Tim đập mạnh, nhanh bất thường có thể xảy ra với bất kỳ ai, tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Rất nhiều người bệnh lo lắng rằng đó có phải dấu hiệu của bệnh tim không? cần phát hiện điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Tim đập mạnh là bệnh gì?
Tim đập mạnh là tình trạng nhịp tim đập nhanh, mạnh bất thường, nhịp tim tăng trên 100 nhịp/phút, gây cảm giác như tim đập dồn dập, đập “thình thịch” trong lồng ngực, kèm theo triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực. Tim đập mạnh có thể là biểu hiện bình thường của cơ thể khi đối phó với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, tâm lý căng thẳng, hoạt động thể lực mạnh, hoặc dấu hiệu của một số bệnh lý:
Tim đập mạnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
- Lo lắng, căng thẳng: Tim đập mạnh trong tình huống này là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với sự tăng tiết hormon adrenlin xảy ra khi bạn sợ hãi, stress.
- Mang thai: Sự thay đổi về nhu cầu chất dinh dưỡng, oxy của thai nhi sẽ làm tim người mẹ đập mạnh hơn, nhanh hơn.
- Sốt, rối loạn điện giải: Làm cho tim đập mạnh hơn để đối phó với tình trạng máu cô đặc và khó lưu thông trong lòng mạch, giúp tăng lượng máu đến các cơ quan.
- Chứng rối loạn nhịp tim: Gây ra sự bất thường trong hoạt động điện của tim cũng như dòng máu lưu thông qua tim, tim đập mạnh, nhanh, hoặc bỏ nhịp là triệu chứng thường gặp của chứng bệnh này.
- Suy tim: Đặc trưng bởi tình trạng cơ tim ngày càng yếu đi, không cung cấp máu đến các cơ quan, và tình trạng tim đập nhanh, mạnh là 1 đáp ứng bù trừ của cơ thể khi bị suy tim.
- Thiếu máu: Gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cuối cùng đều gây thiếu oxy cung cấp cho tế bào. Tim đập mạnh cũng là một phản xạ của cơ thể để đối phó với hiện tượng trên.
- Cường giáp: Sự dư thừa hormone tuyến giáp làm tăng chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, làm tim đập nhanh và mạnh.
- Tăng huyết áp kéo dài: Là nguyên nhân gây thay dày cơ tim, khiến tim bơm máu không hiệu quả, và hiện tượng tim đập nhanh, mạnh, nặng ngực là những biểu hiện sớm muộn người bệnh cũng sẽ gặp phải.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Điển hình như thuốc lợi tiểu, thuốc trị hen, hoặc thậm chí thuốc điều trị bệnh tim mạch như digitalis cũng có thể khiến rối loạn nhịp tim xảy ra.
- Nguyên nhân khác: Hở van động mạch chủ, còn ống động mạch, nhịp tim chậm, phình xoang động mạch cảnh, bệnh xơ gan, beriberi, nghiện rượu mạn tính… cũng có thể làm cho tim đập mạnh bất thường.
Tim đập mạnh khó thở, có phải là bệnh tim?
Triệu chứng tim đập mạnh khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh tim như đã đề cập ở phần trước, bao gồm suy tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, hở van tim… Nhưng cũng không thể loại trừ nguyên nhân khác. Chính vì vậy khi các biểu hiện này kéo dài trên 1 tuần, người bệnh cần đi khám sớm tại chuyên khoa tim mạch để làm siêu âm tim, điện tâm đồ, xét nghiệm máu… từ đó tìm được hướng điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan: Đánh trống ngực – dấu hiệu của bệnh tim
Tim đập mạnh khi nằm ngủ có sao không?
Tim đập mạnh khi nằm ngủ trước tiên sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh: khó ngủ, ngủ không ngon, mất ngủ, đột ngột tỉnh giấc giữa đêm… Và điều này sẽ góp phần tạo nên vòng xoáy bệnh lý, bởi thiếu ngủ sẽ lại khiến thần kinh căng thẳng, tim đập mạnh và nhanh bất thường… Cứ như vậy, người bệnh sẽ càng hao tổn về tâm lý và lo lắng, khiến bệnh ngày càng nặng hơn, nguy cơ cao gặp phải bệnh rối loạn nhịp tim cùng với biến chứng của bệnh.
Tim đập mạnh khi nằm ngủ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ
Hiện tượng tim đập nhanh và mạnh có đáng lo?
Với những trường hợp tim đập nhanh và mạnh do các yếu tố sinh lý như stress, lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, hoạt động gắng sức… thì không đáng lo ngại và ít khi phải điều trị, bởi nhịp tim sẽ sớm trở về bình thường khi tâm lý ổn định trở lại.
Ngược lại, những người đang mắc bệnh tim mạch như suy tim, hở van tim, sau nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim… nếu có hiện tượng tim đập nhanh và mạnh thì cần điều trị sớm bằng thuốc giảm nhịp tim, cùng với các thuốc kiểm soát bệnh lý nền để tránh biến chứng ngưng tim đột ngột, huyết khối, suy tim.
Cách phát hiện và điều trị bệnh tim đập mạnh
Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây cùng với tim đập mạnh, hãy tới bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi xe cấp cứu, vì đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, như cơn đau tim: chóng mặt, lú lẫn, vã mồ hôi bất thường, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu, đau thắt ngực, nặng ngực, đau ở cổ, hàm, lan ra cánh tay.
Khi vào bệnh viện, bạn sẽ được chẩn đoán nguyên nhân tim đập mạnh bằng các phương pháp như chụp X-quang ngực, siêu âm tim, đốt điện tim, xét nghiệm máu, đeo máy theo dõi điện tim trong vòng 24-48 giờ nếu cần thiết.
Các phương pháp điều trị bệnh tim đập mạnh bao gồm: thay đổi lối sống, sử dụng thuốc (giảm nhịp tim, giảm huyết áp, thuốc giãn động mạch vành…); nếu thuốc không đáp ứng bạn có thể được chỉ định sốc điện, đốt điện tim, hoặc đặt máy tạo nhịp tim.
Biện pháp phòng tránh tim đập mạnh bất thường
Nếu sau khi đi khám bệnh và được chỉ định điều trị, cách tốt nhất để làm giảm nhịp tim và ngăn chặn sự xuất hiện của các cơn nhịp nhanh bất thường là tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, dùng thuốc đúng liều, đúng giờ và tái khám định kỳ theo lịch hẹn. Đồng thời cần kết hợp những điều sau:
- Giảm cân hợp lý: Với những người thừa cân, béo phì ngoài tim đập mạnh, họ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Vì vậy, bạn nên xây dựng kế hoạch giảm cân hợp lý nếu đang thừa cân.
- Tăng cường vận động cơ thể: Bằng cách đi bộ, đạp xe, tập thái cực quyền, ngồi thiền, tập yoga thường xuyên, mỗi ngày ít nhất 30 phút và tối thiểu 5 ngày mỗi tuần. Nếu có thể đi bộ được thì nên đi bộ thay cho sử dụng ô tô, đi thang máy. Việc này vừa giúp duy trì cân nặng hợp lý vừa giúp các cơ quan vận động.
- Có chế độ ăn lành mạnh: tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega 3 tốt cho tim như cá, hạt điều, hạnh nhân, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, nội tạng động vật.
- Giảm căng thẳng, lo lắng bằng cách tập hít sâu thở chậm, nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày và không thức khuya sau 23 giờ đêm.
- Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, bởi đây là một trong những tác nhân làm tim đập mạnh bất thường.
- Không tự ý dùng thuốc tây khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ, đặc biệt là thuốc trị cảm cúm, viêm mũi hoặc thuốc trị hen.
- Dùng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim chứa thảo dược Khổ sâm hỗ trợ giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi và phòng tránh biến chứng do tim đập nhanh gây ra.
Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho bạn phần nào thắc mắc liên quan tới tình trạng tim đập mạnh, tim đập mạnh khó thở, khi nằm ngủ, những bệnh lý gây tim đập mạnh. Qua đây bạn cũng nên tự xây dựng cho mình lối sống lành mạnh để giảm bớt ảnh hưởng của tim đập mạnh lên cuộc sống cũng như phòng tránh nó xuất hiện trong tương lai.
Bài viết liên quan:
- Tim đập nhanh nên ăn gì để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp?
- Tập luyện giúp điều trị rối loạn thần kinh tim
Bảo An
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com