Rối loạn nhịp tim cần lưu ý những gì trong chế độ ăn?

68 Lượt xem

Khi bạn mắc chứng rối loạn nhịp tim, bên cạnh các thuốc điều trị của bác sĩ, thực hiện một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị. Đặc biệt một số loại thực phẩm có thể làm gia tăng rối loạn nhịp tim có thể bạn chưa biết. Một số lưu ý nhỏ trong bài viết sau sẽ cũng cấp cho bạn những thông tin hữu ích để xây dựng nên một chế độ ăn giúp ổn định nhịp tim hiệu quả.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Sử dụng một số thực phẩm hoặc đồ uống có chứa chất kích thích có thể làm chứng rối loạn nhịp tim của bạn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy hạn chế sử dụng chúng.

Cồn

Cồn có mặt trong rượu, bia có thể trực tiếp làm tổn thương tế bào cơ tim, đầu độc các tế bào thần kinh điều khiển nhịp tim. Kết quả là làm gia tăng các nhịp đập phụ, gây ra các rối loạn nhịp khác nhau bao gồm rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất. Sau một cơn say rượu, người bệnh có thể bị rung tâm nhĩ. Nguy cơ rối loạn nhịp tái phát sẽ giảm và tim có thể trở lại bình thường nếu bạn ngưng uống rượu.

Cafein

Cafein là chất gây rối loạn nhịp được nhắc đến nhiều nhất. Bạn có thể tìm thấy chất này trong cà phê, trà, sô cô la và một số loại nước ngọt có ga. Sau khi sử dụng cafein, những người có rối loạn nhịp tim ở bất kỳ thể bệnh nào cũng đều có xu hướng gia tăng tần suất rối loạn nhịp. Cafein kích thích vào hệ thống dẫn truyền thần kinh tim làm tăng nhịp tim, khiến cho các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, choáng váng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cafein trong cà phê có thể gây rối loạn nhịp tim
Cafein trong cà phê có thể gây rối loạn nhịp tim

Để ổn định nhịp tim và cải thiện các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, choáng váng… do rối loạn nhịp tim gây ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược như TPCN Ninh Tâm Vương. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Lựa chọn chất béo một cách thông minh

Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và biến chứng rối loạn nhịp. Do đó, thực hiện một chế độ ăn hạn chế chất béo là điều cần thiết với bất kỳ người bệnh rối loạn nhịp tim nào. Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, các loại sữa có hàm lượng chất béo cao như sữa nguyên kem, pho mát. Thay vào đó, hãy chọn phô mai, sữa, sữa chua đã tách béo, các thực phẩm giàu chất béo có lợi như omega 3 trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, dầu oliu…

Chế độ ăn DASH mang lại lợi ích gì cho người bệnh rối loạn nhịp tim?

DASH là một chế độ ăn thường được khuyến cáo áp dụng cho người bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao có thể gây ra các rối loạn nhịp tim nhanh bất thường. Do đó, áp dụng một chế độ ăn giúp ổn định huyết áp như DASH có thể giảm thiểu nguy cơ gặp các rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn này khuyến khích bạn gia tăng các loại trái cây, rau xanh, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt để giữ huyết áp ở mức ổn định. Điểm mấu chốt trong chế độ ăn này là bạn phải hạn chế lượng muối ăn từ 1,5g đến 2,3 g mỗi ngày bằng cách sử dụng các loại thảo mộc làm gia vị, chú ý đến hàm lượng muối trong các thực phẩm đóng hộp trước khi sử dụng, hạn chế dùng dưa muối, cà muối…

DASH – chế độ ăn cho người tăng huyết áp giúp làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim
DASH – chế độ ăn cho người tăng huyết áp giúp làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim

Giảm đường trong chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim

Khi bạn ăn quá nhiều đường, đặc biệt khi đói, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất enzym tuyến tụy và adrenalin – một chất hóa học gây co mạch và tăng nhịp tim, có thể gây ra các rối loạn nhịp. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn phải cắt bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn mà hãy ăn nó với một lượng vừa phải.

Thận trọng với chế độ ăn giảm cân

Một số chế độ ăn giảm cân có thể tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn nhịp cho bạn. Các chế độ ăn gia tăng chất đạm, thay đổi lượng nước trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới nồng độ các chất điện giải trong máu, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống điện tim (hệ thống điện tim hoạt động dưới sự điều khiển của các nồng độ ion điện giải natri, canxi, kali…). Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim, hãy thận trọng với bất kỳ chế độ ăn giảm cân nào. Tốt nhất, hãy trao đổi với bác sỹ điều trị để lựa chọn một chế độ ăn kiêng phù hợp nhất.

Ổn định nhịp tim với thảo dược

Thảo dược Khổ sâm từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như sát khuẩn, chống viêm, lợi tiểu… Ngày nay, dưới sự phát triển của y học hiện đại, người ta đã tìm thấy trong loại thảo dược này các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên giúp làm ổn định nhịp tim hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có chứa thảo dược này để cải thiện chứng rối loạn nhịp tim.

Chế độ ăn uống khoa học là một phần không thể thiếu trong chiến lược điều trị rối loạn nhịp tim. Bằng những kiến thức cơ bản về những thực phẩm nên bổ sung và hạn chế trong chế độ ăn, bạn hãy tự thiết lập cho mình một chế độ ăn hợp lý, nhằm phòng ngừa và đối phó với bất kỳ rối loạn nhịp tim nào.

DS.Lê Lương

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim