Đối với những rung nhĩ, thực phẩm là con dao hai lưỡi. Nếu biết dùng đúng cách, thực phẩm sẽ giúp cải thiện bệnh. Ngược lại, nếu lựa chọn và sử dụng thực phẩm sai lầm, trái tim sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề.
Rung nhĩ xảy ra khi nhịp điệu bình thường của tâm nhĩ bị phá vỡ, thay vào đó là nhịp nhanh hoặc bất thường. Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim.
Thực phẩm ảnh hưởng tới rung nhĩ như thế nào?
Hàng loạt nghiên cứu đã chỉ ra các thực phẩm lành mạnh giúp duy trì kiểm soát nhịp tim, bao gồm:
– Cá và các loại thực phẩm giàu axit béo omega – 3 khác.
– Các loại trái cây và rau quả giàu vitamin, kali và beta – carotene, chẳng hạn như rau có lá màu xanh đậm, súp lơ xanh, cà chua và măng tây.
– Yến mạch, đặc biệt là ăn cùng với quả mọng (berries), hạt… sẽ giúp tăng cường chất xơ và protein.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm lại có hại cho tim và khiến bạn nhạy cảm hơn với các triệu chứng rung nhĩ, chẳng hạn như thực phẩm giàu chất béo, natri và đường. Ăn quá nhiều các thực phẩm này làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch liên quan đến rung nhĩ, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Khổ sâm để giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của rung nhĩ. Bạn có thể điện thoại theo số 0966.491285 (trong giờ hành chính) để được biết thông tin chi tiết.
7 thực phẩm cần tránh khi bị rung nhĩ
Rượu
Rượu có thể kích hoạt cơn rung nhĩ nếu bạn đã từng có cơn rung nhĩ bộc phát. Kể cả khi uống với lượng vừa phải, rượu cũng dẫn đến cơn rung nhĩ ở những người có bệnh tim hoặc đái tháo đường.

Chất béo
Béo phì và huyết áp cao làm tăng nguy cơ rung nhĩ. Trong khi đó, chất béo chính là “thủ phạm” gây béo phì và tăng huyết áp.
Người rung nhĩ nên tránh ăn các chất béo không lành mạnh, bao gồm:
– Chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, thịt xông khói, bơ, pho mát…
– Chất béo chuyển hóa (trans fats), đây là loại chất béo nguy hiểm nhất, được tìm thấy trong bơ thực vật, các thực phẩm được chế biến sẵn (khoai tây chiên, bánh rán…).
– Cholesterol, được tìm thấy trong các loại thịt béo và sữa béo.
– Một số loại dầu như dầu cọ và dầu dừa
– Bánh quy giòn
– Thịt bò, thịt lợn, thịt gà kèm da… (các sản phẩm từ động vật có nhiều mỡ).
Muối
Ăn nhiều muối natri làm trầm trọng thêm bệnh tăng huyết áp. Giảm natri trong chế độ ăn giúp duy trì sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ rung nhĩ.
Muối thường được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm chế biến/đông lạnh. Vì thế, bên cạnh việc hạn chế thêm muối khi nấu ăn, bạn nên đọc kỹ nhãn thực phẩm chế biến sẵn để tránh ăn phải lượng muối “giấu mặt”. Nếu đã quen ăn đậm đà, bạn có thể thay muối bằng các loại gia vị thảo mộc như quế, hồi.
Vitamin K
Thuốc làm loãng máu warfarin (Coumadin) thường được chỉ định cho bệnh nhân rung nhĩ để phòng ngừa cục máu đông. Vitamin K có trong các thực phẩm bạn ăn hàng ngày (rau cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ xanh, mùi tây, trà xanh, gan bê…) lại ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng của warfarin.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn các thực phẩm đó, miễn là không quá nhiều vitamin K. Lượng vitamin K phù hợp theo độ tuổi như sau:
– Người từ 14 đến 18 tuổi: 5 microgram (mcg) mỗi ngày
– Nam giới trên 19 tuổi: 120 mcg mỗi ngày
– Phụ nữ trên 19 tuổi: Dưới 90 mcg mỗi ngày (kể cả khi mang thai và cho con bú)
Gluten

Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen, được chế biến thành bánh mì, mì Ý, gia vị và nhiều loại thực phẩm đóng gói.
Nếu bạn bị dị ứng lúa mì hoặc không dung nạp gluten và vẫn ăn các thực phẩm này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng tình trạng viêm. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thần kinh phế vị, khiến bạn nhạy cảm hơn với các triệu chứng rung nhĩ.
Bưởi
Bưởi và nước ép bưởi chứa naringenin, chất này có thể cản trở hiệu quả của thuốc chống loạn nhịp như amiodarone (Cordarone) và dofetilide (Tikosyn). Ngoài ra, nước ép bưởi cũng ảnh hưởng đến cách mà cơ thể hấp thụ thuốc từ ruột vào trong máu.
Thực phẩm chứa tyramine
Tyramine là một loại axit amin có trong các loại thịt ướp muối và thịt chế biến theo phương thức treo lên lâu ngày (aged meat), trong rượu vang, chocolate đen và một số thực phẩm khác. Tyramine tác động tới tim thông qua hệ thống thần kinh. Chất này đã được ghi nhận là thủ phạm gây ra một số cơn rung nhĩ và đau nửa đầu. Mặc dù không phải ai cũng bị ảnh hưởng bởi tyramine nhưng nếu bạn bị rung nhĩ, tốt hơn hết nên tránh các thực phẩm có chứa chất này trong ít nhất 1 tháng sau đó ăn lại xem có bị rung nhĩ hay không. Nếu có, bạn nên tránh xa và thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh khác.
Tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm nhất định giúp bạn sống tốt hơn với chứng bệnh rung nhĩ. Hãy áp dụng một chế độ ăn ít muối, ít đường, ít chất béo bão hòa để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như tăng huyết áp, cholesterol cao và béo phì, đồng thời giảm rủi ro với bệnh rung nhĩ.
Linh Hương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com