Hỏi: Bố tôi 54 tuổi, được chẩn đoán cao huyết áp hơn 10 năm nay. Vừa qua đi khám bác sỹ nói rằng bố tôi bị rối loạn nhịp tim. Vậy cho tôi hỏi bệnh rối loạn nhịp tim có do cao huyết áp không? Điều trị thế nào?
Dưới đây là câu trả lời của Tiến Sĩ Mark Cohen với 26 năm kinh nghiệm về lĩnh vực Lâm sàng Điện sinh lý tim, Bệnh viện Tim Piedmont, Atlanta, Mỹ.
Chào bạn,
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch. Cao huyết áp là bệnh lý tương đối phổ biến ở người lớn tuổi, thường gặp ở dạng huyết áp tâm thu (khi tim co bóp tống máu đi) tăng, huyết áp tâm trương (khi tim thư giãn để đổ đầy máu) giảm. Cao huyết áp kéo dài có thể gây nhiều biến chứng tim mạch, trong đó có rối loạn nhịp tim. Có thể nói, rối loạn nhịp là bệnh lý song hành, dễ dàng mắc phải ở bệnh nhân cao huyết áp nhiều năm.
Tăng huyết áp được xem là nguyên nhân gây nên rối loạn nhịp tim, bao gồm cả rối loạn nhịp thất và nhịp nhĩ. Huyết áp cao lâu ngày làm tim phải tăng co bóp để thắng áp lực trong lòng động mạch chủ, quá trình này diễn ra kéo dài gây phì đại cơ tim mà chủ yếu là phì đại thất trái. Phì đại cơ tim không chỉ được đặc trưng bởi sự gia tăng khối lượng của cơ tim, mà còn bởi sự tăng sinh của mô xơ và giảm kết nối giữa các tế bào, dẫn đến tính không đồng nhất của các quá trình phát xung điện điều chỉnh nhịp tim và cuối cùng làm xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp.
Để phòng ngừa và cải thiện chứng rối loạn nhịp tim do tăng huyết áp, bạn có thể sử dụng Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở và phòng ngừa biến chứng của rối loạn nhịp tim nhanh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Nhiều thử nghiệm cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp để khôi phục lại chức năng cơ tim bình thường và giảm số nhịp đập sớm (ngoại tâm thu), nhịp nhanh tâm thất và phòng ngừa nguy cơ rung tâm nhĩ. Hiện nay, nhóm thuốc ức chế hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) (perindopril, captopril, enalapril…) được ưu tiên hàng đầu để làm giảm và phòng ngừa loạn nhịp do tăng huyết áp. Các thuốc hạ huyết áp khác như: chẹn kênh calci (nifedipine, amlodipine, diltiazem…), chẹn beta (propranolol, atenolol, metoprolol…) cũng rất hữu ích trong điều trị. Tuy nhiên lựa chọn loại nào, phối hợp thuốc với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sỹ, do đó bố bạn không nên tùy tiện tự sử dụng.
Hiện nay, điều trị rối loạn nhịp tim không hề đơn giản do bản thân các thuốc được lựa chọn có nhiều tác dụng phụ, nguy cơ làm gia tăng nặng hơn tình trạng loạn nhịp. Vì vậy việc tuân thủ chỉ định điều trị cũng như kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện giúp kiểm soát huyết áp có giá trị rất quan trọng. Đồng thời bố bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ điều trị không những làm giảm triệu chứng như lo lắng, trống ngực, hồi hộp… mà lâu dài còn giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do rối loạn nhịp tim gây ra.
Chúc bố bạn nhiều sức khỏe.
Thân mến!
Theo nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov
Tiến sĩ Mark Cohen là chuyên gia về nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong chẩn đoán và điều trị các rối loạn nhịp tim. Ông tốt nghiệp Đại học Y Mount Sinai, New York. Hiện đang công tác tại Bệnh viện Tim Piedmont, Atlanta, Mỹ và đã có tới 26 năm kinh nghiệm về lĩnh vực Lâm sàng Điện sinh lý tim.
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com