Sự bất thường trong hoạt động của hệ thống điện tim diễn ra tại phần phía trên của tâm thất, làm nhịp tim tăng hơn 100 nhip/phút khi nghỉ ngơi được gọi chứng là rối loạn nhịp tim nhanh trên thất (Supraventricular Tachycardia). Đây là một rối loạn nhịp khá phổ biến, ít nguy hiểm hơn nhịp tim nhanh tại tâm thất, nhưng cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Phân loại nhịp tim nhanh trên thất?
Sự phát nhịp của tim được bắt đầu từ nút xoang, sau đó lan truyền xuống nút nhĩ thất – có nhiệm vụ đồng bộ hoạt động co bóp của cả tâm nhĩ và tâm thất. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm hoạt động dẫn truyền này bị rối loạn, sẽ gây ra nhịp tim nhanh . Dựa vào khu vực phát nhịp bất thường, nhịp tim nhanh trên thất được chia thành các dạng chính:
– Rung nhĩ: là dạng phổ biến nhất của nhịp nhanh trên thất.
– Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVNRT): Nguyên nhân là do trong các sợi cơ tim có một đường dẫn điện phụ bẩm sinh, gây ngắn mạch điện tim.
– Nhịp nhanh hỗ tương nhĩ thất (hay nhịp nhanh vào lại nhĩ thất AVRT) bao gồm cả hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW): Nút AV là cơ quan duy nhất thực hiện xung điện giữa các buồng tim trên và dưới đập đồng bộ. Nhưng khi bị nhịp nhanh hỗ tương nhĩ thất, sau khi đi qua nút AV chúng sẽ truyền trở lại tâm nhĩ do một con đường điện phụ nằm ngoài nút nhĩ thất.
– Nhịp nhanh nhĩ: Là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh do tăng cường các tín hiệu điện đến các buồng trên của tim.
– Nhịp xoang nhanh: nhịp nhanh bắt nguồn từ nút xoang khiến tim đập hơn 100 nhịp/phút.
Vị trí và hệ thống dẫn truyền điện trong tim
Nguyên nhân gây ra nhịp nhanh trên thất là gì?
Hai dạng phổ biến của nhịp tim nhanh trên thất là: Tim nhanh vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh hỗ tương nhĩ thất thường là do bất thường của đường dẫn điện trung tâm, thường xảy ra ở người không có bệnh tim mạch.
Một số yếu tố nguy cơ gây nhịp tim nhanh trên thất:
– Dùng quá liều thuốc tim digoxin (Lanoxin) và thuốc giãn phế quản Theophylline.
– Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, bệnh suy tim, viêm phổi, rối loạn trao đổi chất.
– Đã từng bị phẫu thuật buồng tim trên (tâm nhĩ), bệnh nhân khuyết tật tim bẩm sinh.
– Stress, căng thẳng kéo dài
– Sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
Các triệu chứng của nhịp tim nhanh trên thất là gì?
Các triệu chứng của nhịp tim nhanh trên thất có thể chỉ diễn ra vài giây, vài phút thậm chí là vài giờ. Chúng bao gồm:
– Đánh trống ngực, tim đập mạnh, thậm chí, người bệnh khi soi gương có thể thấy nhịp đập của tim rung lên ở cổ hoặc các vị trí có mạch máu lớn gần với da.
– Khó chịu ở ngực, khó thở, đầu óc quay cuồng, chóng mặt.
– Toát mồ hôi lạnh, đau thắt ngực hoặc đau ở cổ họng, cơ thể mệt mỏi cùng cực.
– Đi tiểu thường xuyên
Bạn thường xuyên xuất hiện các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở… Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Ninh Tâm Vương để giúp ổn định nhịp tim, làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Nhịp nhanh trên thất: Khi nào cần điều trị?
Người bệnh mắc nhịp nhanh trên thất có thể không cần điều trị, trừ khi họ gặp phải những trường hợp sau đây:
– Xuất hiện các triệu chứng bất thường như chóng mặt, đau ngực, ngất xỉu, kết hợp với cơn nhịp tim nhanh.
– Các cơn nhịp nhanh trên thất xuất hiện thường xuyên và không theo một quy luật nào.
– Xuất hiện các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim.
Điều trị cấp tính
Khi cơn nhịp nhanh trên thất xuất hiện, người bệnh có thể thử nghiệm pháp Valsava. Đó là hít sâu, bịt mũi lại, nhắm mắt lại và cố gắng thở ra hoặc ngâm mặt vào nước lạnh hoặc ho mạnh… Các biện pháp này giúp kích thích dây thần kinh phế vị, làm chậm dẫn truyền xung điện tim, giúp nhịp tim chậm lại.
Khi Valsava không có kết quả, người bệnh có thể dùng thuốc theo đơn của bác sỹ hoặc đi cấp cứu. Bác sỹ sẽ dùng sốc điện trong trường hợp nhịp nhanh trên thất quá nặng.
Điều trị dài hạn
Thuốc là lựa chọn đầu tiên trong điều trị nhịp nhanh trên thất. Nếu bạn có những triệu chứng nghiêm trọng như đau tức ngực, khó thở hoặc cảm thấy mệt mỏi, người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc chống loạn nhịp, như: Adenosine, các thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi.
Ổn định nhịp tim tự nhiên, bền vững bằng thảo dược
Mục tiêu điều trị nhịp tim nhanh trên thất là thiết lập lại cân bằng cho hệ thống dẫn truyền điện trong tim, từ đó giúp ổn định nhịp tim tự nhiên và bền vững. Nhưng các thuốc điều trị khó mang lại hiệu quả này, bởi một số trường hợp thuốc đôi khi lại khiến tim đập nhanh hơn hoặc hạ nhịp quá mức. Mặt khác, những thay đổi về tâm lý, cảm xúc của bạn cũng có thể kích hoạt một cơn nhịp nhanh dù trước đó đã được điều trị ổn định.
Chính vì vậy kết quả nghiên cứu về Khổ sâm của trường Đại học Cáp Nhĩ tân, Trung Quốc sau khi được công bố đã mở ra một hướng điều trị mới, hy vọng trong tương lai gần có thể kiểm soát hoàn toàn rối loạn nhịp tim nhanh. Có lợi ích này vì Khổ sâm mang lại tác dụng ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ổn định điện thế trong tim, nhờ đó làm giảm mức độ và tần suất của cơn loạn nhịp. Cơ chế này tương tự nhóm thuốc chẹn beta nhưng không gây tác dụng phụ là co thắt phế quản.
Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một người bị nhịp nhanh thất ngắn sử dụng sản phẩm hỗ trợ là TPCN Ninh Tâm Vương có chứa Khổ sâm cho hiệu quả tốt:
Chia sẻ cách đối phó với tình trạng nhịp nhanh thất của ông Nam (TPHCM)
Có nên đốt điện tim để điều trị nhịp tim nhanh trên thất?
Đốt điện tim là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim nhanh được sử dụng phổ biến, mang lại hiệu quả cao và nguy cơ biến chứng thấp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được chỉ định khi các bác sỹ nhận thấy khả năng điều trị bằng thuốc không mấy khả quan cho người bệnh tim nhanh vào lại nút nhĩ thất, Wolff-Parkinson-White (WPW) và rung nhĩ.
Mắc nhịp nhanh trên thất có nên hoạt động tình dục?
Có nên hoạt động tình dục hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn. Nếu bạn mắc nhịp tim nhanh trên thất mà vẫn có thể đi bộ nhanh được bình thường thì các hoạt động tình dục là an toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sỹ điều trị tim mạch về việc này. Chia sẻ với vợ hoặc bạn gái về vấn đề bạn đang gặp phải để nhận được sự thông cảm, sẻ chia.
Người bệnh bị nhịp nhanh trên thất có nên lái xe?
Người bệnh hoàn toàn có thể lái xe bình thường nếu các triệu chứng nhịp nhanh trên thất không quá nặng, không bị ngất xỉu đột ngột. Nếu bệnh nhân vừa ghép máy tạo nhịp tim thì không được lái xe tối thiểu trong vòng một tuần kể từ ngày phẫu thuật. Hạn chế sử dụng các thiết bị từ tính, đi qua các cổng từ trong siêu thị, cửa hàng nếu đang sử dụng máy tạo nhịp tim được ghép trong cơ thể.
Xem thêm: Nhịp tim nhanh cần điều trị như thế nào?
Linh Hương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com