Tim đập nhanh do hội chứng wolff-parkinson-white

181 Lượt xem

5/5 - (3 bình chọn)

Hội chứng wolff-parkinson-white gây ra cơn nhịp nhanh bất thường và có thể dẫn tới đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Hiểu rõ hội chứng wolff-parkinson-white là gì, có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị sẽ giúp bạn giảm rủi ro khi mắc bệnh.

Hội chứng wolff-parkinson-white có thể gây đột tử nguy hiểm tới tính mạng

Hội chứng wolff-parkinson-white có thể gây đột tử nguy hiểm tới tính mạng

Hội chứng wolff-parkinson-white là gì?

Hội chứng wolff-parkinson-white (WPW) là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh xảy ra không thường xuyên do sự xuất hiện đường dẫn truyền điện phụ giữa tâm nhĩ và tâm thất, bỏ qua nút nhĩ thất. Hậu quả làm tim đập rất nhanh, lên tới 200 – 300 nhịp/phút đe dọa tính mạng người bệnh. Theo nghiên cứu, cứ 1000 người thì có 1 đến 3 người gặp phải hội chứng này.

Nguyên nhân gây hội chứng wolff-parkinson-white

Hội chứng wolff-parkinson-white xảy ra khi có đường dẫn truyền phụ bất thường trong tim, làm cho các tín hiệu điện tim “đi theo đường tắt” này, kết quả là làm rút ngắn con đường đi của điện tim, khiến buồng dưới của tim (tâm thất) được kích thích quá sớm – nên tình trạng này còn được gọi là hội chứng tiền kích thích. “Đường tắt” này được hình thành từ giai đoạn bào thai, tạo thành khiếm khuyết tim bẩm sinh, và có thể liên quan tới yếu tố di truyền.

Bình thường, sự dẫn truyền tín hiệu điện tim sẽ đi tuần tự từ nút xoang (SA – được ví như máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể), xuống nút nhĩ thất (AV), xuống toàn bộ buồng trên (tâm nhĩ) gây co bóp cơ tim nhĩ để bơm máu xuống buồng dưới của tim (tâm thất) và cuối cùng tín hiệu truyền tới tâm thất để kích thích tâm thất co để bơm máu tới phổi hoặc tới các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài hiện tượng hình thành “đường dẫn truyền phụ trong tim” thì một số rối loạn khác trong dẫn truyền điện tim có thể là nguyên nhân khiến hội chứng WPW khởi phát, bao gồm:

  • Xung điện lặp lại: Xung điện đi xuống 1 đường và đi lên bằng đường khác tạo ra 1 vòng lặp tín hiệu điện tim, được gọi là nhịp nhanh do vào lại nút nhĩ thất, các xung điện truyền tới tâm thất với tỷ lệ nhanh, kết quả là buồng tim này co bóp rất nhanh.
  • Xung điện vô tổ chức: Thường gặp ở những người bị rung nhĩ, rung thất, đặc trưng bởi tình trạng xung điện hình thành và tự động phát, truyền tín hiệu làm buồng tâm nhĩ hoặc tâm thất chỉ rung lên. Tình trạng này kết hợp với đường dẫn truyền phụ sẽ khiến co bóp rất nhanh nhưng không bơm máu được cho cơ thể hiệu quả.

Đường truyền phụ trong hội chứng wolff-parkinson-white

Đường truyền phụ trong hội chứng wolff-parkinson-white

Các triệu chứng của hội chứng wolff-parkinson-white

Triệu chứng hội chứng WPW thường thấy nhất là tim đột nhiên đập nhanh lên trong một thời gian ngắn và giảm tốc đột ngột. Tình trạng này được gọi là nhịp nhanh trên thất. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp 1 số biểu hiện như:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Vã mồ hôi
  • Chóng mặt, choáng váng

Ở người bệnh bị hội chứng WPW kèm theo bệnh tim khác, họ dễ gặp phải cơn nhịp tim nhanh cùng với các triệu chứng nghiêm trong hơn:

  • Đau tức ngực
  • Khó thở
  • Đột tử do ngừng tim đột ngột

Ở trẻ sơ sinh bị hội chứng wolff-parkinson-white, bố mẹ có thể quan sát thấy các triệu chứng như khó thở, không khóc, ít vận động, ăn kém, tim đập nhanh phập phồng trong lồng ngực. 

Hầu hết các biểu hiện của hội chứng WPW thường xuất hiện ở người tầm 20 tuổi, có thể bắt đầu đột ngột, kéo dài vài giây đến vài giờ. Rất ít trường hợp kéo dài hơn 1 ngày. Các triệu chứng này xảy ra sau khi người bệnh vận động gắng sức, uống rượu bia, dùng một số các chất kích thích khác.

Tùy vào từng người, mức độ và tần suất xuất hiện triệu chứng sẽ khác nhau. Thậm chí một số trường hợp bị bệnh nhưng không có triệu chứng, nhịp tim cũng không nhanh mà chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám bệnh khác. Tuy nhiên, do mức độ nguy hiểm của bệnh, bạn hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện như khó thở, đau ngực kéo dài hơn 1 phút, ngất xỉu…

Sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương sẽ giúp làm giảm tình trạng nhịp tim nhanh và các triệu chứng hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… do hội chứng wolff-parkinson-white gây ra.. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để biết thông tin chi tiết.

Cách phát hiện hội chứng WPW 

Hội chứng wolff-parkinson-white thường được phát hiện thông qua điện tâm đồ (ECG). Đây là cách để ghi lại hoạt động điện của tim và nhịp tim. Người bệnh sẽ được gắn 1 điện cực lên cánh tay, chân và ngực, tất cả được nối với một máy ghi lại tín hiệu điện tim sinh ra trong mỗi nhịp đập của tim. 

Nếu ECG trong thời điểm khám không phát hiện sự bất thường, người bệnh có thể phải đeo một máy điện tâm đồ di động trong khoảng 24-48 giờ hoặc lâu hơn để phát hiện các cơn nhịp nhanh. 

Thử nghiệm theo dõi điện sinh lý tim cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định vị trí của đường dẫn truyền phụ.

Hình ảnh đặc trưng của hội chứng wolff-parkinson-white trên điện tâm đồ

Hình ảnh đặc trưng của hội chứng wolff-parkinson-white trên điện tâm đồ

Hội chứng wolff-parkinson-white có nguy hiểm không?

Hội chứng wolff-parkinson-white không gây nguy hiểm trong giai đoạn đầu. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường, chỉ đôi khi sẽ cảm thấy triệu chứng nhẹ như tim đập nhanh, đánh trống ngực. 

Tuy nhiên, khoảng 20 – 30% người bị hội chứng WPW có thể bị kèm rung nhĩ, gây đáp ứng thất rất nhanh với nhịp tim lên 200 – 300 nhịp/phút. Khi này, người bệnh dễ tiến triển thành rung thất, gây rối loạn huyết động hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đột tử
  • Tụt huyết áp
  • Suy tim
  • Ngất xỉu

Vì vậy ngay khi có những cơn nhịp nhanh đột ngột kèm đánh trống ngực hồi hộp thì đừng chần chừ đi khám để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh WPW có chữa khỏi được không?

Câu trả lời là có. Nếu được điều trị tốt, người bị hội chứng wolff-parkinson-white vẫn có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện bệnh sớm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Điều trị hội chứng WPW như thế nào hiệu quả?

Tây Y và Đông Y có rất nhiều phương pháp để điều trị hội chứng wolff-parkinson-white. Dựa vào hiệu quả, có thể phân các phương pháp này thành 2 nhóm: 1 là các cách cắt cơn nhịp nhanh tức thời và 2 là các cách phòng ngừa cơn nhịp nhanh tái phát.

Các cách cắt cơn nhịp nhanh tức thời

Khi xuất hiện cơn nhịp nhanh do hội chứng WPW gây ra, bạn có thể áp dụng ngay 1 số cách trị tim đập nhanh cho hiệu quả tức thời sau:

Nghiệm pháp Vagal: kích thích dây thần kinh phế vị để làm chậm các tín hiệu điện trong tim. Một trong các cách thực hiện là bịt mũi, ngậm miệng và thở ra từ từ, không khí sẽ lên mắt và tai, từ đó làm chậm dần nhịp tim. Ho mạnh, gập người xuống, rửa mặt nước lạnh, đắp khăn lạnh vào gáy… cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Tiêm thuốc chống nhịp nhanh: thực hiện khi nghiệm pháp Vagal không có tác dụng. Một số loại thuốc được chỉ định bao gồm adeno-slne; fleca-inlde, propa-fenone

Sốc điện tim: Thực hiện bằng cách dùng xung điện tác động vào tim để lấy lại nhịp bình thường, thực hiện khi các phương pháp khác không có tác dụng.

Tuy nhiên, chỉ áp dụng các phương pháp này là chưa đủ. Bởi nếu cơn nhịp nhanh tái diễn và xảy ra, chúng sẽ có thể tiến triển thành cơn rung thất đe dọa tính mạng.

Nghiệm pháp Vagal có thể giảm nhịp tim nhanh do hội chứng WPW

Nghiệm pháp Vagal có thể giảm nhịp tim nhanh do hội chứng WPW

Các cách phòng ngừa cơn nhịp nhanh tái phát

Bạn có thể phòng tránh cơn nhịp nhanh do hội chứng wolff-parkinson-white tái phát cho người bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp sau

Dùng thuốc: Thuốc uống amio-darone giúp phòng cơn nhịp nhanh thất bằng cách làm chậm dẫn truyền điện tim. Phương pháp này áp dụng cho những người không thể đốt điện tim hoặc chưa muốn thủ thuật này.

Dùng sản phẩm TPCN Ninh Tâm Vương hỗ trợ: Nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới cho thấy Khổ sâm trong Ninh Tâm Vương có khả năng chống rối loạn nhịp tim qua nhiều cơ chế khác nhau như ổn định tính dẫn truyền điện tim, giảm tính kích thích cơ tim, ổn định điện thế trong tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực do hội chứng wolff-parkinson-white gây nên. Bạn có thể dùng sản phẩm cùng với các chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn nhịp nhanh tái phát.

TPCN Ninh Tâm Vương chứa tinh chất Khổ sâm giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh do hội chứng wolff-parkinson-white

TPCN Ninh Tâm Vương chứa tinh chất Khổ sâm giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh do hội chứng wolff-parkinson-white

Khi các biện pháp nội khoa này không hiệu quả, người bệnh hội chứng wolff-parkinson-white sẽ phải can thiệp đốt điện tim hoặc phẫu thuật cắt bỏ đường dẫn truyền phụ:

– Đốt điện tim: Cắt đường dẫn truyền phụ qua đường ống thông (Catheter ablation) là một kỹ thuật mới giúp giải quyết vấn đề điện tim, có hiệu quả với khoảng 95% các trường hợp.

Phẫu thuật cắt bỏ đường dẫn truyền phụ: Phương pháp này được thực hiện bằng cách mổ hở. Tỷ lệ thành công gần như 100%. Tuy nhiên so với đốt điện tim, phẫu thuật cắt đường dẫn truyền phụ ít được áp dụng hơn.

Với những người bị hội chứng wolff-parkinson-white mà không có triệu chứng thì chưa cần điều trị, chỉ cần theo dõi bằng cách khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần.

Thông tin hữu ích cho bạn: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim

Những lưu ý khác cho người bị wolff-parkinson-white 

Khi được chẩn đoán bị nhịp tim nhanh do hội chứng wolff-parkinson-white, bạn hãy có kế hoạch để đối phó với cơn nhịp nhanh, giữ bình tĩnh và tự xử trí hoặc nhờ người thân đưa thuốc, đưa tới bệnh viện một cách nhanh nhất. Đồng thời bạn nên:

– Ăn uống hợp lý: Bạn nên ăn đầy đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin tự nhiên cho cơ thể, nên ăn cá 3 bữa/tuần, hạn chế thịt đỏ, muối, đường để giảm nguy cơ tim mạch.

– Giữ tâm lý ổn định, tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc và không thức quá khuya.

– Tránh sử dụng chất kích thích và tập luyện vừa sức: Nếu bạn thường cảm thấy tim loạn nhịp sau khi tập thể dục cường độ cao, uống rượu… thì tránh những hoạt động này. Thay vào đó, hãy áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, tốt cho sức khỏe tim mạch.

– Không thờ ơ với bất kỳ thay đổi nào trong hoạt động của tim và đừng ngại ngần trao đổi với chuyên gia y tế về các vấn đề đang gặp phải, đó là nguyên tắc nếu muốn sống cùng hội chứng wolff-parkinson-white.

Hội chứng wolff-parkinson-white dù nguy hiểm nhưng nếu bạn hiểu rõ về bệnh và biết cách xử trí cũng như phòng tránh cơn nhịp nhanh tái phát, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh. 

Dưới đây là chia sẻ của người bệnh bị cơn nhịp nhanh do nhiều nguyên nhân, có cả hội chứng Brugada – 1 dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm hơn hội chứng wolff-parkinson-white nhưng đã ổn định nhịp tim khi kết hợp thêm TPCN Ninh Tâm Vương. Bạn có thể tham khảo để có thêm động lực điều trị:

Nhiều người bệnh nhịp tim nhanh chia sẻ bí quyết kiểm soát bệnh hiệu quả

Nếu còn băn khoăn khác về hội chứng wolff-parkinson-white, đừng ngần ngại kết nối với chúng tôi để được giải đáp.

nhip nhanh kich phat tren that nhung thong tin khong the bo qua 1

Tham khảo: dieutri.vn www.nhs.uk

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim