Chế độ ăn giúp tăng sức đề kháng để phòng chống virus corona hiệu quả

584 Lượt xem

Thức ăn sẽ giúp bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất, từ đó góp phần nâng cao sức đề kháng để ngăn chặn sự tấn công của virus corona. Đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim… càng cần phải chú trọng đến chế độ ăn uống.

Ngoài việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì chế độ dinh dưỡng gián tiếp giúp bạn phòng tránh được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, trong đó có virus corona. Bởi vì chế độ ăn sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nếu có nhiễm bệnh thì khả năng hồi phục cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, không chỉ trong thời gian xảy ra dịch bệnh này mà ở thời điểm bình thường, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn thực sự khoa học để góp phần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, chống lại bệnh tật.

Nguyên tắc ăn uống để có sức khỏe tốt

Nguyên tắc đầu tiên là đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên không có một loại thức ăn nào hoàn hảo và cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể, vì vậy bạn cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, cân bằng các nhóm chất và thường xuyên thay đổi các món trong bữa ăn hàng ngày.

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì cách chế biến cũng rất quan trọng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng mà không bị phản tác dụng. Đó ăn chín, uống sôi, ưu tiên các món hấp, luộc, thay vì chiên xào, nhiều dầu mỡ. Đồng thời, không nên ăn thịt các loại động vật hoang dã, quý hiếm vì đó có thể là nguồn gây bệnh.

Bạn cũng nên thận trọng với các loại thực phẩm bổ sung được quảng cáo là tăng cường miễn dịch hay cung cấp tất cả các vitamin cho cơ thể. Tốt nhất nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ thức ăn.

Thực phẩm là nguồn cung cấp được nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể
Thực phẩm là nguồn cung cấp được nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

Chế độ ăn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Để đảm bảo đủ chất, trong bữa ăn hàng ngày bạn cần phân bổ đủ các loại thực phẩm, từ rau củ quả, tinh bột, chất đạm và chất béo.

Cung cấp tinh bột từ gạo nguyên cám: Gạo lứt được xát sơ vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài có chứa nhiều vitamin B1, chất xơ. Đồng thời, loại gạo này còn giúp bạn có đường huyết ổn định, không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn, từ đó hạn chế sản sinh ra gốc tự do, rác thải, tránh việc hệ miễn dịch phải hoạt động quá mức. Ngoài ra, gạo nếp, các loại đậu đỗ, yến mạch… cũng là nguồn cung cấp tinh bột cho bạn tương tự như gạo lứt. Tinh bột nên chiếm khoảng 40% khẩu phần ăn.

Chất đạm: Nên chọn cả đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ… với tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm động vật và thực vật, ưu tiên ăn đậu phụ và cá. Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò …) có nhiều sắt nên giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở những đối tượng có nguy cơ cao. Chất đạm nên chiếm khoảng 15% khẩu phần ăn.

Bạn nên cân đối giữa đạm thực vật và đạm động vật
Bạn nên cân đối giữa đạm thực vật và đạm động vật

Chất béo: Nên ăn cả chất béo động vật (mỡ lợn, mỡ gà,…) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc…) với tỷ lệ 50%-50% mỗi loại nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của hệ miễn dịch, cũng như quá trình hấp thu các vitamin như A,D,E. Mỗi người trưởng thành mỗi ngày trung bình nên ăn khoảng 5-6 thìa cà phê dầu, mỡ trong các món ăn. Bạn nên sử dụng mỡ động vật để chế biến món chiên rán, bởi mỡ động vật có nhiệt độ sôi cao hơn, từ đó hạn chế sinh ra các chất độc hại trong quá trình chế biến thức ăn. Còn dầu ăn bạn nên sử dụng cho món xào, salad hoặc hấp… Chất béo nên chiếm khoảng 15% trong khẩu phần ăn.

Cung cấp vitamin từ rau củ quả: Vitamin và khoáng chất tuy cơ thể chỉ cần 1 lượng nhỏ nhưng chúng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng và phòng chống bệnh nhiễm khuẩn. Bạn nên ăn trung bình 500g rau củ quả mỗi ngày để cung cấp đầy đủ lượng vitamin mà cơ thể cần.

Nếu muốn bổ sung các dạng siro, hay dạng cốm đa vitamin- khoáng chất khác cho trẻ em, hay viên đa vitamin – khoáng chất cho người lớn giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, không nên tự ý bổ sung để tránh bị quá liều.

Các thực phẩm nên ăn để làm tăng sức đề kháng

Gia vị tự nhiên

Các loại gia vị như hành, gừng, tỏi, sả, hồi, quế, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu… đều rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Bạn nên tăng cường sử dụng chúng để giúp sung kháng sinh tự nhiên. Ăn gừng tươi giúp bạn làm ấm cơ thể và giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh khi bị nhiễm khuẩn hô hấp, bạn có thể uống trà gừng hoặc ăn 1 lát gừng tươi sau khi thức dậy vào sáng sớm. Bên cạnh đó, tỏi cũng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, chống nhiễm trùng, tăng số lượng bạch cầu để chống lại mầm bệnh.

Các gia vị như hành, tỏi, gừng… chứa nhiều kháng sinh tự nhiên
Các gia vị như hành, tỏi, gừng… chứa nhiều kháng sinh tự nhiên

Trái cây giàu vitamin C

Hàm lượng lớn vitamin C trong trái cây như có múi như cam, quýt bưởi hay kiwi, dâu tây, xoài, ớt chuông… là chất giúp cơ thể chống lại bệnh cúm hiệu quả, chúng làm rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Bạn nên ăn cả quả sau khi gọt vỏ hoặc uống nước ép để góp phần cải thiện hệ miễn dịch trong mùa cúm.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm giúp cơ thể tạo ra bạch cầu, giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu kẽm là một cách giúp tăng cường sức đề kháng. Loại vi chất này có nhiều trong thịt bò, hàu, tôm cua, thịt gà, sữa chua, hạnh nhân, súp lơ, cải bó xôi, măng tây… bạn có thể sử dụng hàng ngày.

Thực phẩm giàu vitamin A và E

Đây là 2 loại vitamin có khả năng giúp cơ thể tăng sức đề kháng hiệu quả. Vitamin A và vitamin E có trong các thực phẩm màu đỏ như gấc, cà chua, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, cần tây, quả bơ… Không chỉ vậy, súp lơ, rau bó xôi, cải… còn có tác dụng chống viêm và giảm stress oxy hóa tế bào. Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như muối khoáng, sắt, và hàm lượng axit hữu cơ.

Chọn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan giúp chuyển hóa acid béo trong máu, hỗ trợ sự phát triển các tế bào miễn dịch. Các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bạn có thể sử dụng bao gồm cải bắp, củ cải đường, cà rốt, các loại trái cây như lê, táo xanh, nho, trái cây có múi, ngũ cốc nguyên hạt…

Sữa chua

Hoạt động của hệ miễn dịch diễn ra phần lớn trong ruột. Vì vậy, hệ tiêu hóa càng tốt thì sức đề kháng càng mạnh. Các vi khuẩn lên men trong sữa chua giúp cân bằng hệ tiêu hóa, để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tối đa, nhờ đó cải thiện khả năng miễn dịch và kháng bệnh.

Mật ong

Mật ong không chỉ giàu khoáng chất như canxi, magie, clo, photpho, canxi, sắt… mà còn có các vitamin nhóm B, C, cho nên góp phần quan trọng vào việc giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha chế mật ong với tinh bột nghệ, lá hẹ, quất, hoặc ngâm với  tỏi để dùng 1-2 thì cà phê mỗi buổi sáng hoặc trước khi ăn 30 phút để giúp cơ thể tránh khỏi những triệu chứng cảm ho, đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Mật ong ngâm tỏi là một vị thuốc giúp điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả
Mật ong ngâm tỏi là một vị thuốc giúp điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả

Nấm

Nấm rất giàu selen và vitamin B như B2 và B3, nó còn chứa axit béo không bão hòa và một lượng lớn chất có thể chuyển hóa thành vitamin D. Những khoáng chất và vitamin này là cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất.

Nước

Bạn nên uống đủ nước theo nhu cầu, nhưng tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, đã bao gồm canh hoặc thức ăn lỏng. Nước lọc là tốt nhất cho cơ thể, ngoài ra bạn có thể dùng nước cam, chanh, trà gừng, nước mật ong….

Bên cạnh 1 chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên nhỏ mắt, nhỏ mũi, vệ sinh đường hô hấp trên thông thoáng, sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, đeo khẩu trang đúng cách khi đi ra ngoài hoặc nơi công cộng và rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đi từ bên ngoài về… cũng là những cách giúp bạn hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm virus corona.

Lê Giang

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim