Tim đập nhanh sau khi ăn: nguyên nhân và cách làm giảm nhịp tim dễ dàng

391 Lượt xem

5/5 - (1 bình chọn)

Nhịp tim tăng nhẹ sau bữa ăn là bình thường nhưng nếu tim đập nhanh, mạnh sau khi ăn diễn ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim nhanh. Cùng tìm hiểu về 7 nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và các cách giúp bạn ổn định nhịp tim.

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành dao động từ 60-100 nhịp/phút còn ở trẻ sơ sinh là khoảng 110 nhịp/phút. Khi tim đập nhanh trên 100, thậm chí một số người là trên 80 nhịp/phút kèm theo hồi hộp, trống ngực, mệt được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh.

Nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau khi ăn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim đập nhanh sau khi ăn ở mỗi người sẽ khác nhau, nhưng phổ biến nhất phải kể đến những lý do dưới đây:

Đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp

Một số người sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt, lượng đường huyết trong máu tăng cao khiến tim đập nhanh. Ngược lại, đường huyết thấp cũng làm tim đập nhanh vì sau khi ăn nhiều, cơ thể kích thích sản xuất insulin khiến hạ đường huyết, đường huyết thấp sẽ kích thích giải phóng adrenalin – chất làm tăng nhịp tim.

Ăn quá nhiều, quá no

Khi bạn ăn quá nhiều thì tim phải đập mạnh để đảm bảo cung cấp máu cho tiêu hóa nên tim sẽ đập rất mạnh vào khoảng 25-40 phút hoặc cả một giờ sau bữa ăn lớn.

Ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau khi ăn
Ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau khi ăn

Ăn nhiều chất béo bão hoà

Bữa ăn nhiều đồ ăn nhanh, pizza, mỳ ăn liền, mỳ ý… chứa nhiều natri và chất béo bão hòa. Mà bạn lại uống ít nước thì máu sẽ đặc hơn, khiến tim phải đập nhiều hơn để đưa máu đi được tới các cơ quan.

Do chất kích thích

Các bác sỹ cho rằng, tim đập nhanh, đánh trống ngực sau khi ăn có thể là do bạn nhạy cảm với chất kích thích như caffein có trong: cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực, sôcôla hoặc uống nhiều rượu, bia trước khi ăn cũng làm nhịp tim tăng.

Do thuốc và 1 số dược liệu

Thuốc điều trị hen phế quản, cảm cúm có thể làm tim đập nhanh hơn không chỉ là sau khi ăn mà cả khi nghỉ ngơi hay vận động. Một số dược liệu có trong siro trị ho hen, cảm lạnh như Ma Hoàng cũng làm tăng nhịp tim; Cây Sơn Tra, Nữ lang, nhân sâm cũng gây tác dụng như vậy.

Thay đổi nội tiết

Đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh đều làm thay đổi nồng độ hormon và những thay đổi này có thể tác động đến nhịp tim.

Do bệnh tim mạch và bệnh lý khác

Bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu), thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch hay bệnh lý ngoài tim như cường giáp basedow, thiếu máu, hạ kali máu, trào ngược dạ dày thực quản… có thể làm rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

Một số bệnh lý khiến nhịp tim tăng cả khi ăn uống và nghỉ ngơi
Một số bệnh lý khiến nhịp tim tăng cả khi ăn uống và nghỉ ngơi

Nếu tim đập nhanh không chỉ sau khi ăn mà ngay cả khi nghỉ ngơi thì bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa tim mạch. Mặc dù đa phần những người bị nhịp tim nhanh  sau ăn là lành tính nhưng vẫn phải cảnh giác, nhất là khi kèm theo triệu chứng khó thở, đổ nhiều mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, đau tức ngực, mất ngủ..

Sử dụng sớm  TPCN Ninh Tâm Vương  giúp ổn định nhịp tim, làm giảm triệu chứng trống ngực, khó thở… do rối loạn nhịp tim. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.

Cách ổn định nhịp tim sau khi ăn hiệu quả

Nhịp tim tăng sau khi ăn khiến người bệnh lo lắng, không thoải mái nhất là khi tái diễn nhiều lần. Vì vậy, hãy thử áp dụng các biện pháp dưới đây để ổn định nhịp tim.

Hạn chế yếu tố làm tim đập nhanh và thay đổi lối sống

  • Đối với những bị nhịp tim nhanh do ăn quá no thì nên ăn nhiều bữa nhỏ để tránh được áp lực lên dây thần kinh phế vị (dây thần kinh điều khiển nhịp tim)
  • Nói với bác sỹ nếu nhận thấy các thuốc bạn đang dùng làm tăng nhịp tim để được đổi sang thuốc phù hợp.
  • Ghi lại những thực phẩm mà bạn cho rằng sau khi ăn khiến tim bạn đập nhanh hơn và tránh sử dụng trong các bữa ăn tiếp theo.
  • Hay căng thẳng cũng làm tim đập loạn nhịp, vì vậy bạn hãy sắp xếp lại cuộc sống, cân bằng giữa làm việc với nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền và học cách hít sâu thở chậm để ổn định nhịp tim.
  • Thay vì ăn nhiều đồ ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ thì bạn hãy ăn nhiều rau củ, hoa quả.
  • Điều trị tích cực các bệnh khiến tim đập nhanh

Sử dụng thuốc, can thiệp

Nếu nhịp tim nhanh  kèm theo đánh trống ngực xảy ra dồn dập thường xuyên, bác sỹ có thể cho bạn sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm hoặc chẹn kênh canxi. Đây là thuốc chống rối loạn nhịp tim cho tác dụng nhanh chóng nhưng đôi khi lại là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn nhịp nặng hơn. Vì vậy, khi sử dụng các thuốc này, bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, không được tự ý tăng , giảm liều hay bỏ thuốc giữa chừng. Trường hợp xấu nhất, khi mà dùng thuốc vẫn không cải thiện nhiều thì bạn có thể sẽ cần đốt điện tim, thậm chí là đặt máy khử rung tim ICD.

Sử dụng thảo dược Khổ Sâm để giảm nhịp tim

Trước kia Khổ sâm được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, mụn nhọt… nhưng với sự phát triển của Y học hiện đại, đã chứng minh hoạt chất Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpine có trong Khổ Sâm rất hiệu quả để làm giảm và ổn định nhịp tim nhờ khả năng làm ổn định các xung điện dẫn truyền trong tim, kéo dài thời gian co bóp trong 1 chu kỳ tim đập nên làm giảm nhịp tim lâu dài, đồng thời giảm mệt mỏi, sự khó chịu do tim đập nhanh gây ra. Để tăng hiệu quả ổn định nhịp tim, hiện nay Khổ Sâm đã được kết hợp với nhiều thảo dược tốt cho tim khác như Đan Sâm, Hoàng Đằng trong các sản phẩm hỗ trợ. Sự kết hợp này không chỉ giúp người bệnh rối loạn nhịp tim giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả hơn mà còn giúp giảm triệu chứng mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực nhanh chóng. Dưới đây là chia sẻ của những người bệnh tim đập nhanh đã áp dụng giải pháp này và ổn định nhịp tim thành công. Bạn có thể tham khảo thêm:

Chia sẻ cách giảm nhịp tim hiệu quả từ thảo dược

Có rất nhiều lý do khiến tim đập nhanh sau khi ăn nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp kể trên để làm giảm nhịp tim lâu dài, giải tỏa được sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi do chứng bệnh này gây ra.

Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim

Thanh Hoa

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim