16 cách làm giảm nhịp tim hiệu quả – Đó mới là điều chúng tôi muốn bạn biết

1127 Lượt xem

4.8/5 - (6 bình chọn)

Nhịp tim bình thường giao động ở khoảng 60 – 100 nhịp/phút, nếu nhanh hơn 100 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi gọi là nhịp tim nhanh và cần được điều trị để ổn định nhịp, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, từ đó làm giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi. Những cách làm giảm nhịp tim dưới đây sẽ giúp bạn chủ động cắt cơn nhịp nhanh tức thì và ổn định nhịp tim lâu dài.

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh là cả một quá trình, cần phải phối hợp nhiều phương pháp, đó có thể là thuốc điều trị, can thiệp, phẫu thuật, thay đổi lối sống và tập luyện đúng cách. Chỉ có như vậy, bạn mới ngăn chặn được những cơn nhịp nhanh bất thường do bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh tim hay do stress gây ra và hướng đến việc giữ nhịp tim ổn định lâu dài.

Cách làm giảm nhịp tim tức thì

Tập hít thở sâu

Đây là cách làm tim đập chậm lại đơn giản nhất, nhưng lại làm giảm nhịp tim hiệu quả. Cách thở làm giảm nhịp tim như sau: bạn hít vào trong thời gian 5-8 giây, nín thở từ 3-5 giây và thở ra từ từ trong thời gian càng lâu càng tốt, thông thường ở khoảng 5-8 giây. Trong lúc thở, hãy thả lỏng toàn thân và tập trong vào hơi thở.

Thực hiện nghiệm pháp Valsalva

Phương pháp này có tác dụng kích thích dây thần kinh kiểm soát nhịp tim là dây thần kinh phế vị. Bạn tiến hành như sau: Đồng thời hít sâu và căng cơ bụng hết cỡ, sau đó nín thở trong vòng 5 giây rôi thở ra, lặp lại khoảng 10 lần trở lên.

Xoa xoang động mạch cảnh

Động mạch cảnh chạy dọc cổ của chúng ta, nó rất gần dây thần kinh phế vị. Vì vậy việc mát xa nhẹ nhàng động mạch này sẽ giúp kích thích dây thần kinh phế vị, từ đó làm giảm dần nhịp tim. Bạn có thể làm theo các động tác như video dưới đây.

Khoát nước lạnh đột ngột vào mặt:

Động tác này kích thích phản xạ lặn, như khi chúng ta ở dưới nước, giúp làm giảm quá trình trao đổi chất. Vì vậy, khi đang có cơn nhịp tim nhanh, hãy liên tục khoát nước lạnh lên mặt để giảm tim đập nhanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy 1 chiếc khăn lạnh đắp lên gáy cũng có hiệu quả tương tự.

Dùng thuốc giảm nhịp tim

Nếu nhịp tim của bạn tăng cao bất thường trong thời gian dài, hãy tới chuyên khoa tim mạch để được điều trị đưa nhịp tim về lại bình thường, tránh để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng tim, làm tim bơm máu không hiệu quả, đồng thời tăng nguy cơ biến chứng ngưng tim, đột quỵ, suy tim… thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

TPCN Ninh Tâm Vương với tác động kép tối ưu: Vừa ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, vừa cải thiện lưu lượng máu ra vào tim, nên giúp giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả, không gây hạ nhịp quá mức. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966 491 285.

Các cách làm giảm nhịp tim nhanh và ổn định nhịp tim lâu dài

Tập thể dục vừa sức

Tập thể dục với cường độ lớn có thể gây kích hoạt cơn nhịp nhanh, nhưng tập thể dục đúng cách lại là phần không thể thiếu để đạt hiệu quả trong điều trị và giúp ổn định nhịp tim lâu dài. Trước khi tập, bạn cần nhớ một số nguyên tắc khi tập:

– Hãy nâng dần cường độ, không nên tập gắng sức ngay từ đầu

– Các bài tập tốn năng lượng như chạy bộ, nên xen kẽ với các khoảng nghỉ để tránh mất sức; và bài tập này sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của tim lên 10%, cao hơn so với những môn có nhịp tim đều đều.

– Nên nâng dần cường độ và khối lượng tập luyện cho đến khi đạt ngưỡng tối đa của cơ thể và nên giữ nhịp tim ở mức an toàn.

– Bạn nên thay đổi thói quen tập luyện theo định kỳ, nên tập xen kẽ nhiều phương pháp như chạy bộ, tập trên máy, đi bộ trên mặt phản nghiêng, nâng tạ, khiêu vũ… để giúp tim bơm máu nhiều hơn với số nhịp đập ít hơn.

– Khi chạy bộ: Nếu chạy trên máy thì hãy cài chế độ chạy ngắt quãng. Nếu chạy ngoài trời thì bạn cần khởi động 5 phút trước khi chạy, sau đó chạy nhanh trong 1 phút rồi tiếp tục chạy chậm trong 1 phút. Bạn lặp lại chế độ chạy như vậy 6-8 lần rồi nghỉ ngơi khoảng 5 phút.

– Khi bơi lội: Bơi tự do 10 lượt, mỗi lượt dài 45m kèm theo nghỉ ngơi 15 giây giữa mỗi lượt bơi, lưu ý giữ hơi thở đều đặn khi bơi.

– Khi đạp xe: Khởi động khoảng 2 phút, sau đó đạp xe ở tốc độ trung bình. Tiếp đó bạn giảm tốc độ xuống trong 90 giây, rồi lại đập nhanh ở mức vừa phải trong 30 giây, bạn nên tăng dần cường độ cho các lượt đạp nhanh 30 giây.

Ngủ nhiều và sâu

Bạn nên ngủ mỗi ngày ít nhất 6-8 tiếng, bạn có thể đeo bịt tai nếu quá ồn, vì điều này làm nhịp tim của bạn tăng thêm 13 nhịp/phút.

Hãy đi tiểu đều đặn

Những người hay nhịn tiểu cho tới khi không thể chịu được nữa mới đi vệ sinh có nhịp tim cao hơn 9 lần/phút so với người bình thường. Bởi khi bàng quang đầy sẽ làm tăng hoạt động của các dây thần kinh giao cảm, từ đó làm co mạch và làm tăng nhịp tim.

Bổ sung dầu cá mỗi ngày

Theo khuyến cáo của bác sỹ tim mạch, hằng ngày nên uống dầu cá hay 1 loại acid béo omega 3 khác cùng với ít nhất 600mg DHA. Mỗi ngày uống 1 viên dầu cá, và dùng liên tục trong 2 tuần có thể giảm được 6 nhịp/phút. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng dầu cá giúp tim phản ứng nhạy hơn với dây thần kinh phế vị có chức năng điều khiển nhịp tim.

Chọn thực phẩm giúp làm giảm nhịp tim 

Nên ăn các loại thực phẩm giúp điều hòa nhịp tim như cá hồi, cá mòi, ngũ cốc, các loại rau lá xanh, quả hạch và những thực phẩm giàu kali như chuối và bơ. Nhưng khi bạn đang uống thuốc chống đông thì cần cẩn trong hơn trong việc chọn các loai rau lá xanh vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông.

Những bài tập giúp làm giảm nhịp tim nhanh mãn tính

Nằm xuống và thư giãn

Nếu bị tim đập nhanh, tốt nhất bạn hãy nằm ở giường sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái, hoặc nếu không có chỗ nào nằm thì bạn hãy ngồi trong tư thế thả lỏng toàn bộ cơ thể để nhịp tim giảm xuống như mức khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi.

Giữ tâm lý thanh thản, vui vẻ

Bạn nên suy nghĩ tích cực và hướng đến những điều làm bạn cảm thấy vui vẻ, yêu đời; hãy đi du lịch đến những nơi bạn thích… là những cách lấy lại sự cân bằng tâm lý cho những người đang có rối loạn nhịp tim.

Học thiền định – Tập để ổn định nhịp tim

Trong suốt quá trình thiền, hãy hướng tâm lý vào nhịp tim và hơi thở, hãy cố gắng sử dụng năng lượng tập trung để làm giảm nhịp tim.

Thở chậm – cách thở làm giảm nhịp tim

Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật thở sau đâu để làm chậm nhịp tim:

– Thở bụng: Khi đang ngồi, bạn hãy đặt tay lên bụng vùng ngang rốn, sau đó hít vào bằng mũi và bụng căng ra, đồng thời lồng ngực vẫn giữ yên. Sau đó bạn thở ra bằng miệng, môi hơi khép như khi đang huýt sáo, sử dụng tay ép bụng để đẩy gió ra ngoài. Hãy lập lại động tác đó thường xuyên theo ý muốn.

– Hít thở luân phiên: Bạn nên bắt đầu hít vào qua lỗ mũi trái: dùng ngón tay cái ép lỗ mũi phải đóng lại, nhẩm đếm tới 4 thì dừng hít. Ép kín cả hai lỗ mũi và nín thở trong vòng 16 nhịp đếm, sau đó thở ra bằng lỗ mũi phải trong 8 nhịp đếm. Tiếp theo bạn lại hít vào bằng lỗ mũi phải trong 4 nhịp đếm, nín thở trong 16 nhịp đếm tiếp theo và thở ra qua lỗ mũi trái trong 8 nhịp đếm. Những người luyện tập yoga tin rằng cách rèn luyện này có thể đưa hai nửa của não bộ vào trạng thái cân bằng, đồng thời làm tĩnh lặng cả tâm trí lẫn cơ thể.

Mát xa cơ thể:

Thường xuyên mát-xa hay điều trị bằng phương pháp bấm huyệt bàn chân có thể giảm được 8 nhịp tim/phút. Bạn có thể ra tiệm hay nhờ người thân mát-xa cho mình.

Cách làm giảm nhịp tim nhanh không dùng thuốc

Cuối cùng, điều này tuy không được liệt kê những phương pháp ở trên nhưng lại rất hữu ích cho bệnh rối loạn nhịp tim – đó chính là sử dụng sản phẩm có chứa Khổ sâm. Thảo dược này có tác dụng toàn diện lên chứng rối loạn nhịp tim, làm giảm và ổn định nhịp tim bằng cách:

– Giảm tính kích thích của cơ tim và tăng thời gian dẫn truyền xung động trong tim nên giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim

– Ức chế sự phóng thích các chất gây co mạch làm tăng nhịp tim, trong các trường hợp stress (lo âu, sợ hãi, căng thẳng quá mức). Tác động này gần tương tự như nhóm thuốc chẹn beta – được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bị loạn nhịp tim nhanh.

– Giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim và điều hòa nồng độ các chất điện giải ở màng tế bào cơ tim để ngăn ngừa và giảm tần suất xuất hiện của các cơn loạn nhịp nhanh. Đây là lợi thế lớn nhất của Khổ sâm để kiểm soát nhịp tim cho các trường hợp nhịp nhanh sau nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh do yếu tố gia đình, bệnh cơ tim.

41372102145 586e523e59 o

Khổ sâm có trong tpcn Ninh Tâm Vương – giải pháp chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim

Ưu thế của Khổ sâm là không gây hạ nhịp tim quá mức như các thuốc hạ nhịp tim thông thường, đồng thời sử dụng được cho tất cả các trường hợp rối loạn nhịp tim do mọi nguyên nhân. Ninh Tâm Vương với thành phần chính là Khổ sâm dùng giúp giảm và ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực do rối loạn nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim hiệu quả. Và Ninh Tâm Vương đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên trong điều trị nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, đặc biệt là những rối loạn nhịp không rõ nguyên nhân.

Trên đây là những cách làm giảm nhịp tim nhanh đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để cắt cơn nhịp tim nhanh tức thì và giúp ổn định nhịp tim hiệu quả bền vững, ngăn ngừa cơn nhịp nhanh xuất hiện trong tương lai. Nếu còn băn khoăn về bệnh nhịp tim nhanh, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0966 491 285

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim