Nhồi máu cơ tim cấp: cách điều trị và chăm sóc để tránh biến chứng

49 Lượt xem

Có đến 25% người nhồi máu cơ tim cấp tử vong trước khi được đưa đi cấp cứu, và 90% người nếu may mắn sống sót thì cũng gặp phải biến chứng rối loạn nhịp tim, ngoài ra còn có biến chứng suy tim, vỡ tim, đột tử… Vậy làm thế nào để sống sót sau nhồi máu cơ tim và ngăn chặn biến chứng xảy ra? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nhồi máu cơ tim cấp là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lý cấp cứu đe dọa tính mạng người bệnh, xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, khiến vùng cơ tim được nuôi dưỡng bởi mạch máu đó bị thiếu oxy và hoại tử nếu không được cung cấp máu trở lại, gây ra cơn đau tim cấp tính. Sự tắc nghẽn có thể do cục máu đông, các mảng bám hình thành từ chất béo, cholesterol… Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu nhanh chóng để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các biến chứng lâu dài của nhồi máu cơ tim.

Hình ảnh vùng cơ tim bị hoại tử sau cơn nhồi máu cơ tim cấp
Hình ảnh vùng cơ tim bị hoại tử sau cơn nhồi máu cơ tim cấp

Các dấu hiệu của bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, từ không có biểu hiện gì (thường gặp ở người bệnh tiểu đường) đến ngưng tim, đột tử ngay lập tức. Nhưng đa số người bệnh nên nhanh chóng gọi xe cấp cứu nếu có các biểu hiện dưới đây: –  Đau thắt ngực: cảm giác bị đè nén, chèn ép ở vùng ngực hoặc phía sau xương ức. Đau có thể lan tới cổ, hàm, vai, cánh tay, lưng. Cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, thậm chí vài ngày.

  • Khó thở, thở gấp, vã mồ hôi
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ngất xỉu, choáng váng, lo lắng, chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Buồn đi cầu

Xem thêm:

Nhồi máu cơ tim – Các triệu chứng cảnh báo

Các biến chứng nguy hiểm sau nhồi máu cơ tim cấp

Rối loạn nhịp tim

Có đến 90% người sống sót sau nhồi máu cơ tim cấp gặp phải biến chứng này. Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng làm tăng nguy cơ tử vong ở những người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim cao nhất trong 6 tháng đầu tiên và vẫn cao trong 2 năm tiếp theo. Các dạng rối loạn nhịp tim khác thường gặp sau nhồi máu cơ tim cấp bao gồm: loạn nhịp thất, rung thất, nhịp tim chậm, rối loạn chức năng nút xoang, block tim, nhịp xoang nhanh, rung nhĩ và nhịp tim nhanh bất thường trên thất.

Biến chứng thiếu máu cục bộ sau nhồi máu cơ tim

Sau khi điều trị, khả năng tái tắc hẹp mạch vành khoảng 5 – 10% ngay tại thời điểm đó và 25 – 30% sau một năm. Nguy cơ cao hơn ở những người có bệnh đái tháo đường hoặc từng bị nhồi máu cơ tim trước đó. Với sự ra đời của stent mạch vành, nguy cơ tái hẹp mạch vành đã giảm đáng kể (còn khoảng 3% trong 90 ngày đầu tiên).

Đau thắt ngực có thể xảy ra sau vài giờ đến 30 ngày kể từ thời điểm nhồi máu cơ tim, thường gặp ở những người bị nhồi máu cơ tim ST không chênh (khoảng 25%).

Suy tim

Suy tim xảy ra do cơ tim bị tổn thương hoặc do rối loạn nhịp tim và các biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp (như hở van hai lá hoặc khiếm khuyết vách ngăn tâm thất).

Ngoài ra, còn có 1 số biến chứng như: vỡ vách liên thất, phình mạch vành, hở van 2 lá cấp tính, viêm màng ngoài tim

Xem thêm:

90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp sớm giúp tăng tỷ lệ sống

Sau 30 phút bị nhồi máu, cơ tim bị hoại tử không hồi phục và 1 số phương pháp điều trị chỉ có thể thực hiện trong khoảng 2-4 tiếng. Vì vậy, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tắc nghẽn mạch vành làm cơ tim bị hoại tử do không được cung cấp oxy đầy đủ. Bởi vậy mục tiêu điều trị gồm: làm tan cục máu đông để khôi phục lưu lượng máu tới nuôi tim và làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Sử dụng thuốc

Chuyên gia tim mạch khuyến cáo, tất cả người bệnh có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim đều nên sử dụng aspirin với liều 150-300 mg càng sớm càng tốt, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 20%.

Các loại thuốc khác giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim như: thuốc chẹn beta, chẹn canxi,thuốc ức chế men chuyển…hay thuốc làm tan cục máu đông có thể được chỉ định khi bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

Nong mạch vành qua da

Sử dụng ống thông tim và bóng nong để mở rộng đoạn mạch vành bị tắc hẹp, tốt nhất là trong vòng 90 phút kể từ khi đến viện hoặc 12 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đau thắt ngực. Nếu nong mạch vành thành công có thể giúp khôi phục 90 – 95% lưu lượng máu trong động mạch vành.

Đặt stent

Đây là phương pháp dùng 1 ống lưới thép vào lòng động mạch vành để mở rộng đoạn bị chít hẹp, thường thực hiện sau khi nong động mạch vành.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Áp dụng khi can thiệp mạch vành qua da thất bại; có biến chứng của nhồi máu cơ tim như thủng vách liên thất, hở van 2 lá nặng; rối loạn nhịp thất… Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong vòng 2 đến 3 giờ kể từ khi bắt đầu triệu chứng có thể giúp thu hẹp vùng cơ tim bị tổn thương và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Đặt stent mạch vành là phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả
Đặt stent mạch vành là phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả

Giải pháp giảm biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Có chế độ chăm sóc tốt, lối sống khoa học

Sẽ giúp người bệnh bình phục gần như hoàn toàn sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, bao gồm những điều sau:

  • Ăn uống lành mạnh: ăn ít chất béo, giảm muối, giảm đường, ăn nhiều rau và hoa quả. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh bị nhồi máu cơ tim nên ăn chế độ ăn DASH – chế độ ăn để giảm huyết áp và giảm cholesterol xấu LDL.
  • Bỏ thuốc lá: nicotin và hóa chất khác trong thuốc lá có thể tổn thương tim và phổi. Vì vậy, bạn cần bỏ thuốc và tránh môi trường có khói thuốc.
  • Tập thể dục theo chỉ dẫn: tập thể dục giúp trái tim của bạn mạnh khỏe, cải thiện tuần hoàn mạch vành làm giảm huyết áp và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tái phát. Thời gian đầu bạn nên tập với cường độ vừa phải như đi bộ từ nhà ra sân khoảng 20-30 phút sau đó tăng dần tập 30-60 phút, 5-7 ngày/tuần. Chú ý là không tập nếu thấy mệt mỏi, không cố tập bài tập nặng, trời quá nóng hay quá lạnh cũng không nên tập và cần theo dõi nhịp tim trong quá trình tập.
  • Chăm sóc tốt về tinh thần: cơn nhồi máu đi qua không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn để lại cú sốc lớn về tinh thần, làm người bệnh chán nản, lo lắng. Vì vậy, người thân cần trấn an, làm chỗ dựa tinh thần cho người bệnh.
  • Chú ý những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim tái phát như: đau ngực, đau lan ra vai, cổ, khó thở… nếu xuất hiện cần quay lại bệnh viện khám càng sớm càng tốt

Sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược Khổ sâm

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng rối loạn nhịp, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm từ thảo dược như Tpbvsk Ninh Tâm Vương với thành phần gồm Khổ Sâm, Đan Sâm, Hoàng Đằng để ổn định nhịp tim, tăng cường lưu lượng máu đến tim, ngăn ngừa mảng xơ vữa, giảm cholesterol máu nên rất hiệu quả trong việc phòng ngừa loạn nhịp, ngăn nhồi máu tim tái phát ở người có tiền sử nhồi máu cơ tim.

Như trường hợp của ông Nguyễn Nhật Nam bị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim, nhưng ông  đã tìm ra giải pháp cho riêng mình là sử dụng kết hợp thêm tpbvsk Ninh Tâm Vương. Ông vừa uống Ninh Tâm Vương và kết hợp cả thuốc tây nên cho kết quả thực sự rất đáng mừng, giúp trì hoãn việc đặt máy tạo nhịp. Xem ngay quá trình cải thiện bệnh của ông qua video này.

Kinh nghiệm cải thiện chứng rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim của ông Nam

Nhồi máu cơ tim cấp rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, kèm theo sự chăm sóc tốt thì người bệnh vẫn có thể sống khỏe. Hy vọng, người bệnh và người thân trong gia đình có thể áp dụng những chia sẻ trên đây để giảm nhẹ biến chứng sau cơn đau tim cũng như cải thiện cuộc sống.

Thanh Hoa

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim