Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu là những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp, có thể xảy ra ở cả người bình thường, các triệu chứng nhanh chóng mất đi mà không cần điều trị. Vậy nhưng khi các tình trạng này xảy ra kéo dài, nhịp tim tăng nhanh, kèm theo hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi thì việc điều trị lâu dài là cần thiết để duy trì một nhịp tim ổn định. Vậy trường hợp nào cần phải dùng thuốc lâu dài, khi nào thì ngưng thuốc điều trị? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây dưới sự giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội tim mạch bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Nhịp xoang nhanh 92 nhịp/phút, uống thuốc không đỡ phải làm sao?
Câu hỏi của bạn Bảo Ngọc
Tôi lo lắng việc gì thì bị hồi hộp, nhịp tim lên tới 92 nhịp/phút, sau đó lại về bình thường là 78 nhịp/phút và hay bị mệt mỏi vào buổi sáng. Tôi đi khám tim không vấn đề gì nhưng nhịp xoang nhanh, bác sỹ cho uống thuốc Zentobiso nửa viên vào chiều, tôi uống 2 ngày rồi xong không thấy có gì thay đổi cả tôi lo quá.
Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến
Trường hợp của bạn cũng giống như một số trường hợp khác, đó là do rối loạn cảm xúc, stress, lo lắng làm nhịp tim nhanh. Nhịp tim nhanh trong trường hợp của các bạn là nhịp tim đáp ứng lại tình trạng stress của cơ thể. Khi cơ thể có stress, có căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố làm nhịp tim nhanh lên. Trong trường hợp của bạn, nếu đi khám các bác sĩ chuyên khoa tim mạch không phát hiện có bệnh tim thực thể thì bạn có thể đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn, giải thích và sử dụng các liệu pháp tâm lý hoặc tư vấn dùng thuốc để làm giảm nhịp tim. Một số thực phẩm chức năng như Ninh Tâm Vương có thể phù hợp với bạn.
Điều trị nhịp nhanh xoang một năm, sao vẫn phải uống thuốc Concor?
Câu hỏi của bạn Thơ Nguyễn
Tôi bị nhịp nhanh xoang, mới bị 1 tuần là điều trị liền, nhưng đến giờ 1 năm rồi mà vẫn phải uống thuốc concor, bác sỹ tư vấn giúp tôi với.
Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến
Trong trường hợp nhịp nhanh xoang, bạn nên tìm nguyên nhân, lý do tại sao dẫn đến nhịp nhanh xoang. Đó có phải là nhịp nhanh xoang sinh lý (do cơ địa của bạn, do bạn phản ứng, rối loạn cảm xúc, stress) hay bệnh thực thể trên tim hoặc bệnh lý toàn thân. Trong trường hợp của bạn, nếu chỉ có nhịp xoang nhanh đơn thuần, không có các triệu chứng kèm theo. Tôi khuyên bạn không cần nhất thiết phải dùng concor để hạ nhịp tim trở về bình thường.
Còn câu hỏi nhịp nhanh xoang cần phải điều trị lâu dài không? Vì thông tin bạn đưa ra chỉ có nhịp xoang nhanh nên tôi chưa rõ là ngoài nhịp nhanh xoang, có kèm theo các triệu chứng khác hay bệnh lý khác hay không. Nếu cơ thể của bạn hoàn toàn bình thường, không có triệu chứng gì, nhịp tim nhanh khoảng 100 nhịp/ phút thì chưa cần phải dùng Concor để hạ nhịp tim xuống.
Nhịp xoang nhanh khi mang thai cần làm gì để ổn định nhịp tim ?
Câu hỏi từ bạn Lê Thảo
Em 28 tuổi, đã mổ tim được 3 năm (Alcapa), hiện không dùng kháng đông, EF 62. Nhưng suốt 3 năm nay nhịp xoang nhanh tầm 90-100 dùng Concor, Romaprolol, Cordarone. Hiện nay có thai 4 tháng, bác sỹ cho dùng thuốc Betaloc-zok 25mg. Nhờ bác sỹ tư vấn cách ổn định nhịp tim khi mang thai
Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến
Ở độ tuổi của bạn đang gặp phải hội chứng mạch vành bẩm sinh là bệnh rất hiếm. Bạn được các bác sĩ cho sử dụng các thuốc chẹn beta để ổn định nhịp tim và có tác dụng trong trường hợp mắc các bệnh lý mạch vành. Bạn đang mang thai 16 tuần, bạn nên được các bác sĩ sản khoa và tim mạch điều trị, tư vấn cho bạn kịp thời. Cần phải có các bác sĩ sản phối hợp thêm. Bởi tất cả các thuốc tim mạch, các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để sử dụng cho người bệnh, trong trường hợp cần thiết, để vừa có tác dụng làm giảm nhịp tim, vừa không gây nguy cơ đối với thai nhi trong 3 tháng đầu tiên. Trong những tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ nguy cơ sử dụng thuốc và mắc các bệnh lý do nhiễm virus đối với thai nhi sẽ ít hơn.
Bạn có thể kết hợp tập hít sâu thở chậm, thư giãn tâm lý, đi bộ… để giúp kiểm soát nhịp tim trong thời kỳ mang thai.
Hồi hộp đánh trống ngực sau khi ngủ dậy phải làm sao?
Câu hỏi của bạn Nhung Thị Lê
Em 19 tuổi, bị ngoại tân thu, mỗi lần thức dậy em bị hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh lắm và thường xuyên thấy khó thở. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ?
Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến
Trường hợp của bạn Nhung, thứ nhất triệu chứng của bạn thường xuất hiện vào buổi sáng, thứ 2 là bạn trong nhóm tuổi 19, tôi không rõ là bạn đã đến cơ sở y tế nào để kiểm tra chưa? Bởi với các thông tin bạn đưa ra thì việc cần nhất là xác định ngoại tâm thu này là do tình trạng bệnh lý tim thực thể, hay là các bệnh lý khác kèm theo, thông qua xét nghiệm máu, siêu âm tim, điện tâm đồ, từ đó các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên và biện pháp xử lý tốt nhất.
Trường hợp ngoại tâm thu trên nền bệnh tim thực thể thì các bác sĩ cũng điều trị theo nguyên nhân ví dụ như ngoại tâm thu do các bệnh lý mạch vành, viêm cơ tim, bệnh van tim. Trường hợp do lo âu, thuốc kích thích, vi chất, bạn loại bỏ các nguyên nhân đó thì nhịp tim sẽ về bình thường.
Ngoại tâm thu thất thưa có cần dùng thuốc liên tục không?
Câu hỏi của bạn Nguyễn Thế Sáu
Tôi sinh năm 1970 bị hở vừa van động mạch chủ thỉnh thoảng gây loạn nhịp và mệt mỏi đi khám bs bảo do ngoại tâm thu thưa vậy có nên điều trị liên tục không? Hiện tôi đang dùng Vatstarel mr 35mg và cordarone thỉnh thoảng mới dùng.
Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến
Trường hợp của bạn là tình trạng bệnh lý có hở vừa van động mạch chủ, có ngoại tâm thu thưa. Như vậy, mệt mỏi chưa chắc là do ngoại tâm thu thưa. Để xác định thêm tình trạng ngoại tâm thu thưa, các bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm điện tâm đồ 24 h, xem ngoại tâm thu của bạn cụ thể là số lượng nhiều hay ít; ngoại tâm thu đơn độc, hay ngoại tâm thu đa dạng.
Ngoài ra tình trạng bệnh lý hở van động mạch chủ của bạn cần được kiểm tra, siêu âm định kỳ 6 tháng – 1 năm, để xem tổn thương van tim tiến triển ra sao. Cordaron làm cho nhịp tim chậm lại, tuy nhiên thuốc này có một số phản ứng phụ vì vậy theo tôi khuyên bạn không nên tự ý dùng Cordarone, bạn nên kiểm tra định kỳ bệnh lý van tim và xác định lại tình trạng ngoại tâm thu.
Ngoại tâm thu dày chỉ uống thuốc có khỏi được không?
Câu hỏi của bạn Thanh Ly
Em bị ngoại tâm thu số lượng nhiều, vậy chỉ uống thuốc mà không cần can thiệp đốt thì có thể khỏi bệnh được không ạ?
Giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến
Ngoại tâm thu số lượng nhiều, triệu chứng ngoại tâm thu này có gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn không? Đối với ngoại tâm thu, hiện nay có một số phương pháp điều trị chính như sau:
– Nếu không có triệu chứng , không ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của cơ thể, không kèm theo các bệnh lý tim khác. Ở trường hợp này, người bệnh thứ nhất cần phải loại bỏ các chất kích thích ví dụ như không thức quá khuya, không dùng cà phê. Người bệnh có thể cần được tái khám định kỳ mà chưa phải dùng thuốc. Một số trường hợp khác có thể sử dụng thuốc làm giảm tình trạng ngoại tâm thu xuống, bổ sung thêm một số yếu tố vi lượng
– Trong trường hợp khi sử dụng mà vẫn có triệu chứng. Các bác sĩ có thể sẽ tiến hành theo dõi và có thể đưa ra phương pháp can thiệp để đốt ngoại tâm thu.
Việc điều trị ngoại tâm thu có khỏi hoàn toàn hay không phụ thuộc lớn vào cơ thể mỗi người bệnh, bởi nguy cơ hình thành ổ loạn nhịp khác sau khi đốt điện tim hay mức độ đáp ứng với thuốc điều trị… nhưng đa số rất khó để khỏi.
Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến tư vấn cách điều trị ngoại tâm thu
Thông qua những giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến cho các câu hỏi của độc giả trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm bắt được phần nào lưu ý trong điều trị nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu. Bạn có thể xem thêm nội dung khác của chương trình trong các bài viết sau:
– Nhịp tim nhanh kèm huyết áp cao điều trị thế nào – Giải đáp bởi chuyên gia.
– Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì, điều trị thế nào?
– Nhịp tim nhanh và cách điều trị – hướng dẫn bởi chuyên gia tim mạch.
Ban thư ký chương trình
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com