NHỊP TIM NHANH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ – HƯỚNG DẪN BỞI CHUYÊN GIA TIM MẠCH

41 Lượt xem

Khi tim đập trên 100 nhịp mỗi phút, kèm theo các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, choáng váng… Bất cứ người người bệnh nào cũng băn khoăn, lo lắng. Không chỉ là sử dụng thuốc mà còn cả việc lựa chọn phương pháp điều trị. Nhịp tim nhanh và cách điều trị nào hiệu quả? Nên dùng thuốc hay đốt điện tim? Liệu bệnh có thể khỏi được không và khi nhịp tim nhanh đã giảm và ổn định có phải dùng thuốc nữa không? đốt điện tim có điều trị triệt để nhịp tim nhanh không?

Những mối quan tâm này của bạn sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây dưới sự giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội tim mạch bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

27879462008 4321a29843 o

Nhịp tim nhanh 110 nhịp/phút, điều trị với Concor giảm xuống còn 100 có ổn không?

Câu hỏi của bạn Hùng Nguyễn

Tôi 40 tuổi, trước đây nhịp tim khoảng 110 và thường xuyên cảm thấy hồi hộp lo âu, nay tôi uống ngày 1 viên Concor thì nhịp tim dưới 100, bác sỹ cho tôi hỏi như vậy có ổn không?

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến

Thuốc Concor, Bisoprolol, Dorocardyl là những thuốc chẹn beta giao cảm, các thuốc này bên cạnh việc hạ nhịp tim còn gây hạ huyết áp, được sử dụng trong điều trị suy tim. Trường hợp của anh nếu chỉ có nhịp tim nhanh mà không kèm theo các bệnh lý khác, không có biểu hiện bất thường ở cơ thể thì tôi khuyên anh nên tiếp tục dùng thuốc để theo dõi thêm và cố gắng tìm ra lý do tại sao nhịp tim lại nhanh như vậy để có hướng điều trị triệt để bệnh.

Nhịp tim nhanh uống thuốc đã giảm nhịp thì có nên uống tiếp không?

Câu hỏi của bạn Sắc Lê

Tôi năm nay 60 tuổi, thường khi ngủ dậy huyết áp 110/90, nhịp tim từ 90 đến dưới 100. Tôi đã uống thuốc Procoralan 5mg và Vastarel 35mg, mỗi loai 1 viên một ngày và theo dõi thấy huyết áp thường là 120/80 hay 130/85 nhịp tim 85 vậy xin hỏi bác sỹ tôi có nên uống thuốc nữa không  Và hồi này thấy hơi tức ngực trái tôi rất băn khoăn ?!

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến

Với tình trạng nhịp tim nhanh đơn thuần không có các triệu chứng khác kèm theo, việc bác dùng Procoralan 5mg và Vastarel 35mg, hiện nhịp tim ổn định thì bác có thể dừng để theo dõi, ngoài nhịp tim nhanh, còn có các triệu chứng khác kèm theo không.

Bác có hỏi thêm về triệu chứng đau ngực trái gần đây. Ở tuổi của bác, đau ngực trái ngoài do nguyên nhân các bệnh lý tim mạch như mạch vành, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim thì còn do bệnh lý ngoài tim như bệnh lý dạ dày, thực quản, hô hấp. Nên nếu xuất hiện đau ngực trái nhiều, bác nên đến các cơ sở y tế để biết nguyên nhân.

Nhịp tim nhanh, trống ngực đi khám không ra bệnh là tại sao?

Câu hỏi của bạn Nguyễn Duy

Em là nam giới, 28 tuổi. Khoảng 1 năm nay em thường xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực và khó thở kể cả lúc nghỉ ngơi, nhưng đi khám tim bình thường, không bị bệnh tim. Bác sỹ kê đơn Concor 2.5 mg ngày 1 viên. Vastarel 35 mg ngày 2 viên. Em uống được hơn 1 tháng thì thấy đỡ nên ngưng mấy tháng. Hiện giờ em đứng lên ngồi xuống hay lên xuống cầu thang thì tim đập loạn xạ. Làm việc nhẹ tí thì lại mệt thở dốc. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi ngủ dậy và ăn sáng xong. Em không dùng rượu bia và thuốc lá. Chỉ có uống cafe gói pha sẵn thôi. Mong bác sĩ tư vấn về căn bệnh của em.

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến

Trong các bệnh lý tim mạch, đa số các trường hợp là thường liên quan đến gắng sức, ví dụ như là đi bộ nhanh, leo cầu thang, chạy hoặc bị stress, vận động trí óc hoặc có những chuyện buồn, chuyện vui quá mức. Bạn bị nhịp tim nhanh, hồi hộp vào buổi sáng, tôi không rõ bạn có tập thể dục vào buổi sáng hay không. Nếu vào buổi sáng thức dậy, không hề gắng sức mà vẫn xuất hiện các tình trạng như vậy, thì có các tình huống như sau: thứ nhất là bạn có thể quay lại cơ sở y tế đã khám và kê đơn cho bạn để tái kiểm tra lại. Trường hợp thứ 2, bạn đến cơ sở chuyên khoa mà bác sĩ đã loại trừ nguyên nhân do tim thì bạn cần đến chuyên khoa nội tiết để thăm khám xem có mắc các bệnh lý toàn thân như bệnh lý cường giáp trạng hay các bệnh lý khác để loại trừ nguyên nhân dẫn đến nhịp nhanh. Nếu loại trừ hết nguyên nhân mà nhịp tim vẫn nhanh thì bạn có thể đến những chuyên gia tâm lý để giải quyết tình trạng cho bạn.

Đốt điện tim có trị dứt điểm bệnh rối loạn nhịp tim nhanh không?

Câu hỏi của bạn Lai Nguyen:

Tôi 40 tuổi. đã điều trị nhịp tim nhanh bằng phương pháp đốt điện tim một lần và đang uống thuốc nhưng vẫn còn những cơn co thắt nhẹ. Cho tôi hỏi bệnh của tôi có thể điều trị dứt điểm không? Nếu không khỏi thì có tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tim và ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai hay không?

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến

Bạn đã đốt điện, tuy nhiên bạn chưa nói rõ lý do vì sao mà bạn phải đốt điện, các triệu chứng hiện tại là gì. Một số trường hợp các bệnh lý tim mạch ví dụ như ngoại tâm thu, bệnh nhân bị cơn nhịp nhanh trên thất sau khi đốt điện, các bác sĩ vẫn thường khuyên người bệnh cần tái khám định kỳ. Tỷ lệ đốt điện đối với trường hợp cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất thành công khá cao trên 90%. Vì vậy tôi khuyên nếu bạn tư vấn có cần đốt điện hay không: Thứ nhất bạn nên cung cấp thêm thông tin, bệnh lý dẫn đến đốt điện tim là gì. Thứ 2 là tình trạng co thắt, không rõ bạn co thắt ở đâu? Vui lòng cung cấp thêm thông tin để tư vấn kỹ hơn.

Một số các trường hợp thăm dò các ổ để đốt trong trường hợp ngoại tâm thu, hoặc các đường dẫn truyền phụ để đốt. Một số trường hợp các bác sĩ không phát hiện được ra do vị trí giải phẫu hoặc do bệnh nhân đã sử dụng các thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả đốt. Một số trường hợp phải tiến hành đốt điện lại nhiều lần. Ví dụ, như trường hợp rung nhĩ có tái phát lại thì các bác sĩ  buộc phải đốt lại. Số lượng đốt lại tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người.

Đốt điện tim nhiều lần có ảnh hưởng đến tim không?

Câu hỏi của bạn Thanh Hà Bùi

Tôi năm nay 34 tuổi! đã đốt điện sinh lí tim cách nay hơn 3 năm do bị nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhưng sau đó, tôi bị ngoại tâm thu nhĩ không khỏi và gần đây tim có đập nhanh lên 2-3 nhịp. Xin hỏi bác sĩ, bệnh của tôi có bị tái phát không và nếu đốt điện nhiều lần có ảnh hưởng thế nào đến tim ạ? xin cảm ơn bác sĩ

Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến

Câu hỏi này chúng tôi chưa đủ dữ liệu để tư vấn cho bạn. Bạn cần cung cấp thêm thông tin: số lượng nhịp ngoại tâm thu nhĩ của bạn nhiều hay ít. Ngoại tâm thu nhĩ chủ yếu trên nền không có bệnh tim thực thể.

Bạn có lo lắng về việc cần đốt điện tim lại không? Và nhiều lần đốt điện tim có nguy hại không? Theo tôi được biết việc quyết định đốt điện ngoại tâm thu nhĩ là dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Việc đốt điện lần thứ 2 cũng không nguy hại gì tới sức khỏe của bạn cả, nên bạn có thể yên tâm về vấn đề này.

tim nhanh và cách điều trị không hề đơn giản. Việc sử dụng thuốc hay đốt điện sinh lý sẽ được bác sỹ quyết định, căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Vì thế, khi bị nhịp tim nhanh, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0966 491 285 để được hỗ trợ giải đáp.

Mời bạn đọc xem thêm nội dung khác của chương trình:

– Nhịp tim nhanh kèm huyết áp cao điều trị thế nào – Giải đáp bởi chuyên gia.

– Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì, điều trị thế nào?

– Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu: những điểm cần lưu ý trong điều trị.

Ban thư ký chương trình

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim