Tim đập nhanh hồi hộp khó thở có thể là phản ứng sinh lý khi xúc động hoặc làm việc gắng sức, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tim mạch nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của tim đập nhanh sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi TS. BS Phạm Như Hùng – Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam.
Tim đập nhanh hồi hộp khó thở là bệnh gì?
Nhịp tim của người trưởng thành ở trạng thái nghỉ ngơi sẽ từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim trên 100 nhịp/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tim đập nhanh hồi hộp khó thở như:
Nhịp tim nhanh sinh lý
- Căng thẳng, sợ hãi về một vấn đề gì đó.
- Dùng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê…
- Ăn quá no hoặc nhạy cảm với một số đồ ăn.
- Tập luyện hoặc làm việc gắng sức, sốt, tiêu chảy…
- Sử dụng một số thuốc ho, cảm cúm, hen suyễn hoặc kháng sinh, thuốc giảm cân… có tác dụng phụ khiến tim đập nhanh.
Đặc điểm nhận biết dạng này là thời gian xuất hiện ngắn, có thể tự hết, sau khi biến mất thì không để lại ảnh hưởng gì cho cơ thể.
Nhịp tim nhanh bệnh lý
- Do các bệnh tim mạch: Hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phì đại cơ tim…
- Do các bệnh lý khác: Cường giáp, tắc mạch phổi, tiểu đường, lupus…
- Do rối loạn thần kinh tim (còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu)
Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?
Tim đập nhanh hồi hộp khó thở nếu do nguyên nhân sinh lý, chỉ xảy ra thoáng chốc thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều người chủ quan để tim đập nhanh diễn ra thường xuyên. Đây là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch mạn tính sau này ở người khỏe mạnh bị nhịp tim nhanh.
Đối với người bị tim đập nhanh do nguyên nhân bệnh lý (người có bệnh nền tim mạch, rối loạn thần kinh tim…) thì sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Người bệnh cần cẩn trọng trước những biến chứng nghiêm trọng như:
- Suy tim: Xảy ra khi tim đập nhanh lâu ngày, tim suy yếu dần và giảm khả năng bơm máu.
- Đột quỵ: Tim đập nhanh khiến máu không được bơm hết ra khỏi tim, kết tụ lại thành cục máu đông. Cục máu đông nếu di chuyển lên não sẽ gây đột quỵ não.
- Đột tử: Xảy ra do tim đập quá nhanh dẫn đến ngừng tim đột ngột.
Đặc biệt trường hợp tim đập nhanh hồi hộp khó thở do rối loạn thần kinh tim, người bệnh thường đi khám nhiều lần không ra bệnh, phải qua 3 – 5 lần khám mới được chẩn đoán khiến họ rơi vào trạng thái lo âu kéo dài, mất ăn mất ngủ.
TS.BS Phạm Như Hùng nói về mức độ nguy hiểm của nhịp tim nhanh
Chủ động kiểm soát nhịp tim ngay từ khi bệnh còn nhẹ là chìa khóa để hạn chế tối đa nguy hiểm do tim đập nhanh. Liên hệ ngay chuyên gia để được tư vấn cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất
Các cách giúp người bệnh ổn định nhịp, không còn tim đập nhanh
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng tim đập nhanh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây:
Sử dụng thuốc ổn định nhịp tim
Người bệnh được chỉ định thuốc khi việc thay đổi lối sống để ổn định nhịp tim không có hiệu quả. Các nhóm thuốc tiêu biểu như: chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi.
Một số thuốc thường dùng trong điều trị nhịp xoang nhanh
Các thuốc này giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng không bền, tiềm ẩn tác dụng phụ trên gan thận. Người bệnh nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng, kết hợp với thăm khám định kỳ để được tăng liều hoặc điều chỉnh thuốc phù hợp.
Can thiệp phẫu thuật
Với những trường hợp tim đập nhanh nhưng không đáp ứng điều trị với thuốc, người bệnh sẽ được xem xét phẫu thuật đốt điện tim. Một số bệnh nhân khác có thể được sốc điện hoặc cấy máy khử rung tim.
Các thủ thuật tim mạch này có tỉ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên nhược điểm là chi phí đắt đỏ, có thể tái phát lại khiến người bệnh phải đốt lại lần 2, lần 3… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể sau mỗi lần phẫu thuật.
Dùng sản phẩm thảo dược để ổn định nhịp tim
Sử dụng thảo dược là giải pháp khắc phục hiệu quả tim đập nhanh, giúp người bệnh không phải dùng sớm thuốc tây, hạn chế nhờn thuốc phải tăng liều, hạn chế phải phẫu thuật đốt điện tim ảnh hưởng sức khỏe.
Nói đến thảo dược ổn định nhịp tim nhất định không thể bỏ qua Khổ sâm. Theo nghiên cứu trên Tạp chí Y học Lâm sàng Hoa Kỳ, trong số hơn 30 thảo dược được dùng để điều trị rối loạn nhịp tim, Khổ sâm đứng số 1 với hiệu quả ổn định nhịp lên đến hơn 90%.
Tác dụng của Khổ sâm thậm chí còn được gia cố khi kết hợp với các thành phần có lợi cho tim như Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto, Taurine, L- carnitine, Magie… trong Viên uống thảo dược Ninh Tâm Vương.
TPCN Ninh Tâm Vương – Sự lựa chọn số 1 giúp ổn định nhịp tim vững vàng
Trong suốt hơn 7 năm qua, Ninh Tâm Vương đã giúp ổn định nhịp tim cho hàng ngàn người bệnh:
Ông Lưu Văn Vinh (Mê Linh, Hà Nội) cho biết mình bị nhịp tim nhanh, đi khám nhiều viện nhưng không tìm ra nguyên nhân. Nhiều lần tim đập nhanh đến 140-150 nhịp/phút, ông bị choáng ngất không biết gì, mặt tím tái, khó thở phải vào viện cấp cứu ngay. Từ đó cũng chẳng dám đi đâu xa vì sợ cấp cứu không kịp. Nhưng từ khi sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương , nhịp tim của ông Vinh đã ổn định, ông có thể đi hàng trăm cây số mà không lo sợ như trước nữa.
Ông Vinh chia sẻ cách ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực hiệu quả
Viên uống thảo dược Ninh Tâm Vương được bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Nhấp vào đây để xem danh sách +5000 nhà thuốc bán Ninh Tâm Vương.
Tìm hiểu chi tiết về Ninh Tâm Vương trong bài viết: TPCN Ninh Tâm Vương: Cách dùng & mọi điều cần biết khi sử dụng
Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim
Các biện pháp không dùng thuốc giúp cải thiện bệnh nhịp xoang nhanh
- Nghiệm pháp Valsava: Bạn có thể thực hiện nghiệm pháp này bằng cách tắm nước lạnh dưới vòi hoa sen hoặc hoặc đắp khăn lạnh vào sau gáy. Nước lạnh giúp làm chậm nhịp tim, đặc biệt là khi bạn đang bị stress.
- Giảm căng thẳng, lo lắng, giải tỏa tâm trạng: Bạn hãy giữ cho mình một tinh thần thư thái, gác tất cả lo âu, muộn phiền sang một bên và dành thời gian thư giãn, tập thể thao… Các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, yoga hoặc thái cực dưỡng sinh, tập hít vào thật sâu – thở ra từ từ sẽ giúp bạn ổn định tâm trạng và từ đó giảm dần nhịp tim.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế cà phê, rượu bia, chất kích thích: Cà phê, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác thường gây nhịp tim nhanh, vì vậy, với người bệnh có nhịp xoang nhanh cần loại bỏ những chất kích thích này.
- Kiểm soát tốt tình trạng rối loạn của cơ thể: Những người đang sốt, đau cần hạ sốt, giảm đau, bù nước, truyền dịch nếu mất nước. Những người bệnh cường giáp, hội chứng cường Aldosteron cần điều trị tốt bệnh lý chính
- Tập thể dục vừa sức: Đa số người bệnh nhịp nhanh xoang đều có thể tập thể dục. Điều quan trọng là chọn những bài tập nhẹ, vừa sức của mình, sau đó mới tăng dần cường độ để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của tim.
Mọi vấn đề còn thắc mắc về tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia để được giải đáp nhanh nhất.
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com