Sử dụng thuốc điều hòa nhịp tim là giải pháp cần thiết để giảm triệu chứng cũng như biến chứng cho người bệnh rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên nếu không chọn đúng loại, dùng đúng cách thì người bệnh rất dễ gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Để giúp bạn hiểu hơn về các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả cũng như cách dùng thuốc tránh tác dụng phụ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với BS Lê Đức Việt – Khoa Nội Tim mạch, Bệnh Viện Xanh Pôn.
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, người bệnh rối loạn nhịp tim đang được điều trị bằng những loại thuốc nào và tác dụng của từng loại thuốc đó như thế nào ạ?
BS Lê Đức Việt
Về lý thuyết thì chúng ta có 4 nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim được đánh số từ I đến IV:
- Nhóm I – Thuốc chẹn kênh Natri: Nhóm này làm giảm nhịp tim thông qua việc ức chế dòng Natri trên tế bào cơ tim.
- Nhóm II: Thuốc chẹn beta giao cảm: Có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm nên cũng giúp giảm nhịp tim và huyết áp.
- Nhóm III – Thuốc chẹn kênh Kali: Nhóm này ngăn chặn sự lưu thông của Kali, từ đó làm chậm các xung điện trong cơ tim, khiến tim đập chậm lại.
- Nhóm IV – Thuốc chẹn kênh canxi. Cơ chế hoạt động của nhóm này là chặn kênh canxi, điều này cũng gây giãn mạch, giảm nhịp tim và hạ huyết áp gần như nhóm II.
Tuy nhiên trong thực tế bệnh nhân chủ yếu được dùng nhóm chẹn beta, sau đó là đến chẹn Kali với các cái tên quen thuộc như Con-cor, Beta-loc hay Corda-rone. Còn các thuốc nhóm I thì ít dùng hơn do ở Việt Nam ít có. Ngoài ra thì người bệnh còn có thể được kê đơn thêm thuốc chống đông máu, mỡ máu, thuốc hạ huyết áp… tùy theo nguyên nhân gây rối loạn nhịp và các bệnh lý mắc kèm.
Câu hỏi: Trong các nhóm thuốc trên thì nhóm thuốc nào có hiệu quả tốt nhất thưa bác sĩ?
BS Lê Đức Việt
Câu hỏi này rất khó trả lời. Vì một thuốc tốt với người này chưa chắc đã hiệu quả với người kia. Lựa chọn thuốc nào thì chúng ta phải xem xét rất nhiều yếu tố: từ dạng rối loạn nhịp, mức độ, nguyên nhân, tuổi tác, bệnh mắc kèm thậm chí là kinh tế của bệnh nhân có đủ để duy trì việc dùng thuốc đó không. Bệnh nhân nên đi khám tại các chuyên khoa Tim mạch để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
Mỗi tình trạng bệnh sẽ đáp ứng tốt với 1 loại thuốc điều hòa nhịp tim khác nhau
Câu hỏi: Người bệnh thường lo sợ việc dùng thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ trên gan/ thận/ dạ dày… Vậy thực tế thì các thuốc điều hòa nhịp tim kể trên thường có các tác dụng phụ gì ạ?
BS Lê Đức Việt
Đúng là thuốc Tây nào cũng có những rủi ro nhất định. Tôi cũng gặp không ít trường hợp bệnh nhân phàn nàn rằng sau khi dùng thuốc thì thấy người mệt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên có 2 tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý nhất là:
- Tụt huyết áp và che lấp các dấu hiệu hạ đường huyết: Tác dụng phụ này hay gặp ở nhóm chẹn beta giao cảm. Vậy nên đối với các trường hợp mắc kèm đái tháo đường, tôi thường phải nhắc bệnh nhân phải đo đường huyết thường xuyên hơn. Vì có thể trong khi dùng thuốc bệnh nhân bị hạ đường huyết mà không biết. Thành ra đường huyết hạ rất sâu, bệnh nhân hôn mê thì xử lý sẽ khó hơn.
- Gây hạ nhịp tim quá mức hoặc làm nặng tình trạng rối loạn nhịp tim: Các thuốc nhóm I và nhóm III đôi khi có thể khiến bệnh. Trong y học chúng tôi gọi là hội chứng QT kéo dài. Nghe hơi chuyên khoa nhưng bệnh nhân chỉ cần hiểu rằng là điều này nguy hiểm bởi có thể khiến tim đập rất nhanh, rung lên làm máu không ra vào tim được.
Thuốc Tây giống như con dao hai lưỡi. Dùng đúng mới tránh được rủi ro. Hãy gọi ngay tới Tổng đài 0966 491 285 để được các Dược sĩ tư vấn cách dùng thuốc hiệu quả, an toàn.
Câu hỏi: Vậy thì khi sử dụng thuốc, người bệnh phải chú ý gì để tránh gặp các tác dụng phụ này thưa bác sĩ?
BS Lê Đức Việt
Dùng thuốc đúng theo đơn và thăm khám định kỳ là điều đầu tiên bệnh nhân phải làm để tránh tác dụng phụ. Thông thường trong thời gian đầu kê đơn thuốc, chúng tôi sẽ phải “dò liều” để tìm ra liều thấp nhất vừa có hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Do đó, chúng tôi luôn mong muốn bệnh nhân dùng đúng liều, đúng giờ, đi khám đúng lịch và báo cho chúng tôi tất cả những triệu chứng mà họ cảm nhận được khi dùng thuốc. Đây là dữ liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm ra loại thuốc tốt nhất cho bệnh nhân.
Điều thứ hai mà tôi hay khuyên bệnh nhân của mình là cần giữ tinh thần lạc quan, tập thể dục và có chế độ ăn lành mạnh. Không cần kiêng quá nhưng những thực phẩm gây hại cho tim như đồ chiên rán, nhiều muối, đường rồi rượu bia thuốc lá thì mình cũng nên hạn chế.
Nhiều bệnh nhân của tôi nói rằng thấy tim đập nhanh khi vận động nên rất ngại tập thể dục. Tôi phải đính chính rằng việc tim đập nhanh hơn khi vận động là bình thường. Miễn là chúng ta đo thấy nhịp tim không vượt quá con số 220 – độ tuổi, cộng thêm người không quá mệt, khó thở, đau ngực thì vẫn nên tập hàng ngày.
Xem thêm ThS. BS Lê Đức Việt tư vấn về các lưu ý khi dùng thuốc hạ nhịp tim
Câu hỏi: Hiện nay do lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, người bệnh có xu hướng sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Quan điểm của bác sĩ ra sao về vấn đề này ạ?
BS Lê Đức Việt
Câu hỏi này rất hay. Dựa trên kinh nghiệm bản thân thì tôi cho rằng đây là một giải pháp tốt nếu bệnh nhân dùng đúng cách. “Đúng cách” ở đây có nghĩa là gì:
- Không dùng thảo dược để thay thế hoàn toàn thuốc Tây, đặc biệt là trong trường hợp rối loạn nhịp tim bệnh lý. Với rối loạn nhịp tim bệnh lý, thuốc Tây vẫn là nền tảng. Thảo dược chỉ được chứng minh có tác dụng bổ trợ để giúp người bệnh duy trì liều thuốc thấp nhất mà nhịp tim vẫn ổn định mà thôi.
- Chọn các sản phẩm thảo dược có nghiên cứu bài bản, được những cơ quan có thẩm quyền như Bộ Y Tế cấp phép. Vì trên mạng giờ cũng không ít các sản phẩm kém chất lượng được dán mác thảo dược.
Câu hỏi: Nói về sản phẩm thảo dược thì hiện nay trên thị trường đang có một sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh rối loạn nhịp khá lâu năm là Ninh Tâm Vương. Theo bác sĩ sản phẩm này có tốt không?
BS Lê Đức Việt
Tốt hay không thì chúng ta cứ chiếu theo các tiêu chí mà tôi vừa chia sẻ. Ninh Tâm Vương có được Bộ Y Tế cấp phép, thành phần thì cũng đều là những thảo dược, hoạt chất mà chúng ta hay dùng, có nghiên cứu chứng minh tác dụng bao gồm: Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto, Magie, L-Carnitine…
Ví dụ về Khổ sâm, cơ chế gây rối loạn nhịp tim thường gặp là sự mất cân bằng điện thế, rối loạn tính ổn định màng tế bào, làm tăng tính tự động của tế bào cơ tim, rồi tình trạng bệnh vi mạch, thiếu máu cơ tim cũng có thể gây rối loạn nhịp tim. Thì với Khổ sâm, nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã cho thấy thảo dược này có thể kiểm soát những cơ chế gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim trên nên có thể giúp người bệnh ổn định nhịp tim.
Thực tế thì tôi cũng từng chứng kiến bệnh nhân của mình sử dụng sản phẩm này kết hợp với thuốc điều trị cho đáp ứng tốt, bệnh nhân phản hồi thoải mái và hạnh phúc hơn. Vậy nên nếu có điều kiện thì hoàn toàn dùng được.
ThS. BS Lê Đức Việt chia sẻ về tác dụng của Khổ sâm trong Ninh Tâm Vương
———————————————————————————————————
Thông tin về TPBVSK NINH TÂM VƯƠNG – Giải pháp giúp ổn định nhịp tim, giảm tim đập nhanh/ rối loạn nhịp tim từ thảo dược
Ninh Tâm Vương là thành quả nghiên cứu của Viện thực phẩm chức năng Việt Nam cùng Công ty Dược phẩm Hồng Bàng. Sau khi được Bộ Y Tế cấp phép năm 2015, sản phẩm đã nhanh chóng nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao của người bệnh và giới chuyên môn về hiệu quả:
- Giúp ổn định nhịp tim, giảm tim đập nhanh/ tim đập không đều.
- Giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu, khó thở, mệt mỏi, mất ngủ, vã mồ hôi… do rối loạn nhịp.
- Ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim.
Trong hơn năm 7 năm có mặt trên thị trường, Ninh Tâm Vương đã giúp hàng ngàn bệnh nhân rối loạn nhịp tim tìm lại nhịp tim ổn định và trở về cuộc sống bình thường.
Bà Lê Thị Hưng (Quốc Oai Hà Nội): Sau 3 tháng dùng Ninh Tâm Vương, nhịp tim của tôi ổn định, không còn hồi hộp, trống ngực, cảm giác hoảng hốt lo lắng không còn nên tôi ngủ ngon hơn mỗi đêm, không còn mộng mị như trước, sức khỏe nhờ đó được cải thiện, không khí trong nhà nhờ thế cũng vui vẻ hơn
Ông Phương (Chí Linh, Hải Dương): Sau khi uống đều đặn mỗi ngày 4 viên Ninh Tâm Vương, tôi cảm thấy trong người thấy nhẹ nhõm và không thấy cơn nhịp tim nhanh. Đến giờ phải nói bệnh tim đập nhanh của tôi đỡ đến 90%, tim đập đều, huyết áp không lên nữa. Đi xa cũng không lo phải nhập viện cấp cứu vì cơn nhịp nhanh.
Tìm hiểu thêm về Ninh Tâm Vương TẠI ĐÂY
GỌI TỔNG ĐÀI 0966 419 285 để được Dược sĩ tư vấn trực tiếp về sản phẩm
Xem nhà thuốc có bán Ninh Tâm Vương TẠI ĐÂY
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com