NGUYÊN NHÂN GÂY NHỊP TIM NHANH KHI NGHỈ NGƠI

27 Lượt xem

Khi chúng ta ở trạng thái nghỉ ngơi, hầu hết các cơ quan cũng ở trạng thái thư giãn, trong đó có trái tim. Lúc này, nhịp tim chỉ dao động trong khoảng 60-70 nhịp/phút, được gọi là nhịp tim khi nghỉ. Vậy nhưng ở nhiều người, nhịp tim lúc nghỉ ngơi lại tăng cao, điều này sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tim mạch, và có cần điều trị không? Tất cả sẽ được Tiến sĩ Anthony Komaroff, Trường Y khoa Harvard giải đáp:

Khanhhoan12***@gmail.com Hỏi: Chào bác sỹ, năm nay tôi 50 tuổi, sức khỏe bình thường và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, hiện nay nhịp tim khi nghỉ ngơi của tôi vẫn cao, có lúc lên tới trên 100 nhịp/phút. Xin hỏi nguyên nhân tại sao? Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Tiến sĩ Anthony Komaroff, Trường Y khoa Harvard

Chào bạn,

Tim đập nhanh đôi khi chỉ là biểu hiện đơn giản của cảm xúc (buồn, vui quá mức) hoặc khi ta vận động quá sức. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc nghỉ ngơi mà nhịp tim vẫn cao thì bạn nên chú ý. Nó có thể là một tín hiệu của các bệnh lý tim mạch.

Bình thường nhịp tim có thể thay đổi từng phút. Nó dao động từ 60 đến 100 nhịp trong một phút và phụ thuộc vào việc bạn đang hoạt động như thế nào? (đứng, ngồi, nằm thư giãn, căng thẳng, stress…) Khi nghỉ ngơi là lúc trái tim của bạn ở trạng thái bình ổn nhất, khi đó nhịp tim chỉ trong khoảng 60-70 nhịp/phút.

Nhưng đối với trường hợp của bạn, ngay cả khi nghỉ ngơi, tim vẫn đập nhanh, đặc biệt nếu nó tăng trên 90 nhịp trong một phút, cần cảnh giác nguy cơ rối loạn nhịp tim nhanh.Stress co the la nguyen nhan gay nhip tim nhanh khi nghi ngoi

Trong kết quả nghiên cứu gần đây được thực hiện trên 2.800 người đàn ông độ tuổi trung niên trong vòng 16 năm: Những người có nhịp tim nghỉ ngơi cao hơn 80 nhịp/phút có tuổi thọ thấp hơn người bình thường. Các nhà khoa học đã phân tích mối liên hệ giữa nhịp tim cao khi nghỉ ngơi với các bệnh lý tim mạch và cho thấy cả 2 đều là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tuổi thọ.

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy những người nhịp tim khi nghỉ ngơi ở trong khoảng 60-70 nhịp/phút có tình trạng sức khỏe tốt, ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tuổi thọ cao hơn.

Để giảm nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi và hạn chế triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, bạn có thể sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng cao? Theo nghiên cứu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim, trong đó có gen và quá trình lão hóa. Đặc biệt, nếu trước đây bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, stress thì cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách sản xuất nhiều hormone adrenaline hơn để điều hòa. Hormone này gây co mạch, kích thích tim đập nhanh hơn, do đó làm tăng nhịp tim, nếu adrenaline được tiết ra thường xuyên cũng sẽ khiến nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng lên.

Những người hút thuốc và uống rượu thường xuyên hoặc đã từng phẫu thuật tim cũng có nhịp tim nghỉ ngơi cao hơn người bình thường.

Hiện nay, bạn chưa cần phải theo dõi nhịp tim khi nghỉ ngơi tại cơ sở y tế mà chỉ cần đi khám bệnh định kỳ mỗi 3 tháng/lần để kiểm tra chức năng tim và phát hiện những bất thường nếu có. Còn lại hàng ngày, bạn vẫn nên tự theo dõi nhịp tim tại nhà bằng cách đo nhịp tim sau khi ngủ dậy. Nhịp tim có thể được đo ở cổ tay hoặc cổ bằng cách đặt một hoặc hai ngón tay trên mạch đập và đếm số nhịp trong 15 giây, rồi nhân 4.

Đồng thời, bạn nên thực hiện những điều sau đây để làm chậm nhịp tim lúc nghỉ ngơi và duy trì một trái tim khỏe mạnh:

–    Tập thể dục nhiều hơn: Khi đi bộ nhanh, bơi lội, hay xe đạp, trái tim bạn có thể khiến tim đập nhanh hơn trong quá trình hoạt động và kéo dài một thời gian ngắn sau đó. Nhưng tập thể dục mỗi ngày dần dần sẽ giúp làm chậm nhịp tim lúc nghỉ ngơi.

–    Giảm căng thẳng: Bằng cách ngồi thiền, yoga, tập thái cực quyền và luyện tập hít sâu thở chậm để thư giãn tâm lý, nhịp tim của bạn có thể giảm dần sau một thời gian.

–    Tránh hút thuốc lá hoặc môi trường khói thuốc: Vì nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nhịp tim khi nghỉ cao hơi bình thường.

–    Giảm cân nếu cần thiết: Nếu bạn đang thừa cân, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nhịp tim khi nghỉ, bởi tim phải làm việc để cung cấp máu cho toàn cơ thể. Giảm cân hợp lý sẽ giúp làm chậm nhịp tim.

–    Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm nhịp tim điển hình như: Thuốc chẹn beta giao cảm được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được thuốc này do nó có 1 tác dụng không mong muốn là gây co thắt cơ hô hấp, vì vậy, bạn không tự ý dùng thuốc mà cần có sự theo dõi và kiểm soát của bác sĩ.

Thu Hương

Trích nguồn:
http://www.health.harvard.edu
http://www.askdoctork.com


 

Tien si Anthony Komarori

Tiến sĩ, Bác sĩ Anthony Komaroff

Là giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard, Mỹ; Bác sĩ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh)
Ông đã từng là  thành viên ban cố vấn cho Bộ Y tế và y học cộng đồng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, thuộc Viện Y học của Viện hàn lâm khoa học Nga.
Tiến sĩ Komaroff đã được bầu là Uỷ viên của Trường đại học khoa học Mỹ và Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ.
Hiện ông là chuyên gia tư vấn sức khỏe cho các chuyên trang sức khỏe của trường đại học Harvard dưới tên”Doctor K”.

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim