Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua triệu chứng tim đập nhanh tại một thời điểm nào đó ở trong đời. Thật may mắn rằng không phải tất cả các trường hợp tim đập nhanh đều nguy hiểm và có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tim. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện được các nguyên nhân tim đập nhanh thường gặp và biết cách làm giảm nhịp tim hiệu quả.
Triệu chứng tim đập nhanh và dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng tim đập nhanh được mô tả là cảm giác tim đập nhanh bất thường giống như có một sự rung lên hay một cỗ xe đang chạy đua ở trong lồng ngực của bạn. Nó có thể xuất hiện cùng với một số biểu hiện khác như hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, choáng váng, khó thở, mệt mỏi…
Để chắc chắn rằng tim của bạn đang đập nhanh hơn mức bình thường, bạn hãy thử đo nhịp tim bằng cách sử dụng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa, ấn nhẹ vào động mạch ở cổ tay sau đó đếm số lần mạch đập trong 30 giây và nhân với 2. Nếu bạn đo được nhịp tim trên 100 nhịp/ phút lúc nghỉ ngơi được coi là nhịp tim nhanh. Nhưng nếu bạn trên 60 tuổi, thì nhịp tim khi nghỉ cao hơn 80 nhịp/ phút đã được xem là nhịp tim nhanh.
Xác định nhịp tim nhanh bằng cách đếm số lần mạch đập ở cổ tay
Tim đập nhanh là triệu chứng của bệnh gì?
Triệu chứng tim đập nhanh có thể chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trước các tác nhân gây kích thích như căng thẳng, lo âu, caffein, ma túy, thuốc lá, rượu, sốt cao, mang thai, sử dụng thuốc cảm cúm, thuốc hen phế quản… Trong những trường hợp này, biểu hiện tim đập nhanh thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, không đáng lo ngại và không cần phải điều trị.
Nhưng khi triệu chứng tim đập nhanh xuất hiện thường xuyên hơn hoặc kèm theo nhiều biểu hiện làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì nó có thể là tình trạng nhịp tim nhanh bệnh lý. Trong đó, bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tim đập nhanh. Các vấn đề tim mạch thường gặp là bệnh rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp xoang nhanh, rung nhĩ, nhịp nhanh thất…), hoặc bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim, suy tim…
Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra biểu hiện tim đập nhanh như bệnh rối loạn thần kinh tim, bệnh tiểu đường, cường giáp…
Tình trạng tim đập nhanh do bệnh lý cần được điều trị sớm, bởi nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như ngừng tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Cách làm giảm triệu chứng tim đập nhanh
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tim đập nhanh mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:
– Thuốc điều trị: Nếu rối loạn nhịp tim nhanh gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc làm giảm tim đập nhanh như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi,. Trong trường hợp những loại thuốc này không hiệu quả, các nhóm thuốc chống loạn nhịp mạnh hơn có thể được sử dụng như nhóm thuốc tác động trên kênh natri và kali. Tuy nhiên, các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi khi sử dụng lâu dài, và đôi khi lại chính là nguyên nhân gây loạn nhịp.
– Dùng thảo dược để ổn định nhịp tim bền vững: Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích mà phương pháp điều trị tây y mang lại cho người bệnh rối loạn nhịp tim, nhưng Đông y cũng có góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát nhịp tim, hạn chế những tác dụng bất lợi hay điểm yếu của Tây y. Điển hình nhất là khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, thảo dược Khổ sâm được nghiên cứu sử dụng điều trị rối loạn nhịp tim nhờ cơ chế tác động lên hệ thần kinh tim, ổn định hoạt động điện tim, giảm tính kích thích cơ tim và ức chế tiết adrenalin tương tự như nhóm chẹn beta giao cảm. Tại Việt Nam, Khổ sâm được kết hợp với nhiều thảo dược quý như Đan sâm, Vàng đằng, cao Natto trong TPBVSK Ninh Tâm Vương. Đây là giải pháp hỗ trợ dành riêng cho người rối loạn nhịp tim, giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp. Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh tim đập nhanh về hiệu quả của sản phẩm này. Bạn có thể tham khảo thêm.
Ông Vinh chia sẻ cách giảm nhịp tim
– Đốt điện tim: Phương pháp này được áp dụng khi các thuốc điều trị không có nhiều hiệu quả. Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông nhỏ được luồn từ tĩnh mạch chân tới tim, sau đó dùng năng lượng sóng có tần số radio để triệu đốt các vùng mô tim được cho là nguyên nhân gây rối loạn nhịp.
– Cấy ghép máy khử rung tim: Với những rối loạn nhịp tim nhanh nghiêm trọng có nguy cơ cao gây ra biến chứng đe dọa tính mạng của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cấy ghép một thiết bị được gọi là máy khử rung tim, có khả năng tự động phát hiện các nhịp tim bất thường và phát ra xung điện để chấm dứt chúng.
– Thay đổi lối sống: Với những trường hợp tim đập nhanh không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống đơn giản để làm giảm tim đập nhanh đó là giảm stress, tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống khoa học.
– Bài tập thể dục giúp làm giảm tim đập nhanh
Tập hít sâu, thở chậm; thiền định; yoga là những bài tập hữu hiệu nhất để giúp thư giãn cơ thể, điều hòa hoạt động của hệ thống thần kinh tim và làm giảm tim đập nhanh hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể tập luyện những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội… 30 phút mỗi ngày, sẽ rất có lợi cho tim. Lưu ý tuyệt đối tránh các môn thể thao đòi hỏi gắng sức nhiều, vì chúng có thể kích hoạt các cơn nhịp nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Hít sâu, thở chậm; thiền định; yoga là những bài tập hiệu quả nhất giúp làm giảm tim đập nhanh
– Chế độ ăn uống giúp giảm triệu chứng tim đập nhanh
Các chất điện giải như kali, natri, canxi, magie đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì điện thế ổn định tại tim. Sự thiếu hụt của một trong các khoáng chất này là nguyên nhân gây tim đập nhanh. Bởi vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống phong phú với các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như bơ, chuối, khoai lang và rau bina là những nguồn cung cấp kali rất lớn. Để tăng lượng canxi, hãy ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm và các sản phẩm từ sữa. Bổ sung các loại hạt và cá vì chúng có chứa nhiều magie và các chất chống oxy hóa rất có lợi cho hệ tim mạch.
Đặc biệt trong chế độ ăn cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh cần loại bỏ các chất kích thích, vì chúng là tác nhân làm kích hoạt và trầm trọng hơn chứng tim đập nhanh. Chúng bao gồm: các thức uống có chứa caffein, thuốc lá, cần sa, rượu, trà đặc…
Xem thêm: Tim đập nhanh nên ăn gì để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp?
Một số loại thực phẩm nhất định cũng có thể khiến bạn bị dị ứng và làm tim đập nhanh, vì vậy hãy luôn lưu ý và ghi lại danh sách tất cả những thực phẩm này để hạn chế tối đa sự xuất hiện của triệu chứng tim đập nhanh.
Chia sẻ kinh nghiệm trị tim đập nhanh của anh Phương (Hải Dương)
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
DS Thu Thảo
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com