Trẻ bị ngất có phải do bệnh tim?

528 Lượt xem

Ngất là trạng thái cơ thể mất ý thức đột ngột, thoáng qua làm trẻ bất tỉnh, với các biểu hiện như da nhợt nhạt, ngạt thở hoặc thở chậm, tim đập rất khẽ. Cơ chế tác động của ngất liên quan đến tình trạng thiếu oxy lan tỏa lên não tạm thời.

Ngất ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là lành tính do cơ địa của trẻ hoặc yếu tố gia đình. Nhưng ngất nếu liên quan đến các bệnh lý tim mạch thì rất nguy hiểm và trẻ cần được tiến hành điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Các nguyên nhân gây ngất thường gặp ở trẻ em là gì?

Trẻ bị ngất có thể do các nguyên nhân dưới đây:

–  Ngất do thần kinh phế vị (Vasovagal): Đây là nguyên nhân ngất phổ biến nhất ở trẻ em, còn được gọi là những phản xạ tự nhiên của người có thần kinh yếu như thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc tư thế. Kết quả làm cho trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình trước khi ngất như choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, thay đổi thị giác, xanh xao và toát mồ hôi. Cuối cùng, phản xạ quá mức của hệ mạch máu và nhịp tim gây ngất (mất ý thức ngắn) do sự giảm đột ngột của huyết áp, nhịp tim và máu lên não.

–  Ngất do nín thở: Phổ biến ở trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi. Nguyên nhân thường do sự tác động của các trạng thái tình cảm như đau, giận dữ, sợ hãi quá mức làm trẻ tím tái, xanh xao. Ngất do nín thở thường là lành tính, thường tự hết cho đến khi trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, đứa trẻ có thể sẽ bị ngất do thần kinh phế vị khi lớn hơn.

–  Ngất do hạ huyết áp tư thế: Khi trẻ bị tụt huyết áp (nhiều hơn 20/10 mmHg) do thay đổi tư thế như đang ngồi thì đứng dậy đột ngột. Trẻ có thể thấy chóng mặt và choáng váng do giảm thể tích máu lên não. Thiếu máu, giảm thể tích máu hoặc một số loại thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng này.

–  Ngất do tiếp xúc với hóa chất độc hại: Trẻ sử dụng các thuốc an thần (phenobarbital, chlorpromazine, fluphenazine…), thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline, imipramine…), hoặc các chất kích thích như cồn, cần sa, cocaine, thuốc phiện… có thể gây nên hiện tượng ngất do giảm cung lượng tim hoặc não bộ không đáp ứng kịp thời với tác dụng của các chất kích thích. Ngất do nguyên nhân này có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

NTV24 2 09

Trẻ bị ngất có thể do bệnh tim hoặc các nguyên nhân khác

Cho dù trẻ ngất trong trường hợp nào, bố mẹ của trẻ phải quan sát theo dõi và thông báo ngay cho bác sỹ để giúp họ sàng lọc chẩn đoán đúng nguyên nhân từ đó điều trị mới đạt hiệu quả cao.

TPCN Ninh Tâm Vương – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, choáng ngất và phòng ngừa biến chứng do rối loạn nhịp tim nhanh. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0966.491.285 (Trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin

Trẻ bị ngất do bệnh tim mạch có nguy hiểm không?

Tuy không thể khẳng định chắc chắn ngất ở trẻ là do bệnh tim mạch. Nhưng nếu điều này đúng thì đây thực sự là một thách thức với các bác sỹ do khó điều trị và ngất có thể trở nên nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Các bệnh tim mạch có thể làm phát sinh ngất ở trẻ bao gồm:

–  Rối loạn nhịp tim: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất trong trường hợp ngất do bệnh tim mạch. Trẻ có thể bị rối loạn nhịp do di truyền hoặc do bất thường cấu trúc tim. Rối loạn nhịp tim làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tuần hoàn, làm giảm cung lượng tim và lưu lượng máu đến nuôi não. Các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp gây ngất ở trẻ có thể bao gồm: nhịp tim nhanh trên thất, rung thất, nhịp tim chậm, hội chứng QT dài, hội chứng QT ngắn bẩm sinh.

–  Hẹp van động mạch chủ: Gây tắc nghẽn từ nhẹ đến nghiêm trọng dòng chảy của thất trái vào lòng động mạch. Phần lớn cho thấy trẻ bị hẹp van động mạch chủ thường không có triệu chứng tuy nhiên khả năng đột tử lại rất cao.

–  Bệnh lý cơ tim (viêm cơ tim, cơ tim phì đại, cơ tim giãn): Đều gây ảnh hưởng làm giảm co bóp của cơ tim, gây thiếu máu cục bộ khi gắng sức hoặc làm rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy của tim.

–  Tăng huyết áp động mạch phổi: Trẻ bị tăng áp lực động mạch phổi có thể là tự phát hoặc liên quan đến một khuyết tật tim bẩm sinh. Hầu hết trẻ đều khó thở khi gắng sức, tuy nhiên ngất thường chỉ xảy ra khi tăng áp động mạch phổi nặng hơn và suy giảm chức năng tim phải.

Các dấu hiệu nhận biết và xử trí với cơn ngất ở trẻ

Cho dù trẻ bị ngất do nguyên nhân nào thì các dấu hiệu ban đầu có thể xuất hiện như choáng váng, tối sầm mặt mày, ù tai, nôn, buồn nôn, da mặt xanh xao, nhợt nhạt, toát mồ hôi tay chân… diễn ra rất nhanh chóng không quá 30 giây. Tuy nhiên, nếu trẻ có các bệnh lý như rung nhĩ, rung thất… thường sẽ không trải qua các dấu hiệu kể trên mà cơn ngất đến đột ngột, có thể gây các chấn thương do trẻ té ngã.

Trẻ bị mất ý thức dài hay ngắn, có nhận biết được môi trường xung quanh hay hôn mê sẽ phụ thuộc vào cơ địa của trẻ và nguyên nhân gây ngất. Tuy nhiên thông thường để phục hồi chỉ mất từ vài chục giây đến vài phút.

NTV24 2 10

Thực hiện sơ cứu khi con bị ngất đúng cách giúp trẻ nhanh chóng hồi phục

Khi trẻ bị ngất, đừng cố gắng bế sốc trẻ lên mà hãy đặt trẻ nằm yên, kê cao chân bằng gối hoặc quần áo để máu nhanh chóng lưu thông lên não. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, cấp cứu cho con đúng cách và gọi 115 để được hỗ trợ.

Khi con của bạn xuất hiện một cơn ngất, hãy quan sát và ghi lại các dấu hiệu của trẻ cũng như cung cấp cho các bác sỹ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh của con hay gia đình. Việc này có thể giúp các bác sỹ sàng lọc, loại trừ nguyên nhân từ đó chẩn đoán được chính xác bệnh tình của con để có hướng xử lý phù hợp.

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim