn đa dạng hơn nhiều, với một số triệu chứng dưới đây:
– Đau xuất hiện cả ở cổ/ hàm/ vai/ cánh tay phần bên trái
– Khó thở khi vận động
– Buồn nôn và nôn hoặc
– Đổ mồ hôi lạnh
– Mệt mỏi và đau nhức cơ thể
Để giảm bớt tình trạng nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn kỹ hơn.
Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim
Những yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra thiếu máu cơ tim cục bộ bao gồm
– Hút thuốc lá: Khiến thành động mạch vành bị hư hại, tạo điều kiện cho cholesterol tích tụ trong lòng mạch gây ra các mảng bám vữa xơ.
– Đái tháo đường type 1 hoặc type 2 đều làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác.
– Tăng huyết áp: có thể đẩy nhanh tốc độ hình thành mảng vữa xơ, gây tổn thương động mạch vành.
– Cholesterol, mỡ máu cao: là “nguyên liệu” cho sự tạo thành các mảng xơ vữa.
– Béo phì, vòng eo lớn hoặc lười vận động: thường là nguyên nhân làm tăng cholesterol và mỡ máu, dễ gây thiếu máu cơ tim cục bộ và các bệnh lý tim mạch khác.
Thiếu máu cục bộ cơ tim và những biến chứng
Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
– Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, tế bào cơ tim chết đi nhanh chóng khi không được cung cấp đủ máu và oxy không. Nó có thể để lại sẹo tim hoặc gây tử vong cho người bệnh.
– Rối loạn nhịp tim: Là tình trạng tim đập nhanh bất thường, nếu kéo dài sẽ khiến tim suy yếu nhanh chóng.
– Suy tim: Thiếu máu kéo dài có thể khiến cơ tim ngày càng suy yếu, hoạt động kém hiệu quả, và lâu dần có thể dẫn đến suy tim.
Chẩn đoán và điều trị thiếu máu cơ tim
Chẩn đoán
Siêu âm tim chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ
Do các triệu chứng của thiếu máu cơ tim cục bộ có thể giống với nhiều bệnh tim khác, nên người bệnh cần đến chuyên khoa tim mạch của bệnh viện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Sau khi khám tổng quát, họ sẽ được làm một số xét nghiệm dưới đây:
– Điện tâm đồ (ECG): Giúp phát hiện các bất thường trong hoạt động điện của tim – một dấu hiệu của thiếu máu cơ tim cục bộ.
– Siêu âm tim: Để xác định các vùng tim bị tổn thương và không hoạt động hiệu quả.
– Quét hạt nhân tim: Để theo dõi dòng chảy của máu qua tim và phổi.
– Chụp Xquang động mạch vành: Để phát hiện tổn thương trong lòng mạch máu.
– Chụp CT tim hoặc mạch vành: Kiểm tra tình trạng vôi hóa mạch vành
– Thử nghiệm căng thẳng: Để đo chức năng tim, huyết áp, nhịp thở khi người bệnh vận động.
Điều trị
Mục tiêu trong điều trị là khơi thông lòng mạch, cải thiện lượng máu về tim. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai:
Thuốc
– Aspirin hoặc thuốc chống đông khác: Giúp giảm nguy cơ huyết khối (cục máu đông) – tác nhân gây tắc nghẽn động mạch vành.
– Nitrates: Giúp giãn mạch vành tạm thời để tăng lượng máu về tim.
– Thuốc chẹn beta: Giúp giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp, giúp máu về tim dễ dàng hơn.
– Thuốc chẹn kênh canxi: Làm chậm nhịp tim và giảm áp lực lên tim.
– Thuốc hạ cholesterol: Giúp giảm quá trình hình thành các mảng vữa xơ động mạch.
– Thuốc ức chế men (ACE) chuyển đổi angiotensin: Giúp giãn mạch, hạ huyết áp, phù hợp cho người bệnh mắc huyết áp cao hoặc đái tháo đường cùng với thiếu máu cơ tim cục bộ.
– Ranolazine (Ranexa): Giúp giãn mạch vành tương tự các thuốc chẹn kênh calci, chẹn beta hoặc nitrates.
Biện pháp khác
– Nong mạch, đặt stent: Sử dụng một ống thông mạch có bóng nhỏ ở đầu để khơi thông lòng mạch bị hẹp, đồng thời đặt lưới kim loại nhỏ gọi là stent để cố định phần động mạch vừa được nong.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Lấy một động mạch ở phần khác của cơ thể để nối trực tiếp từ động mạch chủ tới cơ tim có động mạch vành bị hư hỏng. Đây là phẫu thuật mở lồng ngực, thường dùng cho người bị tắc nhiều động mạch vành.
– Phản xung động ngoại biên (enhanced external counterpulsation): Là phương pháp dùng lực cơ học tác động lên mạch máu ở chân, giúp cải thiện lượng máu lưu thông đến tim.
Biện pháp chung sống với thiếu máu cơ tim
Để những cơn thiếu máu cơ tim cục bộ không còn xảy ra, người bệnh ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sỹ còn phải có một lối sống lành mạnh. Chỉ với những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày nhưng sẽ có ý nghĩa lớn trong việc ngăn chặn sự phát tiển của mảng xơ vữa, giữ cho động mạch vành khỏe mạnh, đàn hồi, cải thiện tối da lưu lượng máu qua đó. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích:
– Bỏ hút thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc
– Điều trị tốt các bệnh lý liên quan như đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ máu cao…
– Xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh cho tim: Hạn chế chất béo bão hòa co trong mỡ động vật, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Nắm rõ chỉ số mỡ máu, huyết áp và đề nghị bác sỹ thay đổi phác đồ điều trị nếu chưa kiểm soát tốt bằng chế độ ăn.
– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập dành riêng cho người mắc bệnh tim mạch: đi bộ nhanh, đạp xe, thái cực quyền, ngồi thiền…
– Duy trì một cân nặng phù hợp với chiều cao.
– Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống, tạo cho mình những suy nghĩ tích cực và học cách kiểm soát tâm lý bằng cách thư giãn cơ bắp và thở sâu.
Điều quan trọng cuối cùng là nên tập thói quen đi khám bệnh định kỳ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch, người trung và cao tuổi. Đó là cách hiệu quả để phát hiện sớm, điều trị tốt và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
Người bệnh bị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim chia sẻ cách trị bệnh hiệu quả
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
DS. Lê Giang
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com