NHỊP TIM NHANH KÈM HUYẾT ÁP CAO: HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ TỪ CHUYÊN GIA

124 Lượt xem

Nhịp tim nhanh kèm huyết áp cao điều trị thế nào? đây là câu hỏi khiến không ít các thầy thuốc phải đau đầu. Vì nhịp tim nhanh không làm tăng huyết áp, nhưng nhịp tim tăng đột biến có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn tăng huyết áp bất thường. Lúc này điều trị cũng trở nên khó khăn hơn, bởi tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân gây nhịp tim nhanh và khi kết hợp cả hai bệnh này, các triệu chứng diễn biến phức tạp hơn. Người bệnh không chỉ gặp hồi hộp, trống ngực, đau tức ngực, mệt mỏi của cơn nhịp nhanh mà còn gặp cả các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ, phù thũng…

Vậy khi bị nhịp tim nhanh kèm huyết huyết áp cao cần điều trị như thế nào để ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng? Nhịp tim trở về bình thường, có cần uống thuốc nữa hay không? Thuốc điều trị tăng huyết áp có gây tăng hay giảm nhịp tim không?

Tất cả những vấn đề trên sẽ được Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội tim mạch bệnh viện đa khoa Xanh Pôn giải đáp trong buổi Tư vấn trực tuyến với chủ đề “Nhịp tim nhanh khi nào cần điều trị”. Chi tiết câu hỏi và trả lời có trong bài viết sau:

Ths Bs Nguyen Dinh Hien va MC Le Hoa trong chuong trinh tu van truc tuyen

Nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút, uống thuốc còn 80 – 85 nhịp/phút đã đạt hiệu quả chưa?

Câu hỏi từ bạn Huy

Tôi 41t, huyết áp 150 – 110, nhịp tim trên 100, thường xuyên uống Amlodipin và Dorocardyl (Propranolol) để hạ huyết áp và nhip tim đến được 120 – 85 và nhịp tim dao động từ 80 – 85. Vậy cho hỏi bác sĩ cách sử dụng thuốc như vậy đã đạt hiệu quả hay chưa ? Hay có hướng xử lý khác ạ.

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến:

Như vậy anh Huy có tiền sử tăng huyết áp, huyết áp là 150/100 kèm theo nhịp nhanh xoang, anh đã được bác sĩ cho hai thuốc Amlodipin và Dorocardyl thuộc nhóm chẹn kênh canxi và chẹn beta, huyết áp là 120/85 và nhịp tim dao động từ 80 – 85, nếu anh không bị tác dụng phụ kèm theo thì việc điều trị của anh đạt yêu cầu. Tuy nhiên bệnh tăng huyết áp cần theo dõi và điều trị lâu dài.

Amlodipin có tác dụng phụ là phù chi dưới. Dorocardyl không dùng trong trường hợp hen phế quản nhịp tim quá chậm, hoặc người bệnh có tình trạng rối loạn tâm thần. Nếu đang mắc phải các bệnh lý hoặc triệu chứng trên, cách khắc phục là anh nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để các bác sĩ tìm ra các nhóm thuốc phù hợp với thể trạng và cơ địa của anh. Còn nếu không có biểu hiện nào bất thường thì anh vẫn dùng thuốc bình thường.

Nhịp tim nhanh 110 lần/phút, điều trị nhịp tim còn 90 có nên điều trị tiếp?

Câu hỏi của bạn Kết Điện Đài Ôtô:

Tôi 52t năm 2017, bị huyết áp cao 180/110, nhịp tim 110. Tôi đã uống thuốc hạ huyết áp Enalapril và Vastarel, thuốc hoạt huyết dưỡng não. Nay nhịp tim 90 lần/ phút, vậy có cần điều trị nữa không?

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến:

Hiện nay bác đã bị tăng huyết áp độ 2 theo phân độ mới nhất của JNC. Với huyết áp là 180/110 và nhịp tim 110 lần trên phút mà bác chỉ dùng Enalapril và Vastarel, tôi không rõ bác dùng Enalapril liều lượng là bao nhiêu. Vì nếu chỉ dùng một mình Enalapril với liều 5mg thì tôi sợ là không đủ để kiểm soát huyết áp của bác. Bởi Vastarel có tác dụng làm giảm tình trạng đau ngực, nhưng không có tác dụng làm giảm huyết áp và nhịp tim.

Trường hợp của bác, nếu dùng Enalapril, huyết áp xuống 140/80, nhịp tim 90 thì bác có thể tiếp tục sử dụng thuốc Enalapril. Trong trường hợp huyết áp của bác dùng Enalapril không khống chế được thì nên đi khám lại, bác sĩ sẽ cân nhắc các chống chỉ định để ưu tiên cho bác sử dụng nhóm chẹn beta vì nhóm này có tác dụng hạ huyết áp và giảm nhịp tim xuống.

Nhịp tim nhanh có phải do tác dụng phụ của thuốc trị tăng huyết áp?

Câu hỏi từ bạn Vũ Cường

Tôi 55 tuổi hiện tôi bị bệnh tăng huyết áp vô căn tôi đang dùng thuốc Coveram 5/5 thì huyết áp về dưới 120/80 nhưng thỉnh thoảng có bị nhịp tim nhanh 90-100 nhịp/phút, huyết áp 140/97. Tôi xin hỏi nhịp tim nhanh của tôi có phải do tác dụng phụ của thuốc không và tôi phải làm gì. Cảm ơn bác sỹ.

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến

Trường hợp của anh sử dụng Covaram để đưa huyết áp xuống. Trong Coveram có 2 thành phần là Perindopril và Amlodipine. Perindopril là thuốc ức chế men chuyển, Amlodipine là thuốc chẹn kênh canxi thế hệ mới. Tỷ lệ gây nhịp tim nhanh ở nhóm chẹn kên canxi này rất ít, thường chỉ gây phù chi. Nhóm Perindopril có một số trường hợp gây ho khan. Anh đã sử dụng Coveram thời gian dài, huyết áp đã kiểm soát tốt, thỉnh thoảng nhịp tim có trên 90 – 100 lần, nếu không có triệu chứng khác kèm theo như hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, anh có thể tiếp tục dùng Coveram.

Cách nào làm giảm huyết áp cao và nhịp tim nhanh ở người trẻ tuổi?

Câu hỏi của bạn Nguyễn Ân

Tôi 30 tuổi, nhịp tim thường ở mức 110 nhịp/phút, huyết áp 150 mmHg. Làm cách nào để về chỉ số bình thường. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến

Trường hợp của bạn bị tăng huyết áp khi ở độ tuổi tương đối trẻ, ngoài tăng huyết áp còn bị nhịp tim nhanh, nên bạn cần đến bác sĩ sẽ kiểm tra xem tăng huyết áp do nguyên nhân gì. Tùy theo lứa tuổi mà tăng huyết áp có thể được chia thành 2 nhóm nguyên nhân: Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (còn gọi là tăng huyết áp vô căn) và tăng huyết áp thứ phát là tăng huyết áp có nguyên nhân.

– Khuyến cáo cho những trường hợp tăng huyết áp khó kiểm soát, tức là dùng 3 – 4 nhóm thuốc mà vẫn không khống chế được hoặc tăng huyết áp xuất hiện ở người trẻ, tăng huyết áp có dấu hiệu nghi ngờ do các nguyên nhân thứ phát kèm theo, các bác sĩ cần phải tìm nguyên nhân tăng huyết áp và điều trị nguyên nhân, khi đó mới đưa được huyết áp về chỉ số bình thường.

– Tăng huyết áp (THA) vô căn, còn gọi là THA nguyên phát, chiếm 90% trường hợp, các bác sĩ thường không tìm được nguyên nhân, nên chủ yếu là điều trị khống chế THA.

Với bạn năm nay 30 tuổi, đã bị THA và có nhịp tim nhanh, có một số nguyên nhân gây THA ở độ tuổi của bạn, vì thế, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết để các bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị chính xác bệnh.

Rối loạn nhịp tim nhanh chưa rõ nguyên nhân phải làm sao để kiểm soát bệnh

Câu hỏi: của bạn Trần Hương Quế:

Tôi là nữ 52 tuổi, bị rối loạn nhịp tim hơn 5 năm nay, có cơn nhịp tim nhanh 160-180 nhịp/phút. Tôi đi khám bệnh viện Hòe Nhai, bệnh viện 108, tiếp vừa qua Tim mạch VN, Bạch Mai, nhưng chưa rõ là làm sao cả và tôi có uống 8 hộp Ninh Tâm Vương rồi. Từ tết đến nay tôi bị hai cơn nhịp nhanh kéo dài tới hai ngày liền phải vào viện can thiệp cắt cơn mới được. Tôi rất muốn Bác sỹ tư vấn giúp tôi điều trị cho đúng hướng giờ tôi rất lo lắng và mệt mỏi.

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến và Dược sỹ Lê Hoa

Trường hợp nhịp tim của bác lên 160 – 180, khả năng của bác có thể rơi vào các trường hợp: Một là cơn rung nhĩ nhanh; Hai là các cơn nhanh kịch phát trên thất. Nhưng khi bác đến các cơ sở y tế trên, các bác sĩ có bắt được cơn của bác hay không là rất khó. Vì một số trường hợp nhịp nhanh kịch phát trên thất người bệnh chỉ có các triệu chứng không đặc hiệu. Ví dụ như mệt, choáng váng, hay gặp nhất là triệu chứng hồi hộp, trống ngực. Một số trường hợp đến viện thì cơn tự hết cho nên khó để bắt chính xác được cơn nhịp nhanh.

Như vậy, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh nhân hiện tại và các xét nghiệm cần thiết để điều trị phù hợp. Hiện nay với sự tiến bộ của y học đã có các công cụ, phương tiện, thiết bị để theo dõi nhịp tim tại nhà, ví dụ sử dụng smartphone theo dõi và gửi lại điện tâm đồ cho bác sĩ để bắt được các cơn loạn nhịp bất thường, bạn có thể áp dụng cách này để phát hiện chính xác bệnh và điều trị phù hợp.

Dược sĩ Lê Hoa – Mc của chương trình: Ninh Tâm Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng đóng vai trò vai trò để giúp hỗ trợ điều trị, làm ổn định nhịp tim. Tuy nhiên, để sản phẩm phát huy được hiệu quả, bạn nên sử dụng sản phẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất tối thiểu từ 3 – 6 tháng.

Như vậy, với giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến, chúng tôi tin rằng những băn khoăn, vướng mắc và cả sự lúng túng của quí độc giả về việc điều trị nhịp tim nhanh do tăng huyết áp đã dần được tháo gỡ. Mời quí độc giả xem thêm các nội dung tiếp theo của chương trình:

– Nhịp tim nhanh và cách điều trị – hướng dẫn bởi chuyên gia tim mạch.

– Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì, điều trị thế nào?

– Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu: những điểm cần lưu ý trong điều trị.

Ban thư ký chương trình

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim