Vì sao nhịp tim nhanh ngay cả khi nghỉ ngơi?

11 Lượt xem

Ai cũng biết rằng, trái tim được coi là linh hồn của sự sống. Khi trái tim khỏe mạnh, co bóp không ngừng nghỉ theo nhịp đập ổn định và đều đặn của nó, thì có nghĩa là mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta có đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động. Bởi thế, không ai tránh khỏi lo lắng nếu bỗng nhiên cảm nhận nhịp tim nhanh bất thường. Nếu như bạn đang rơi vào tình trạng này, hãy bình tĩnh xem xét các yếu tố sau đây để biết được bạn có bị nhịp tim nhanh hay không, và nên làm gì để điều chỉnh lại nhịp tim của mình.

Nhịp tim thế nào được gọi là nhịp tim nhanh?

Nhịp tim khi nghỉ là số lần tim đập trong một phút khi cơ thể chúng ta ở trạng thái nghỉ ngơi (trạng thái bình tĩnh, thư giãn). Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nhịp tim ở người bình thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp mỗi phút. Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi vượt quá 100 nhịp/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh, đôi khi nó ít nguy hại, nhưng cũng có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm. Đặc biệt nếu kèm theo dấu hiệu như chóng mặt, khó thở, ngất xỉu hoặc đau ngực, thì bạn cần đi khám ngay tại chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi bạn có thể gặp phải.

Stress là nguyên nhân làm tim đập nhanh khi nghỉ

Căng thẳng (stress) có thể gây ra nhiều bệnh lý và rối loạn trong cơ thể, bao gồm cả tăng nhịp tim nghỉ. Các trạng thái cảm xúc khác nhau, từ lo lắng, sợ hãi, giận dữ, đau khổ, buồn bã, hay hạnh phúc đều khiến cơ thể tăng tiết các hormone như adrenaline và cortisol. Đây là những hormone có tác động làm tăng nhịp tim, co mạch, giữ nước nên đồng thời gây tăng huyết áp. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, bạn sẽ bị nhịp tim nhanh khi nghỉ.

00119

Stress có thể là nguyên nhân gây nhịp tim nhanh khi nghỉ

Để hạn chế stress, bạn nên cố gắng điều tiết cảm xúc, hạn chế căng thẳng, dành thời gian thư giãn mỗi ngày kết hợp với chế độ tập luyện vừa sức và ngủ đủ giấc.

   Xem thêm:

   Giải pháp hỗ trợ điều trị giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của rối loạn nhịp tim nhanh
Vài trò của Khổ sâm trong điều trị rối loạn nhịp tim

Nhịp tim nhanh do chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc

Đôi khi những đồ ăn thức uống hàng ngày của bạn có thể lại là thủ phạm gây tình trạng nhịp tim nhanh khi nghỉ. Một số gia vị cay, nóng dùng trong quá trình chế biến đồ ăn như ớt, gừng, tỏi, quế cũng có thể làm tăng thân nhiệt và tăng nhịp tim. Nếu có dấu hiệu tăng nhịp tim khi dùng các loại thực phẩm này, bạn nên ngưng sử dụng chúng và tiếp tục theo dõi, nếu nhịp tim tiếp tục tăng cao, bạn nên sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt. Thêm vào đó, việc uống quá nhiều café, rượu bia và hút thuốc lá, chocolate, coca hay những người dùng chất kích thích, thuốc lắc, ma túy cũng có thể bị rối loạn nhịp tim nhanh lúc nghỉ ngơi.

Một số thuốc thông dụng có thể gây rối loạn nhịp tim như thuốc cảm cúm chứa pseudoephedrine, tiêu hóa cisapride (Propulsid),thuốc kháng histamin thế hệ 2: astemizol (Hismanal) và terfenadine (Seldane). Các thuốc điều trị chuyên khoa tim mạch có thể gây rối loạn nhịp tim, thậm chí thuốc chống rối loạn nhịp tim cũng có thể gây loạn nhịp timnhư: chẹn beta giao cảm propanolol (Inderal, Inderide), metoprolol (Lopressor, Toprol-XL), và esmolol (Brevibloc), thuốc khác như quinidine, propafenone (Rythmol) hoặc flecainide (Tambocor), digoxin (Lanoxin),amiodarone (Cordarone). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh đường hô hấp chứa theophylline, aminophylline… cũng là thủ phạm làm tăng nặng thêm tình trạng bệnh ở người mắc rối loạn nhịp tim.

00119 2

Thuốc là nguyên nhân phổ biến gây tăng nhịp tim

Trong trường hợp bạn đang điều trị bằng thuốc mà xuất hiện nhịp tim nhanh khi nghỉ, bạn nên sớm sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ điều trị để tránh xảy ra chứng loạn nhịp tim nặng, đe dọa tính mạng.

Nhịp tim nhanh là đáp ứng tự nhiên của cơ thể

Nhịp tim khi nghỉ ngơi cao có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể với điều kiện sinh lý thay đổi hoặc bệnh tật như mất nước, sốt, nhiễm khuẩn, cảm lạnh, cúm hay sử dụng một số loại thuốc, gồm thuốc trị ngạt mũi, thuốc cảm cúm, thuốc hen suyễn,… Trong trường hợp này, bạn cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của mình, nên bổ sung nhiều nước, nếu kèm theo sốt cao và dai dẳng, phải lập tức đến bệnh viện để có được điều trị. Khi bạn nghi ngờ các thuốc đang dùng có thể gây nhịp tim nhanh, bạn nên dừng thuốc và hỏi ý kiến dược sỹ hoặc bác sỹ để được tư vấn.

• Để biết thêm thông tin về giải pháp hỗ trợ điều trị nhịp tim nhanh, hãy gọi về số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn.

Nhịp tim nhanh là biểu hiện của nguy cơ bệnh tim mạch

Nhịp tim nhanh khi nghỉ có thể là hậu quả của sự bất thường chức năng tim như sự tăng tốc độ dẫn truyền xung điện trong tim, sự phát thêm các xung điện từ nơi khác trong tim mà không phải nút xoang. Nguyên nhân gây rối loạn dẫn truyền chủ yếu do tổn thương tim gây ra bởi các bệnh tim mạch như bệnh cơn đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, khuyết tật tim bẩm sinh. Các triệu chứng người bệnh gặp phải bao gồm tim bỏ nhịp, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở và đau ngực, thậm chí choáng ngất. Loạn nhịp tim đôi khi là lành tính, nhưng nó cũng có thể đe dọa tính mạng nếu gặp phải cơn loạn nhịp nhanh đe dọa tính mạng.

Đôi khi, nhịp tim nhanh khi nghỉ không phải do bệnh lý tim mạch, nhưng tình trạng nhịp nhanh sẽ làm tăng nguy cơ này. Điển hình như thồn tin: nhịp tim khi nghỉ tăng trên 80 nhịp/phút sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đây là kết quả của một nghiên cứu được đăng tải vào tháng 12 năm 2013 trên tạp chí “Mayo Clinic”. Các yếu tố nguy cơ khác như: hút thuốc lá, béo phì, cholesterol cao, thiếu vận động, tiểu đường, tiền sử gia đình… sẽ góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề tim mạch của bạn.

Vì vậy, bạn hãy thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá, giảm cân an toàn và tập luyện thể thao thường xuyên để giảm nhịp tim và giảm các nhóm yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch. Đồng thời, hãy nhớ đi khám nếu tim đập nhanh thường xuyên cùng các biểu hiện kể trên.

Nhịp tim nhanh do bệnh lý toàn thân

Bạn có thể gặp nhịp tim nhanh khi nghỉ nếu đang mắc các bệnh lý ngoài tim như thiếu máu, cường giáp,… Cường giáp làm tăng tốc độ chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể, vì vậy tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu cho các cơ quan. Còn bệnh thiếu máu làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, do đó phải tăng nhịp tim để đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể. Vì thế, nếu đi khám vì tình trạng nhịp tim nhanh khi nghỉ, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin các bệnh lý hiện mắc, đặc biệt là thiếu máu và cường giáp để bác sỹ có thể điều trị triệt để nguyên nhân gây nhịp nhanh.

17 7.0052

Tim đập nhanh khi nghỉ có thể do bệnh lý tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân gây nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi, trong đó có cả nguyên nhân mà chúng ta hoàn toàn có thể tác động vào bằng cách duy trì chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên. Đối với các nguyên nhân bạn không thể thay đổi được, hãy nói chuyện với bác sỹ về bệnh lý hoặc các loại thuốc đang sử dụng để họ có thể đưa nhịp tim của bạn trở về bình thường.

Ds Lê Giang

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim