Cách để sống chung với rung tâm nhĩ

8 Lượt xem

Rung tâm nhĩ, một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến, có thể xuất hiện rất nhanh chóng mà không có dấu hiệu báo trước, nhiều người không hề hay biết mình có bệnh cho đến khi nó tiến triển ở giai đoạn nghiêm trọng. Bản thân cơn rung nhĩ không đe dọa đến tính mạng, nhưng điều nguy hiểm lại chính là biến chứng của nó, làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ, suy tim trong tương lai. Mặc dù vậy, bạn không nên lo lắng quá mức, nếu thực hiện tốt trong việc điều trị bệnh, duy trì một lối sống khoa học, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nhịp tim của mình và chung sống hòa bình với bệnh.

Khi bị rung tâm nhĩ, bạn có thể sống một cuộc sống bình thường?

Câu trả lời là CÓ. Câu chuyện của Mike Butler, người nông dân 67 tuổi ở vùng ngoại ô Evesham, Worcestershire nước Anh là một trong những minh chứng điển hình, khi ông đã sống chung với căn bệnh rung tâm nhĩ một cách bình thường trong suốt 37 năm qua. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên mà ông cảm nhận được là tình trạng nhịp tim không ổn định xuất hiện khi ông mới 30 tuổi: “Trong một lần đang lặn dưới nước vào ban đêm, tôi cảm giác tim mình bỗng đập rất nhanh, không đều và nó đã tự biến mất trong vài phút sau đó. Một tuần sau, cơn nhịp tim nhanh bắt đầu xuất hiện trở lại và tình trạng kéo dài liên tục gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày”.

Rung tâm nhĩ xảy ra khi có những xung điện bất thường xuất phát từ tâm nhĩ (buồng trên của tim) khiến nhịp tim bị rối loạn. Tim đập nhanh và không đều mà Mike gặp phải chính là dấu hiệu điển hình của tình trạng rung tâm nhĩ, ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể đi kèm như khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, chân tay yếu… Các phương pháp điều trị như dùng thuốc, đốt điện tim hay phẫu thuật, điều chỉnh lối sống khoa học cùng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là những giải pháp hữu hiệu nhất dành cho người bị rung nhĩ. Với Mike, nhờ kết hợp nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ, hiện nay cuộc sống của ông đã trở về hoàn toàn bình thường khi không còn những cơn nhịp nhanh làm cản trở đến sinh hoạt như ngày đầu mắc bệnh.

00115v2

Mike vẫn khỏe mạnh sau nhiều năm sống chung với bệnh rung nhĩ

Sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương là 1 giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và ổn định nhịp tim trong các trường hợp rối loạn nhịp. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Có nên ngừng uống rượu khi bị rung tâm nhĩ?

Rượu bia là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị rung nhĩ nếu uống với một số lượng lớn. Đồng thời, rượu có thể gây tương tác làm tăng nguy cơ chảy máu khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu, đặc biệt là nhóm đối kháng vitamin K như wafarin để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ. Tùy thuộc vào khả năng dung nạp của mỗi người là khác nhau, có người chỉ một chút rượu cũng đã khiến tim đập nhanh, đánh trống ngực… Do vậy, người bệnh nên tránh sử dụng rượu bia.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, mọi người không nên tiêu thụ quá 2 đơn vị rượu/ngày (tương đương 300 ml rượu hoặc 450 ml bia). Nếu không thể bỏ được, tốt nhất bạn nên cố gắng không uống ít nhất 2-3 ngày/tuần.

Nên ngừng hay tăng tập thể dục nếu bị rung nhĩ?

Tập thể dục vừa sức sẽ rất tốt cho sức khỏe của bất kỳ ai, giúp làm giảm nguy cơ mắc và tiến triển của các bệnh tim mạch. Hoạt động thể chất rất quan trọng vì nó giúp điều hòa nhịp sinh học hàng ngày, cải thiện giấc ngủ, tinh thần thoải mái và điều quan trọng là để kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về mức độ hoạt động thể chất phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

Theo nghiên cứu cho thấy, những vận động viên chạy bộ, đi xe đạp đường dài hoặc môn thể thao yêu cầu dùng sức nhiều thường có nguy cơ cao mắc bệnh rung nhĩ do tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài. Do vậy, bạn nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức vào các buổi sáng hoặc chiều tối. Nếu có dấu hiệu bệnh tái phát trong khi tập thể dục, bạn nên dừng lại, ngồi xuống nghỉ ngơi, dùng thuốc hoặc nhờ sự trợ giúp của bác sĩ (nếu cần thiết).

00115 2v2

Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp kiểm soát nhịp tim ổn định hơn

Rung tâm nhĩ có phải bỏ thuốc lá không?

Thuốc lá chứa nicotin và hàng ngàn chất độc hại có thể làm tăng nặng thêm tình trạng của bệnh rung nhĩ. Khói thuốc kích thích tim đập nhanh, gây co mạch và làm giảm mức oxy trong máu, khiến cơn đột quỵ do rung nhĩ có thể đến sớm hơn so với tiến trình của bệnh. Do vậy, hãy ngưng hút thuốc hoặc tránh nơi có khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Chế độ ăn khi bị rung nhĩ như thế nào?

Tốt nhất, bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì. Chế độ ăn uống cũng đặc biệt quan trọng nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, nhóm đối kháng vitamin K như wafarin. Lúc này, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm giàu vitamin K như rau diếp, củ cải, rau bina… bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Nếu bạn bị huyết áp cao thì nên lựa chọn thực phẩm ít muối (kiểm tra trên nhãn thực phẩm) và không thêm muối khi nấu/chế biến. Bạn có thể hỏi bác sĩ về việc thay thế muối thông thường với muối kali (một loại muối không gây tăng huyết áp).

Sử dụng kết hợp những sản phẩm bổ trợ có chứa các hoạt chất sinh học từ tự nhiên, chẳng hạn như Khổ sâm đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc chống loạn nhịp hiệu quả, thông qua cơ chế điều hòa ổn định điện thế trong tim, ức chế trực tiếp lên cơ tâm nhĩ làm giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim.

Bị rung nhĩ có cần phải giảm cân?

Khoảng 50% số người lớn ở các nước đang phát triển bị thừa cân (chỉ số khối cơ – BMI> 25) hoặc béo phì (BMI> 30). Béo phì có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát triển chứng rung tâm nhĩ và làm tăng khả năng tái phát sau khi can thiệp phẫu thuật. Do vậy, việc giảm cân có thể giúp kiểm soát và tránh tình trạng rung nhĩ xảy ra và mục tiêu dành cho những người béo phì là cần giảm 10% trọng lượng cơ thể.

Có nên ngừng uống cà phê, trà đặc?

Uống quá nhiều caffeine có trong cà phê, trà đặc có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, khiến bệnh rung nhĩ tái phát. Do đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thức uống này. Nếu đó là một thói quen không thể bỏ, bạn chỉ nên sử dụng ở một mức độ vừa phải, ví dụ 1-2 tách mỗi ngày.

Nên tránh căng thẳng, stress nếu không muốn bệnh rung nhĩ nặng hơn.

Đó là lời khuyên để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất, có một số bằng chứng cho thấy sự căng thẳng lâu dài và đột ngột có thể dẫn đến cơn rung nhĩ. Do vậy, hãy tránh làm việc căng thẳng hay suy nghĩ quá nhiều, thay vào đó là ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thư giãn tinh thần bằng những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc bài tập yoga mỗi ngày.

Bệnh rung nhĩ có thể quan hệ tình dục bình thường được không?

Rất nhiều người mắc bệnh tim đã từng rất lo lắng về việc quan hệ tình dục. Một số người tin rằng quan hệ tình dục có thể là nguy hiểm và họ nghĩ rằng “Tôi phải tránh nó” hoặc “Nếu chẳng may phấn khích quá có thể gây hại, làm bệnh tái phát”. Tuy nhiên, những suy nghĩ này đã dẫn đến sự căng thẳng không cần thiết về vấn đề tình dục. Nếu quan hệ an toàn và lành mạnh thì bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người vẫn có thể duy trì nhu cầu sinh lý đó của mình. Quan hệ tình dục chẳng khác gì khi ta đi bộ đều đặn 20 phút mỗi ngày, lúc cực khoái nhất cũng giống như khi ta leo cầu thang. Tập thể dục là tốt cho tim và hoạt động tình dục chỉ là một hình thức tập thể dục, giảm căng thẳng. Vì vậy, hoạt động tình dục thường xuyên có thể thực sự là tốt cho trái tim, ngay cả khi bạn bị rung nhĩ.

Nếu mắc bệnh rung nhĩ, liệu bạn có an toàn khi tự mình lái xe và đi du lịch?

Câu trả lời là Có, bạn vẫn có thể tự lái xe một mình, nhưng sẽ không phù hợp nếu bạn có dấu hiệu choáng váng, chóng mặt gần như ngất xỉu.

Không có lý do gì để bạn không thể đi du lịch (bao gồm cả đi máy bay) khi mắc bệnh rung nhĩ. Nhưng trước khi bắt đầu hành trình, tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình, chắc chắn rằng nhịp tim đang được kiểm soát tốt và ổn định. Mang theo thuốc và một bản tóm tắt về tiền sử bệnh sẽ hữu ích khi bạn đi xa, đồng thời bạn cũng nên tránh những nơi quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim