Rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt – giúp giảm nhịp tim hiệu quả

13 Lượt xem

5/5 - (1 bình chọn)

Điều trị rối loạn nhịp hiệu quả ngoài chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn cũng rất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, làm giảm và ổn định nhịp tim. Vậy rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt cho tim mạch?

Về cơ bản chế độ ăn khi rối loạn nhịp tim cũng tương tự như khi mắc các bệnh tim mạch khác, đó là: tránh chất kích thích, bổ sung rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo, dầu mỡ để không làm tăng cholesterol trong máu. Thay vì ăn thịt người bệnh nên chuyển sang ăn cá (chứa nhiều omega 3 – tốt cho tim) hoặc các sản phẩm từ đậu, đỗ thay cho thịt. Dưới đây là những thông tin chi tiết về thực phẩm nên ăn khi rối loạn nhịp tim.

Thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa

Những thực phẩm như việt quất, hoa astiso, socola đen, rau quả tươi… chính là nguồn cung dồi dào của các chất chống oxy hóa như lutein, quercetin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, chống lại các vấn đề về tim mạch.

Ăn tăng cường chất xơ giúp giảm hấp thu cholesterol

Một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch, rối loạn nhịp tim là nồng độ cholesterol trong máu cao. Bằng một chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh và hoa quả bạn có thể giúp giảm hấp thu cholesterol, phòng ngừa biến cố về tim mạch.

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của bạn như: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, đậu đỗ… Với nguồn nguyên liệu đa dạng, bạn hoàn toàn có thể chế biến được nhiều món ăn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

42404662120 58832b5169 o

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn nhiều chất xơ trong rau quả tươi

Những thực phẩm chứa nhiều kali giúp cải thiện huyết áp

Kali là chất điện giải quan trọng của cơ thể, điều hòa cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động bình thường của nhiều cơ quan, trong đó có hệ thống tim mạch. Người bệnh tim nói chung và rối loạn nhịp tim nói riêng càng cần bổ sung thêm kali để giúp giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim.

Có rất nhiều thực phẩm chứa kali mà bạn có thể lựa chọn, như: chuối tiêu, khoai lang, khoai tây, ngô, cam, chanh, rau bina, măng tây,…

Thực phẩm chứa chất béo omega 3 tốt cho tim mạch

Trong số nhiều dưỡng chất có lợi cho tim, không thể không nhắc đến acid béo omega – 3 bởi những công dụng tuyệt vời của nó cho sức khỏe tim mạch. Những loại thực phẩm giàu omega 3 bạn nên ăn thường xuyên gồm: các loại cá (cá ngừ, cá hồi, cá trích…), các loại đậu đỗ, trứng gà, quả óc chó, hạnh nhân,…

Lựa chọn chất béo lành mạnh, tránh chất béo xấu

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn những chất béo lành mạnh thay thế cho mỡ động vật, chẳng hạn như dầu oliu, quả bơ, dầu từ thực vật…

Những chế độ ăn tốt cho người rối loạn nhịp tim

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm hợp lý thì việc ăn thế nào, ăn lượng bao nhiêu cũng rất quan trọng với người rối loạn nhịp tim. Dưới đây là một số chế độ ăn lành mạnh mà người bệnh có thể áp dụng.

Chế độ ăn Địa Trung Hải

Bắt nguồn từ vùng Địa Trung Hải, đây là một trong những chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cân, phòng ngừa nguy cơ tim mạch, kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Bằng cách ăn ít thịt, nhất là thịt đỏ; ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, đậu, dầu oliu; ăn cá và hải sản ít nhất vài ngày trong tuần. Các sản phẩm từ trứng, sữa, pho mát, đồ ngọt ăn trong giới hạn chừng mực. Ở chế độ ăn này thường dùng thêm một ly rượu vang nhỏ trong bữa ăn.

29276201977 71f87aa159 o

Chế độ ăn Địa Trung Hải rất tốt cho người bệnh rối loạn nhịp tim

Chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp

Một chế độ ăn khác cũng rất phù hợp với người rối loạn nhịp tim là chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp (DASH – Dietary Approaches to Stop Hypertension). Chế độ ăn này vừa giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, làm giảm biến cố tim mạch đồng thời góp phần điều hòa nhịp tim.

Chế độ ăn DASH rất dễ áp dụng bằng cách:  Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm từ sữa ít chất béo; giảm bớt thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol; ăn ngũ cốc nguyên hạt, ăn cá và thịt nạc, thịt gia cầm, sữa ít béo hoặc không béo và hạn chế lượng muối ăn hàng ngày (giới hạn từ 1,5 – 2,3 g/ngày).

Chế độ chạy linh hoạt

Đây là một chế độ ăn uống mà người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng. Chế độ ăn này thường hướng đến cách ăn chay lành mạnh và bổ dưỡng với lượng calo thấp. Chế độ ăn này cũng rất thích hợp với người béo phì cần giảm cân.

Nguồn protein thay thế thịt chủ yếu từ thực vật như: đậu phụ, đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, quả hạch hoặc sữa và trứng. Ăn nhiều trái cây, rau xanh; ngũ cốc nguyên cám. Tuy nhiên, khác với ăn chay trường bạn không cần kiêng tuyệt đối thịt, cá mà vẫn có thể ăn nhưng ăn với lượng hạn chế.

Chế độ ăn chống lại quá trình viêm mãn tính từ bác sĩ Andrew Weil (Mỹ)

Được phát triển bởi bác sĩ Andrew Weil – một trong những người tiên phong trong lĩnh vực y học tích hợp (Mỹ). Chế độ ăn uống của ông nhằm mục đích tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, cung cấp nguồn năng lượng ổn định và giảm nguy cơ bệnh liên quan đến tuổi tác bằng ăn chất béo lành mạnh, trái cây giàu chất xơ và rau xanh, hạn chế thịt và ăn nhiều cá, đặc biệt là cá giàu omega -3.

Trong chế độ ăn này, người bệnh được khuyến khích sử dụng thực phẩm tươi sống thay vì đồ đóng hộp, sử dụng thường xuyên acid béo omega 3 và tránh hoàn toàn đồ ăn nhanh. Uống với lượng vừa phải trà ô long, rượu vang đỏ hoặc dùng socola đen cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Dùng thảo dược Khổ sâm để ổn định nhịp tim

Với điều trị bệnh, ăn uống rất quan trọng nhưng không đủ, đề kiểm soát nhịp tim hiệu quả người bệnh còn có thể lựa chọn sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược Khổ sâm. Được ví như “linh dược của trái tim”, Khổ sâm giúp có tác dụng toàn diện lên chứng rối loạn nhịp tim, làm giảm và ổn định nhịp tim bằng cách giảm kích thích cơ tim, ức chế các chất co mạch, giảm xuất hiện các cơn rối loạn nhịp nhưng không gây hạ nhịp tim quá mức như các thuốc tây khác.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết bạn đã tìm ra được lời giải cho câu hỏi “rối loạn nhịp tim nên ăn gì”. Hãy áp dụng ngay vào chế độ ăn hàng ngày để góp phần ổn định nhịp tim, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Phương Linh

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim