Các loại thuốc điều trị rung nhĩ và những lưu ý khi dùng

15 Lượt xem

5/5 - (2 bình chọn)

Rung nhĩ là kết quả của sự bất thường trong quá trình phát xung điện ở các buồng tim phía trên (tâm nhĩ), khiến tâm nhĩ đập nhanh, hỗn loạn, không co bóp đồng bộ và nhịp nhàng như bình thường. Khi bị rung nhĩ, xung điện hình thành rất nhanh, thường là 100 – 300 nhịp/phút, thậm chí 400 nhịp/phút và không đều. Rung nhĩ ít gây hậu quả trực tiếp tới tính mạng nhưng để lâu dễ dẫn tới các tình trạng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim.

Trong trường hợp rung nhĩ không thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và tập luyện, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc làm giảm nhịp tim.

Thuốc chống loạn nhịp tim giúp kiểm soát cơn rung nhĩ

Các nhóm thuốc này thường được sử dụng cho bệnh nhân mới có rung nhĩ.

– Nhóm thuốc chẹn kênh Natri gồm: FlecainideDisopyramideMexiletine, Procainamit, Quinidin… giúp điều hòa nồng độ ion Natri tại cơ tim, tránh tình trạng rối loạn điện giải khiến tim loạn nhịp. Nhóm thuốc này dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa. Khi dùng quá liều có thể xuất hiện dấu hiệu ù tai hoặc suy thận cấp.

– Nhóm thuốc chẹn kênh Kali gồm: Amiodarone, Dronedaron, Sotalol. Với người bị rung nhĩ mạn tính, không nên sử dụng Dronedaron. Thuốc giúp kiểm soát được lượng ion Kali trong tế bào cơ tim, yếu tố ảnh hưởng tới nhịp đập của trái tim. Việc kiểm soát tốt nồng độ ion này giúp tim hoạt động được bình thường, ổn định. Vấn đề mà bệnh nhân sử dụng nhóm này có thể gặp phải là nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da), vấn đề về phổi, thay đổi chức năng gan hoặc chức năng tuyến giáp và rối loạn thị giác.

Cac thuoc dieu tri rung nhi giup kiem soat nhip tim

Các thuốc điều trị rung nhĩ giúp kiếm soát nhịp tim

– Nhóm thuốc chẹn beta gồm: Atenolol, Timolol, Bisoprolol, Propranolol. Các thuốc chẹn beta tác động vào hệ thần kinh giao cảm – hệ thần kinh có vai trò kiểm soát nhịp tim và nhiều hoạt động khác. Tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp phải là: mệt mỏi, lạnh tay chân, hạ huyết áp quá mức, gây co thắt phế quản, bất lực, thậm chí là gây nặng thêm tình trạng suy tim.

– Nhóm thuốc chẹn kênh canxi gồm: Diltiazem, Verapamil. Khi thuốc vào cơ thể, chúng sẽ gắn với các kênh vận chuyển ion canxi của các loại tế bào của mô tim làm giảm nồng độ ion canxi trong tế bào. Đối với tế bào cơ tim cũng như cơ trơn thành động mạch thuốc làm giảm khả năng co của tế bào cơ tim làm giảm công của cơ tim. Khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra theo từng mức độ, với mức độ nhẹ người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng táo bọn, hạ huyết áp quá mức, sưng các mắt cá chân, mức độ nặng hơn là nhịp tim chậm, nghẽn nhĩ thất và suy tim sung huyết.

– Các Glycoside trợ tim gồm: Digoxin, Digitoxin. Thuốc tác động làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ tâm trương được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường. Thuốc này có thể được khuyến cáo trong quá trình điều trị vì nó cũng có thể giúp kiểm soát nhịp tim nhờ giảm độ dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ tới tâm thất. Khi người bệnh gặp các vấn đề khiến căng thẳng về tinh thần hoặc mệt mỏi về thể chất, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm. Khi dùng nhóm thuốc trên, bệnh nhân rất có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng như rối loạn lo âu, trầm cảm, ảo giác, nhức đầu và mất trí nhớ.

Thuốc chống kết tập tiểu cầu nhằm giảm nguy cơ đột quỵ ở người rung nhĩ

Những bệnh nhân rung nhĩ thường có nguy cơ bị đột quỵ khá cao. Do đó, ngăn ngừa huyết khối tự hình thành là một phần vô cùng quan trọng của quá trình điều trị. Các bác sĩ sẽ khuyến cáo các thuốc chống đông và kết tập tiểu cầu, hay còn gọi là chất làm loãng máu, để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Các thuốc chống đông bao gồm:

  • Wafarin và Heparin.
  • Thế hệ thuốc chống co giật mới như Dabigatran, Rivaroxaban, Edoxaban và Apixaban.
  • Thuốc chống tiểu cầu bao gồm: Aspirin tuy nhiên hiện nay ít được sử dụng, Clopidogrel, Prasugrel, Ticagrelor

Nguy cơ chính và là tác dụng phụ nguy hiểm nhất của thuốc này là chảy máu não, được gọi là “xuất huyết nội sọ”. Để tránh tình trạng gây xuất huyết của các thuốc như Heparin, Wafarin, bạn cần phải xét nghiệm máu hàng tháng để theo dõi tác dụng phụ và điều chỉnh liều nếu cần thiết. Một số thuốc chống đông thế hệ mới như Dabigatran thì không cần phải tiến hành các xét nghiệm trên. Tuy nhiên, vẫn cần phải có các biện pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra, thuốc cũng không được sử dụng cho bệnh nhân có bệnh lý van tim.

Tuan thu chi dinh cua bac si la rat quan trong trong dieu tri rung nhi

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng trong điều trị rung nhĩ

Khổ sâm – giải pháp Đông y giúp làm giảm rung nhĩ hiệu quả

Khổ Sâm chứa hai hoạt chất sinh học chính là matrine và oxymatrine rất hiệu quả trong điểu trị rung nhĩ. Với các tác dụng như: Giảm kích thích cơ tim, điều hòa nồng độ điện giải – ổn định điện thế trong tim, tác động trực tiếp lên cơ tâm nhĩ làm giảm triệu chứng và phòng ngừa cơn rung nhĩ. Với cơ chế tác động đa chiều, Khổ sâm giúp điều hòa nhịp tim mà không gây ra các tác dụng phụ như làm chậm nhịp quá mức, hạ huyết áp,… Ngày nay, Khổ Sâm còn có thể được kết hợp với các loại thảo dược khác như Đan Sâm, Hoàng Đằng, Natto có trong sản phẩm hỗ trợ, mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm và ổn định nhịp tim, mà rất tiện lợi đối với người bệnh.

Thành Nam

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim