Nhồi máu cơ tim thầm lặng gặp nhiều ở nữ so với nam, làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 3 lần, đặc biệt là để lại nhiều biến chứng vĩnh viễn cho tim. Liệu có thể phát hiện và điều trị được tình trạng này hay không? Hãy tìm lời giải trong bài viết sau đây.
Một cơn nhồi máu cơ tim không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ ràng như: đau tức ngực, khó thở, vã mồ hôi. Thực tế cho thấy, cơn nhồi máu vẫn có thể xảy ra mà người bệnh không hề phát hiện, người ta gọi đó là nhồi máu cơ tim thầm lặng hay thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim thầm lặng
Bác sỹ Tim mạch Deborah Ekery cho biết: Đúng như cái tên “thầm lặng”, bệnh này không có hoặc có rất ít triệu chứng, nhưng nó giống với tất cả các cơn nhồi máu cơ tim thông thường ở điểm: máu chảy qua 1 vùng cơ tim tạm thời bị chặn lại, làm tổn thương cơ tim, hình thành sẹo cơ tim. Ekery thường xuyên thấy bệnh nhân của ông nói rằng họ mệt mỏi và thấy có sự bất thường liên quan đến tim. Sau khi chụp cộng hưởng từ và điện tâm đồ, đã phát hiện ra những bệnh nhân đó đã bị nhồi máu cơ tim từ vài tuần hoặc vài tháng trước mà không hề biết. Những người bị nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim thầm lặng có thể có triệu chứng không rõ ràng như: khó tiêu, cúm, khó thở, mệt mỏi quá mức, lồng ngực căng lên… nhưng mọi người dễ bỏ qua hay nhầm với bệnh khác. Có những người không có dấu hiệu nào hoặc triệu chứng chỉ tồn tại 1 thời gian ngắn rồi biến mất nên người bệnh không đến viện điều trị. Vì lý do đó mà nhồi máu cơ tim thầm lặng đặc biệt nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng lâu dài cho trái tim.
Mệt mỏi, khó chịu, uể oải , khó thở có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim im lặng
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim thầm lặng phổ biến nhất
Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim thầm lặng lần thứ nhất cũng giống như cơn nhồi máu điển hình, đó chính là do xơ vữa động mạch vành. Ngoài ra, còn có thể do quá căng thẳng, thiếu oxy đến tim, hút thuốc lá, béo phì, lười vận động.
Và còn 1 vài lý do khiến người bị nhồi máu nhưng không phát hiện ra bao gồm:
– Người có ngưỡng chịu đau cao hoặc đơn giản là họ không hề chú ý đến những thay đổi của cơ thể
– Ở 1 số người, thiếu máu cơ tim thầm lặng chỉ có triệu chứng không điển hình. Thay vì đau thắt ngực, họ chỉ bị khó thở, mệt mỏi thoáng qua hoặc gặp triệu chứng không liên quan đến trái tim… điều này phổ biến ở nữ hơn là nam giới.
– Người bị tiểu đường, bệnh thận mạn tính dễ bị nhồi máu cơ tim thầm lặng vì khi mắc bệnh đó, dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương nên cảm nhận về triệu chứng (cảm giác đau) của người bệnh bị giảm đi nên họ khó phát hiện.
– Tuổi tác và giới tính: người già trên 75 tuổi và nữ có nguy cơ nhồi máu cơ tim thầm lặng cao hơn người trẻ và nam giới.
Tuy nhiên, nếu bạn bị nhồi máu cơ tim im lặng lần thứ 2 thì nguyên nhân vẫn chưa được lý giải. Theo 1 nghiên cứu công bố vào tháng 5 năm 2016: cơn nhồi máu cơ tim im lặng lần 2 chỉ có thể phát hiện khi làm điện tâm đồ.
Thiếu máu cơ tim thầm lặng nguy hiểm như thế nào?
Bệnh nhồi máu cơ tim thầm lặng vô cùng nguy hiểm, bởi nếu bị nhồi máu thông thường thì bạn sẽ đến viện cấp cứu ngay lập tức, rủi ro từ đó cũng giảm theo. Nhưng những cơn thầm lặng đi qua, để lại sẹo và tổn thương cơ tim vĩnh viễn nhưng bạn lại không hề phát hiện ra để điều trị. Về lâu về dài, các sẹo này làm người bệnh có khả năng cao gặp biến chứng rối loạn nhịp tim, tim đập lúc nhanh, lúc chậm, đôi khi còn ngừng đập, tiến triển thành suy tim và nặng nhất là đột tử. Vì các sẹo này làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu điện tim, nên việc rối loạn nhịp xảy đến chỉ là sớm hay muộn. Khi đã xảy ra biến chứng loạn nhịp, đồng nghĩa là chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các triệu chứng tim đập không đều, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, mất ngủ…
Cách phòng ngừa cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng
Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa 1 cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng xuất hiện trong tương lai hoặc không để cho bệnh tái phát lần 2:
– Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: huyết áp cao, cholesterol cao, hút thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, béo phì và tuổi tác làm tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim thầm lặng. Vì vậy, Bác sỹ Ekery khuyên người bệnh nên kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol, tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc để giảm nguy cơ. Đồng thời, bạn cần phải lắng nghe cơ thể và đi khám nếu thấy bất thường hoặc có biểu hiện nghi ngờ nhồi máu cơ tim im lặng.
– Uống rượu bia có chừng mực, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không ăn đồ chiên rán, mỡ động vật như da lợn, da gà…
– Tập thể dục thường xuyên bằng các môn vừa sức, duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút
– Khi có triệu chứng như: đau tức ngực, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi thì nên đến bệnh viện kiểm tra.
Điều trị cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng
Mục tiêu điều trị thiếu máu cơ tim im lặng là ngăn ngừa thiếu máu cơ tim cục bộ bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật như: đặt stent, phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, các thủ thuật này đều phải được thực hiện ở bệnh viện và bác sỹ trực tiếp kê đơn thuốc. Đồng thời, người bệnh cần làm chậm tiến triển thành suy tim, tăng cường sức co bóp của cơ tim, đặc biệt là giữ nhịp tim ổn định lâu dài.Giảm tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim cũng là một trong những mục tiêu người bệnh không thể bỏ qua.
Để phòng ngừa biến chứng rối loạn nhịp tim do nhồi máu cơ tim thầm lặng, người bệnh có thể dùng sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần chính là thảo dược như Khổ Sâm để ổn định nhịp tim. Với hoạt chất chính là matrin và oxymatrin, Khổ Sâm hỗ trợ giúp ổn định tín hiệu điện tim, giảm tính kích thích cơ tim, cân bằng nồng độ điện giải trong và ngoài màng tế bào cơ tim nên giúp người từng bị nhồi máu cơ tim thầm lặng giảm tối đa nguy cơ bị loạn nhịp, ổn định nhịp tim, nên giúp giảm triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực, hồi hộp, phòng ngừa dày thất trái do loạn nhịp tim lâu năm. Ngoài ra, các dược liệu như Đan Sâm, Hoàng Đằng có công dụng ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, giảm cholesterol máu, hoạt huyết làm tan cục máu đông nên giúp máu lưu thông qua tim dễ dàng hơn. Sự kết hợp của các thành phần thảo dược kể trên trong sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp phòng ngừa rối loạn nhịp tim, giảm triệu chứng tim đập không đều, lúc nhanh lúc chậm, từ đó giúp cải thiện sức khỏe cho người từng bị nhồi máu cơ tim thầm lặng.
Nhồi máu cơ tim thầm lặng hay thiếu máu cơ tim thầm lặng diễn ra âm thầm nhưng hậu quả để lại rất nguy hiểm. Hiểu được những ai dễ mắc bệnh này và cách phòng tránh cũng như điều trị chính là cách giúp bạn làm chủ sức khỏe của mình. Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số 0966.491.285 để được giải đáp.
Xem thêm:
90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim
Sau nhồi máu cơ tim nên làm gì để nhanh hồi phục?
Thanh Hoa
Theo nguồn:
https://www.goredforwomen.org/about-heart-disease/facts_about_heart_disease_in_women-sub-category/silent-heart-attack-symptoms-risks/
https://www.cardiosecur.com/en/magazine/specialist-articles-on-the-heart/silent-ischemia-symptoms-of-a-silent-heart-attack/
https://www.verywellhealth.com/silent-heart-attacks-1746018
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com