Câu Hỏi: Xin chào chuyên gia, tôi là nữ, 26 tuổi. Trong vòng bốn tháng nay, mỗi khi ngủ hoặc sau khi thức dậy, tim của tôi đều đập nhanh hơn bình thường. Đặc biệt ngày hôm qua, tim tôi đập rất nhanh khi ngủ trưa, nó khiến tôi tỉnh giấc và sau đó là tình trạng khó thở, run, trống ngực dồn dập. Phải đến 2 tiếng sau nhịp tim mới trở về bình thường và mọi việc như chưa hề xảy ra. Xin giải thích cho tôi vì sao lại như vậy? Và tôi cần điều trị không?
Tiến sĩ Ashima Bakhru, Trường Đại học Y Ross – Mỹ, Bệnh viện Methodist New York, trả lời:
Chào bạn!
Đây là 1 câu hỏi hay, trường hợp của bạn gặp phải nhịp tim nhanh cả khi ngủ và sau khi thức dậy, đó có thể là đáp ứng sinh lý của cơ thể nhưng cũng không thể bỏ qua bệnh lý rối loạn nhịp tim:
Nguyên nhân làm tim đập nhanh khi ngủ
Lúc thức và hoạt động vào ban ngày, có thể bạn cũng gặp phải nhịp tim nhanh nhưng không nhận ra vì bận rộn công việc, chỉ đến khi ngủ, bạn mới cảm nhận rõ rệt rằng trái tim mình đang đập mạnh mẽ hơn, không đều hoặc nhanh hơn bình thường. Đây cũng có thể là phản ứng quá mức của cơ thể đối với sự căng thẳng, sợ hãi hoặc phấn khích xảy ra trước đó. Vì thế, để giúp não nhận thức được mối nguy hiểm đang đe dọa tới sức khỏe, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều “hormone căng thẳng” hơn, từ đó làm tăng nhịp tim, thở nhanh hoặc khó thở, đau ngực và ra mồ hôi. Tình trạng hoảng loạn này thường xảy ra khi bạn ngủ, đặc biệt vào ban đêm.
Ở một số ít người, huyết áp có thể giảm xuống thấp khi ngủ, điều này làm cho lưu lượng máu đi nuôi cơ thể bị thiếu, khi đó tim đập nhanh hơn để cung cấp nhiều máu hơn. Trong trường hợp bệnh huyết áp thấp nghiêm trọng xảy ra khi ngủ, tim có thể đập nhanh hỗn loạn, gây cảm giác rung trong lồng ngực.
Trong một số trường hợp bị tụt đường huyết trong đêm cũng sẽ có dấu hiệu run rẩy, chóng mặt và rối loạn nhịp tim. Tim đập nhanh là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi lượng đường trong máu xuống thấp. Bởi khi lượng đường trong máu quá thấp, các cơ quan không đủ năng lượng thực hiện các chức năng cần thiết, vì thế não bộ sẽ chỉ đạo cho tim đập nhiều hơn để tăng cường đưa máu tới tế bào. Lượng đường trong máu thấp có thể do bỏ bữa, tập thể dục quá sức, quá liều thuốc uống hoặc thuốc tiêm trị tiểu đường. Hạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm, đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường.
Bạn có thể sử dụng sớm giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh là TPCN Ninh Tâm Vương để làm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do tim đập nhanh, hồi hộp sau khi ngủ dậy. Liên hệ với chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Thủ phạm gây tim đập nhanh khi mới thức dậy
Thức dậy từ một giấc ngủ sâu với trái tim đập thình thịch có thể là dấu hiệu của sự lo lắng hoặc rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn thần kinh tim). Nếu bạn đang phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống, cùng dấu hiệu thèm ăn, mất ngủ, thì có thể lý giải nguyên nhân gây nhịp tim nhanh khi mới thức dậy chính là sự lo lắng quá mức. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do bạn vừa tỉnh dậy từ một cơn ác mộng.
– Tim đập nhanh khi ngủ trưa: Đây có thể là kết quả của việc bạn sử dụng một tách cà phê sau giờ ăn trưa hoặc sau khi uống một loại thuốc nào đó, ví dụ như thuốc cảm cúm, thuốc trị nghẹt mũi.
Những nguyên nhân có thể khiến tim đập nhanh mọi thời điểm trong ngày
Một số nguyên nhân phổ biến gây tăng nhịp tim, bất kể bạn thức hay ngủ là caffeine, nước tăng lực, rượu và một số loại thuốc, như thuốc hen suyễn dạng hít và các loại thuốc cảm cúm có chứa hoạt chất từ cây Ma hoàng, thuốc tim mạch… Tất cả những chất này được xem như là chất kích thích khiến nhịp tim của bạn tăng lên.
Một khả năng khác là bạn đang mắc phải dạng rối loạn nhịp tim nào đó, điển hình như rung nhĩ, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra hơn.
Rủi ro tiềm ẩn với rối loạn nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh nếu chỉ là do đáp ứng sinh lý bình thường của cơ thể thì thường không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tim đập nhanh thường xuyên hoặc xuất hiện trên nền một bệnh lý tim mạch khác thì đó có thể là một rối loạn nhịp tim nguy hiểm cần điều trị, bởi nó có thể gây ra một số biến chứng như:
– Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: do rối loạn nhịp làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành, mạch não. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
– Ngừng tim đột ngột: Khi nhịp tim lên tới 350 – 600 nhịp/phút, tim có thể ngừng đập đột ngột, người bệnh mất ý thức và tử vong. Tai biến này thường gặp trong rối loạn nhịp nhanh tại thất như rung thất.
– Suy tim: tim đập nhanh trong thời gian quá dài sẽ trở nên suy yếu, hiệu quả bơm máu của tim giảm sút hay còn gọi là suy tim.
Cách trị nhịp tim nhanh do rối loạn nhịp tim
Tim đập nhanh sau khi ngủ dậy là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần chữa trị. Tuy nhiên nếu nó xuất hiện trên người bệnh bị rối loạn nhịp tim, bác sỹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:
– Dùng thuốc: một số thuốc chống loạn nhịp tim có thể được phối hợp cùng các thuốc nhóm chẹn kênh canxi, chẹn beta giao cảm để ngăn chặn các cơn nhịp nhanh. Trong môt vài trường hợp để ngăn ngừa nguy cơ huyết khối, bác sỹ có thể chỉ định thêm thuốc chống đông vào phác đồ điều trị.
– Không dùng thuốc:
+ Sử dụng các thủ thuật như sốc điện, đốt điện qua ống thông, cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim…
+ Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, rượu bia…
+ Luyện tập thể dục thường xuyên: ưu tiên các bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…
+ Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ Khổ sâm: Nghiên cứu khoa học cho thấy Khổ Sâm có thể điều hòa hệ thống thần kinh tim, giảm tính kích thích cơ tim. Nhờ đó sử dụng Khổ Sâm sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp trống ngực, khó thở hiệu quả hơn. Thực tế, đã có rất nhiều người bệnh bị rối loạn nhịp tim áp dụng giải pháp này có hiệu quả. Bạn có thể xem chia sẻ của họ qua video sau:
Trên đây là những lý giải cho tình trạng tim đập nhanh khi ngủ và sau khi thức dậy của bạn. Tốt nhất bạn nên theo dõi nhịp tim thường xuyên, giảm thiểu các nguyên nhân có thể gây tăng nhịp tim và giám sát các triệu chứng đi kèm. Nếu tim đập nhanh diễn ra ngày càng nhiều cùng biểu hiện hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, choáng ngất… thì bạn nên đi khám tại chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt để có chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp. Bởi khi đó bạn đang có nguy cơ cao gặp phải chứng rối loạn nhịp tim.
Xem thêm: Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?
Kim Ngân
Nguồn:
http://www.livestrong.com
https://www.zocdoc.com
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com