Tính đến thời điểm hiện nay thì Betaloc là một trong những thuốc được dùng nhiều nhất trong điều trị rối loạn nhịp tim nói riêng và bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim… nói chung. Để betaloc phát huy tác dụng tối đa trong điều trị rối loạn nhịp tim, hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn cần hiểu rõ những lưu ý sau khi dùng thuốc.

Công dụng và cách dùng của betaloc
Betaloc có hoạt chất chính là metoprolol tartrate, nó tác động bằng cách gắn vào các thụ thể catecholamin, từ đó ức chế dẫn truyền các xung thần kinh, và nó không chỉ giảm được nhịp tim mà còn hạ huyết áp, vì vậy được dùng nhiều trong điều trị các bệnh tim mạch nói chung. Một dạng dùng khác của Betaloc và tác dụng giải phóng chậm là thuốc Betaloc Zok cũng được chỉ định phổ biến.
Mỗi loại bệnh và mức độ bệnh sẽ được chỉ định mức liều khác nhau. Có 2 dạng dùng chính là Betaloc 50mg và 100mg, trong đó thuốc Betaloc 50mg được dùng nhiều hơn.
Đối với trường hợp rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh trên thất), mức liều thường là 100 – 200mg/ngày (tương ứng với 2 – 4 viên Betaloc 50mg) chia 2 lần sáng tối. Với những người bị rối loạn thần kinh tim, kèm đánh trống ngực, liều thường dùng 100mg (2 viên Betaloc 50mg), ngày 1 lần buổi sáng, có thể tăng đến 200mg (4 viên Betaloc 50mg). Những người suy thận, suy gan, người cao tuổi: không cần chỉnh liều. Betaloc có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
Nếu bạn đã dùng Betaloc mà nhịp tim vẫn chưa ổn định và gặp phải các tác dụng phụ, bạn hãy sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, đánh trống ngực, mang lại hiệu quả bền vững mà không gây hạ huyết áp hay co thắt phế quản. Hãy gọi hoặc nhắn tin cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Nên làm gì khi dùng quá liều hoặc quên thuốc Betaloc?
Nếu uống quá nhiều viên betaloc, huyết áp của bạn có thể giảm mạnh, cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn, co giật, nhịp tim chậm lại. Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần bạn nhất ngay cả khi không có dấu hiệu khó chịu hoặc ngộ độc.
Nếu quên 1 lần uống Betaloc, bạn có thể uống ngay khi nhớ ra, sau đó quay trở lại nhịp uống thuốc thông thường. Nhưng nếu gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên. Ghi nhớ, không dùng liều gấp đôi để bù lại liều đã quên, nhằm tránh tình trạng quá liều.
Những lưu ý khi sử dụng Betaloc:
– Những người cao tuổi hoặc cơ thể nhạy cảm nên theo dõi huyết áp để tránh bị tụt huyết áp.
– Cẩn thận khi lái xe và vận hành máy móc: Betaloc có thể gây chóng mặt, mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của người dùng thuốc.
– Cẩn thận khi uống rượu: vì rượu làm tăng các triệu chứng chóng mặt và nhức đầu khi dùng Betaloc
– Giữ cơ thể đủ ấm: bởi Betaloc làm bạn nhạy cảm hơn với nhiệt độ lạnh.
– Thay đổi tư thế thật chậm khi đứng dậy khỏi giường hoặc ghế để cơ thể quen với sự thay đổi vị trí và huyết áp.
– Khi bị rối loạn nhịp tim kèm tiểu đường: Betaloc có thể che dấu một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hạ đường huyết, do đó hãy kiểm tra đường huyết của bạn thường xuyên.
– Nếu phải làm thủ thuật cần gây tê, gây mê hoặc bất kỳ xét nghiệm y khoa nào thì hãy trao đổi với nhân viên y tế rằng mình đang sử dụng Betaloc, bởi thuốc có thể gây ảnh hưởng tới quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh khác.
Nên mặc ấm hơn nếu đang sử dụng thuốc Betaloc
– Không tự ý ngưng đột ngột Betaloc mà chưa có chỉ định của bác sỹ, bởi bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng cai thuốc, làm nhịp tim tăng nhanh đột ngột. Nếu muốn ngưng cần giảm liều từ từ, thay vì dừng luôn thuốc.
Xem thêm: Lưu ý khi dùng thuốc Betaloc ZOK trong điều trị rối loạn nhịp tim
Tác dụng không mong muốn của Betaloc là gì?
Mọi loại thuốc đều có thể gây nên tác dụng phụ, có thể rất nghiêm trọng, nhưng đôi khi chỉ là những tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua. Nếu người bệnh trên 65 tuổi, xác suất gặp các tác dụng này sẽ nhiều hơn. Các tác dụng phụ của Betaloc gồm có:
– Trên thần kinh: Nhức đầu,chóng mặt khi thay đổi tư thế, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, mất trí nhớ ngắn hạn,ảo giác, không tập trung,…
– Trên đường tiêu hóa: Khô miệng, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón,
– Các triệu chứng giống cảm cúm: Tăng mồ hôi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mắt nhìn mờ …
– Rụng tóc.
– Trên da: lạnh hoặc nóng rát ở cánh tay hoặc chân, ngứa ran, chảy máu hoặc bầm tím, phát ban hoặc trầm trọng thêm bệnh vảy nến …
Nếu các tác dụng phụ có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc báo với bác sĩ điều trị, đặc biệt khi gặp 1 trong 6 dấu hiệu sau đây:
– Hụt hơi, giảm khả năng vận động.
– Sưng mắt cá chân.
– Khò khè, khó thở.
– Đau ngực, đánh trống ngực.
– Mặt, môi, lưỡi sưng, khó nuốt.
– Vàng da hoặc mắt.
Trường hợp nào không nên sử dụng Betaloc?
Một số trường hợp sau không được dùng thuốc Betaloc:
– Quá mẫn, dị ứng với thành phần của thuốc hoặc các thuốc cùng nhóm (nhóm chẹn thụ thể Beta)
– Bệnh nhân hen hoặc có tiền sử co thắt phế quản, bởi thuốc có thể gây co thắt cơ trơn khí quản, ảnh hưởng đến hô hấp.
Những trường hợp bị co thắt phế quản không nên dùng Betaloc
– Huyết áp thấp (Huyết áp tâm thu < 100mmHg).
– Nhịp tim chậm (ít hơn 45 – 50 nhịp/phút).
– Rối loạn mạch máu nghiêm trọng gây ra sự lưu thông máu kém ở tay và chân.
– Blốc nhĩ thất độ 2-3, suy tim mất bù không ổn định.
– Bệnh nhân đang dùng thuốc tăng co bóp cơ tim loại chủ vận β, chậm nhịp xoang.
– Không dùng chung với các thuốc chẹn kênh canxi (loại verapamil dùng đường tĩnh mạch), hoặc các thuốc nhóm đối kháng – chủ vận trên thụ thể Beta (Betaloc là nhóm các thuốc chẹn kênh Beta).
Thận trọng khi dùng Betaloc cho các trường hợp:
– Suy tim: cần xử trí suy tim mất bù trước & trong khi dùng metoprolol…
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
– Đang dùng các thuốc: chẹn beta giao cảm khác, chẹn kênh calci, thuốc điều trị tăng huyết áp và giảm nhịp tim, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống đông máu, digoxin, thuốc điều trị tiểu đường, loét dạ dày, thuốc kháng lao hoặc thuốc điều trị trầm cảm… bởi các thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của Betaloc và ngược lại.
Với những người bị rối loạn nhịp tim, ngoài sử dụng Betaloc theo chỉ dẫn của bác sĩ, họ cũng cần kết hợp thêm các biện pháp như: Tập luyện thể thao, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau xanh, duy trì cân nặng ở mức cho phép, hạn chế dùng các chất kích thích như: cà phê, rượu, bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc lá. Đồng thời sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các căng thẳng, mệt mỏi, nên ngủ đủ giấc. Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Khổ sâm với những hoạt chất tác động theo cơ chế tương tự Betaloc nhưng không gây nhiều tác dụng phụ cũng là giải pháp kết hợp được nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim lựa chọn, để có một trái tim thực sự khỏe mạnh và một cuộc sống an lành, vui vẻ.
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Ds Bảo An
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com