Rối loạn nhịp tim nhanh nên ăn gì để giảm nhịp tim, cải thiện các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, khó thở và phòng tránh biến chứng, là mối quan tâm của hầu hết người bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn lựa chọn hoặc tự xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học khi bị rối loạn nhịp tim.
Áp dụng chế độ ăn DASH để ổn định nhịp tim
Bệnh tim mạch, huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh bất thường, vì vậy chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp có thể thích hợp cho bệnh nhân bị tim đập nhanh. Chế độ ăn DASH giúp đưa huyết áp trở về mức bình thường và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. DASH quy định các thực phẩm nên sử dụng bao gồm: các loại trái cây, rau, sữa ít chất béo, thịt nạc, cá giàu omega-3 và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, chế độ ăn này cũng khuyến khích ăn giảm lượng muối, mỗi ngày không nên ăn quá 1.5g – 2.3g muối và phải hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, đồ ăn nhanh, thịt muối, dưa cà muối…

Chế độ ăn Low fat (ít chất béo) tốt cho người tim đập nhanh
Khi người bệnh rối loạn nhịp tim áp dụng một chế độ ăn ít béo và xây dựng lộ trình giảm cân lành mạnh sẽ giảm được nồng độ cholesterol trong máu, từ đó sẽ có được cân nặng mong muốn, hạn chế tối đa được chứng nhịp tim nhanh. Chế độ ăn Low fat khuyên nên chọn phô mai gầy, uống sữa tách béo, ăn sữa chua ít béo, giảm bớt các thực phẩm chiên, xào, snack, bánh ngọt và thay thế bằng các món hấp, luộc; tăng khẩu phần rau, củ, quả trong chế độ ăn. Bạn có thể tham khảo thêm chế độ ăn trong cẩm nang cho người tim đập nhanh. Hãy đăng ký nhận cẩm nang hoặc gọi tới số 0966.491.285 để nhận nhiều thông tin hữu ích giúp quá trình điều trị rối loạn nhịp tim của bạn được hiệu quả nhé.
Chế độ ăn nhiều ngũ cốc, đậu và trái cây ít ngọt giúp giảm nhịp tim
Tinh bột giàu chất xơ được hấp thu chậm hơn so với tinh bột đã tinh chế. Đồng thời, tinh bột giàu chất xơ còn có chỉ số tinh bột thấp, do đó nó không làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn và tương đối phù hợp với người bị rối loạn nhịp tim nhanh. Một số loại thực phẩm có thể kể đến bao gồm:
– Bánh mì hoặc thực phẩm chế biến từ lúa mì như mì ống, yến mạch, lúa mạch…
– Các loại ngũ cốc khác: ngô, đậu tương, đậu xanh, kê, gạo nguyên cám, đậu đũa…
– Rau quả tươi: Khoai tây, khoai lang, xà lách, bắp cải, cần tây, cà tím, đậu đũa, đậu cove, đậu lưỡi rồng… Cần tránh các món chiên xào.
Nên ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ để giảm nguy cơ tim mạch
Chất đạm (Protein) cần nhiều thời gian hơn để tiêu hoá so với tinh bột, vì vậy cần hạn chế lượng chất này trong chế độ ăn của những người có nhịp tim nhanh, đặc biệt các đối tượng có sự trao đổi chất rất mạnh (người bệnh cường giáp, rối loạn chuyển hóa…). Thịt chứa rất nhiều protein nhưng thịt đỏ cũng chứa hàm lượng lớn chất béo bão hoà gây tăng cholesterol máu, gây hại cho hệ thống tim mạch. Vì vậy, nếu sử dụng thịt động vật để cung cấp protein thì nên chọn thịt trắng (thịt gà) hoặc cá biển (cá mòi, cá trích, cá thu, cá hồi…). Ngoài ra, các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng… cũng cung cấp một lượng protein không hề nhỏ, do đó chúng có thể thay thế cho protein động vật.
Chế độ ăn giàu khoáng chất Magie và Kali
Magie có vai trò quan trọng trong kiểm soát nhịp tim, duy trì sự ổn định của nhịp tim. Các loại thực phẩm giàu magie bao gồm: cải bó xôi (rau chân vịt), rau diếp, măng tây, cải xoong, dưa chuột, lúa mì, bí ngô, đậu, củ cải, mận, hạnh nhân, mâm xôi, quả bơ, cần tây, hành tây, lê, dứa, cam, đu đủ, hoặc đào.

Kali là khoáng chất giúp thư giãn cơ tim sau khi tim bị kích thích bởi canxi. Do đó, cung cấp kali là điều cần thiết để tránh tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh. Các loại thực phẩm giàu kali bao gồm: đậu đỏ, cà chua, bơ, đậu lăng, mận khô, nước cam, dưa hấu, cải bó xôi, mầm lúa mì, quả mâm xôi, nho, đào…
Khoai tây và chuối cũng rất giàu magie và kali nhưng chúng có chỉ số đường huyết cao nên hạn chế sử dụng hơn cho người béo phì hoặc tiểu đường.
Với chế độ ăn hạn chế chất béo và tăng cường rau xanh, khoáng chất có lợi cho tim sẽ mang lại nhịp tim ổn định hơn, làm tăng hiệu quả điều trị cho người bị rối loạn nhịp nhanh.
Ngoài chế độ ăn uống, sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương – giải pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, cũng là cách giúp bạn ổn định nhịp tim tốt hơn. Bạn có thể bổ sung Ninh Tâm Vương hàng ngày, mỗi ngày 4 viên chia 2 lần và duy trì thường xuyên liên tục để có nhịp tim ổn định, giảm hồi hộp bồn chồn, không còn lo lắng bất an vì cơn nhịp nhanh lên đột ngột nữa. Sau đây là chia sẻ của 1 người bị nhịp tim nhanh không rõ nguyên nhân, thường xuyên phải cấp cứu liên tục nhưng từ khi sử dụng Ninh Tâm Vương thì nhịp tim ổn định hẳn, không còn lo biến chứng của bệnh
Ông Phương (Hải Dương) kể về quá trình điều trị trị nhịp tim nhanh 160 lần/phút
Bạn có thể xem thêm chia sẻ kinh nghiệm điều trị của nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim khác trong video sau đây:
Hầu hết người bệnh rối loạn nhịp tim sử dụng Ninh Tâm Vương đều ổn định nhịp hiệu quả
Chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim có vai trò quan trọng, như 1 trong 3 chân kiềng giúp điều trị bệnh hiệu quả, bên cạnh các biện pháp thư giãn và dùng thuốc. Chính vì vậy, bạn hãy tự xây dựng cho mình 1 chế độ ăn phù hợp để giảm tối đa sự xuất hiện các cơn nhịp nhanh.
Bài viết liên quan:
Bí quyết trị rối loạn nhịp tim nhanh hiệu quả
Lê Giang
Nguồn tham khảo: livestrong botanical-online
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com