Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế và những điều cần biết

1515 Lượt xem

5/5 - (5 bình chọn)

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở phụ nữ với những biểu hiện như tim đập nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run rẩy… khi cơ thể ở tư thế đứng. Hội chứng này gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế là gì?

Nhịp tim nhanh tư thế (Postural Tachycardia Syndrome – PoTS) là hội chứng gây ra do sự đáp ứng bất thường của hệ thống thần kinh tự chủ, biểu hiện bằng nhóm các triệu chứng của cơ thể khi ở tư thế đứng và giảm khi nằm xuống. Ngoài ra, còn có sự tăng cao bất thường kéo dài của nhịp tim, tăng khoảng 30 nhịp/phút trong vòng 10 phút đứng nhưng không gây hạ huyết áp.

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế

Có rất nhiều yếu tố được cho rằng liên quan đến sự phát triển của hội chứng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác dẫn tới hội chứng này vẫn chưa được khoa học xác nhận. Khi cơ thể đứng lên, mạch máu sẽ bóp chặt lại và nhịp tim tăng nhẹ để duy trì nguồn cung cấp máu đến tim và não. Tuy nhiên, trong hội chứng PoTS, cơ chế điều chỉnh này của cơ thể hoạt động không chính xác, dẫn đến việc nhịp tim nhanh, tăng hormon epinephrine trong máu và lượng máu đến não bị thay đổi.

Triệu chứng của hội chứng nhịp tim nhanh tư thế

Những triệu chứng của hội chứng PoTS có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng và thay đổi theo từng thời điểm:

  • Chóng mặt hoặc choáng
  • Mệt mỏi, ngất xỉu
  • Đánh trống ngực
  • Nhức đầu – đau đầu (ở tư thế đứng)/ chứng đau nửa đầu
  • Sương mù não (suy nghĩ khó khăn, đờ đẫn)
  • Cảm giác lo lắng
  • Run rẩy
  • Vấn đề về thị giác (nhìn kém, mờ hoặc chói)
  • Đổ mồ hôi, tức ngực, ngủ kém
  • Tím đầu ngón chân, tay do giảm lượng máu đến nuôi dưỡng.
  • Gặp vấn đề ở bàng quang

Một số yếu tố có thể làm trầm trọng thêm hội chứng PoTS

  • Nhiệt độ quá cao
  • Sau khi ăn, nhất là trong trường hợp ăn nhiều carbonhydrate: Đường, tinh bột tinh…
  • Đứng lên đột ngột
  • Thời điểm sau khi thức dậy trong ngày
  • Đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Tư thế thích nghi hoặc nghỉ ngơi tại giường kéo dài
  • Uống rượu
  • Luyện tập quá mức
  • Nhiễm virus hoặc sau khi phẫu thuật

Điều trị hội chứng nhịp tim nhanh tư thế

Khi những thay đổi trong lối sống không thể kiểm soát triệu chứng, việc sử dụng thuốc sẽ được các bác sỹ cân nhắc.

Với những trường hợp có thể tích huyết tương thất, bác sĩ có thể điều chỉnh bằng cách bù thể tích qua đường uống, ăn nhiều muối hơn hoặc sử dụng thuốc fludrocortisone có tác dụng giữ nước. Nhưng, sử dụng thuốc cần theo dõi chặt chẽ, bởi có thể dẫn tới tác dụng ngược như tăng huyết áp nằm ngửa, giữ nước, hạ kali máu…

Các thuốc đồng vận adrenoreceptor như midodrine đường uống và phenylephrine tiêm tĩnh mạch có lợi ích với một số người bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyến cáo không nên sử dụng kéo dài vì làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trầm trọng.

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp cụ thể, đáp ứng trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể bổ sung hoặc thay thế một số loại thuốc như chất ức chế acetylcholinesterase, thuốc chẹn beta hay các thuốc hướng thần.

Điều trị hội chứng nhịp tim nhanh tư thế

Thay đổi lối sống ở những người mắc hội chứng nhịp tim nhanh tư thế

Thay đổi lối sống là rất cần thiết để giúp người bệnh kiểm soát những triệu chứng của hội chứng PoTS.

  • Uống nhiều nước hơn: Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể uống 2 ly nước để nâng huyết áp và làm nhịp tim chậm hơn. Uống nước trước và sau khi tắm. Không nên tắm bằng vòi sen hoặc bồn tắm nóng.
  • Tránh rượu, cà phê và các thức uống chứa caffeine: Vì chúng có thể khiến các triệu chứng nặng hơn
  • Thực phẩm và muối ăn: Người bệnh được khuyến khích ăn khoảng 10g muối/ngày. Việc bổ sung muối có thể gây nguy hiểm trong một số trường hợp, nên cần hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Điều chỉnh tư thế: Hãy nằm xuống ngay lập tức và nâng chân cao hơn đầu (nếu có thể) nếu bạn bị: choáng váng, chóng mặt, buồn nôn. Nếu không thể nằm xuống, hãy bắt chéo chân khi đứng hoặc đá chân lên cao và nắm chặt tay. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Điều chỉnh nhiệt độ: Tránh để cơ thể quá nóng, vì nhiệt độ cao khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.
  • Tập luyện thể lực: Việc tập có thể bắt đầu từ tư thế ngồi hoặc nằm, sau đó tăng dần thời gian và cường độ. Một số bài tập được khuyến khích với bệnh nhân mắc hội chứng PoTS: Bơi, chèo thuyền, tập squat, chạy bộ…
  • Ngủ: Nên để chân cao hơn đầu khi ngủ, bệnh nhân mắc hội chứng PoTS thường có chất lượng giấc ngủ kém.
  • Lái xe: Nên cân nhắc khi lái xe vì tình trạng nhịp tim nhanh, choáng váng và ngất xỉu có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Học tập và công việc: Việc học tập hoặc làm việc với bàn chân được nâng cao có thể giúp người bệnh tránh được hiện tượng sương mù não (khó khăn suy nghĩ, đờ đẫn, mau quên). Không nên ngồi quá lâu.

Những triệu chứng của hội chứng nhịp tim nhanh tư thế không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra những áp lực nhất định về mặt tâm lý. Do đó, khi đã được chẩn đoán bệnh, bạn nên điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp với những lời khuyên kể trên.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: http://patient.info/health/postural-tachycardia-syndrome-pots-leaflet

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim