Tính đến sáng 25/3, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam đã lên tới 134, dự kiến hai tuần tới sẽ lên đến đỉnh dịch. Nếu số người mắc tăng mạnh, người bệnh mạn tính như tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim sẽ phải đối mặt với biến chứng nặng nề, nếu chẳng may nhiễm Covid-19.
Vì vậy, người bệnh cần cực kỳ thận trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm theo 7 điều sau đây để vượt qua giai đoạn đỉnh dịch Covid-19 một cách an toàn.
Kiểm tra thuốc theo đơn để dùng đủ 2-3 tháng
Đây là thời điểm nhạy cảm, cho nên bạn cần tránh tiếp xúc đông người, kể cả việc đi khám bệnh cũng phải hạn chế. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra lại tất cả các thuốc theo đơn của mình, liên hệ với bác sỹ để được kê đơn thuốc dùng đủ trong 2-3 tháng.
Mặt khác, một số thuốc thường dùng ở người bệnh rối loạn nhịp tim, tim mạch như: Betaloc, Concor, Cordarone, Plavix, Simvastatin, Amlor, Vastarel, Coversyl, Micardis… đa số đều có nguồn gốc từ các nước Châu Âu và Mỹ. Nếu đơn thuốc của bạn có các thuốc ngoại nhập kể trên thì nên xin thêm 1 – 2 tên thuốc khác với hoạt chất tương tự có thể thay thế cho thuốc bạn đang dùng trong trường hợp bạn không mua được.
Bạn tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc dùng thêm bất kỳ thuốc nào khác khi đọc thông tin trên mạng mà chưa hỏi ý kiến bác sỹ.

Khi có vấn đề về sức khỏe nên ưu tiên khám bệnh tại nhà
Trong thời điểm này, bạn hãy xin số điện thoại của bác sỹ điều trị trực tiếp để tiện trao đổi và được hướng dẫn cách xử trí khi cơ thể không được khỏe.
Hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới các bệnh viện có dịch vụ khám bệnh tại nhà như Bệnh viện Medlatec, trung tâm bác sỹ gia đình, bệnh viện Xanh pon… để được khám bệnh tại nhà.
Theo dõi sức khỏe, rửa tay và súc họng thường xuyên
Bạn hãy tự theo dõi sức khỏe của mình hàng ngày bằng máy đo huyết áp, nhịp tim, thử đường huyết (nếu mắc thêm bệnh tiểu đường), theo dõi thân nhiệt để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có hướng xử trí kịp thời.
Đồng thời hãy tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa vi khuẩn, virus lây nhiễm sang cơ thể mình. Đừng quên súc họng bằng nước muối ấm mỗi ngày ít nhất 3 lần, lưu ý khi súc kỹ vùng hầu họng để loại bỏ virus/vi khuẩn nếu có.
Tập thể dục trong nhà
Thay vì tập tại công viên, vườn hoa… thì bạn hãy tập tại nhà bằng cách đi bộ, làm việc nhà, tập yoga, tập vẩy tay hoặc bất kỳ động tác nào bạn cảm thấy thoải mái khi tập nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước
Giúp bạn tăng sức đề kháng, thải loại độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó hạn chế sự xâm nhập của virus gây bệnh và giảm nguy cơ gặp các biến chứng của bệnh rối loạn nhịp tim, tim mạch.

Giữ tinh thần lạc quan nhưng không chủ quan
Bạn không nên lo lắng, sợ hãi quá, vì điều này có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, nhịp thở… và không có lợi cho bệnh tình của bạn.
Thay vào đó hãy lạc quan, tự tin và giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ nhất có thể bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền, xem phim.
Hạn chế tiếp xúc với người khác
Nhà nước đang có những biện pháp rất tốt để dập dịch, việc bạn cần làm là hạn chế tiếp xúc để làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh bằng cách ở nhà và tránh tối đa việc đi ra ngoài.
Với những người bệnh tim mạch cao tuổi nếu không ở cùng con cháu, thì trong thời điểm có dịch này con cháu, họ hàng hãy hạn chế đến gặp trực tiếp để tránh tiếp xúc với nguồn nhiễm Covid.
Chỉ cần bạn tuân thủ 7 hướng dẫn phía trên là bạn đã bảo vệ được bản thân và chung tay cùng cộng đồng vượt qua đỉnh dịch Covid-19. Đừng ngần ngại chia sẻ để lan tỏa thông tin hữu ích này tới nhiều người nhé.
Biên tập viên sức khỏe Thu Trang
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com