Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim tăng cao trên 100 lần/phút thường xuyên. Hiện tượng này có thể khiến máu ứ đọng tại tim, giảm oxy tới não và gây ra những hậu quả nghiêm trọng như suy tim, huyết khối, đột qụy nếu không được kiểm soát. Vậy có những cách điều trị tim đập nhanh nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Cách điều trị tim đập nhanh tại nhà: những biện pháp giảm nhịp cấp tốc
Cơn nhịp nhanh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ngay cả khi bạn nghỉ ngơi. Để giúp tim ổn định nhanh chóng, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau:
- Thở sâu: Hít vào hết sức trong 5 – 8 giây, nín thở 3 – 5 giây và thở ra chậm rãi trong 5 – 8 giây, lặp lại nhiều lần đến khi nhịp tim của bạn trở về giới hạn bình thường.
- Động tác valsalva: Nguyên tắc của phương pháp này là tác động đến dây thần kinh phế vị (dây thần kinh kiểm soát nhịp tim). Cách thực hiện cũng bao gồm 3 bước: hít sâu, căng cơ bụng, giữ nguyên 5 giây rồi thở ra.
- Massage động mạch cảnh: Động mạch cảnh nằm cạnh dây thần kinh phế vị, do đó việc massage nhẹ nhàng tại khu vực này sẽ giúp tim đập chậm hơn.
- Rửa mặt bằng nước lạnh: Tác động bất ngờ của nước lạnh vào mặt khiến cơ thể hình thành phản xạ lặn, từ đó giúp giảm tốc độ trao đổi chất và ổn định nhịp tim.
Thở sâu là cách đơn giản giúp bạn cải thiện cấp tốc các cơn nhịp nhanh.
Xem thêm: 6 cách làm tim đập chậm lại
Cách điều trị tim tập nhanh tại bệnh viện: dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa?
Những cách trị tim đập nhanh tại nhà có thể mang lại hiệu quả cao khi cơn nhịp nhanh xuất hiện bất chợt. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn sẽ cần những phương pháp điều trị chuyên biệt hơn, bao gồm dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa. Thông thường các thuốc điều trị nhịp tim nhanh sẽ được áp dụng trước cùng với các biện pháp thay đổi lối sống. Chỉ khi các giải pháp này không phát huy hiệu quả như mong đợi, bác sĩ mới lựa chọn can thiệp ngoại khoa.
Một số thuốc điều trị tim đập nhanh
- Digitalis (Digoxin, Gitoxin): Các thuốc nhóm Digitalis có khoảng điều trị khá hẹp, rất dễ ngộ độc nếu dùng sai liều. Do đó khi sử dụng, bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định, đặc biệt với các thuốc Digitalis dạng lỏng. Nếu có các triệu chứng ngộ độc: xuất hiện quầng sáng bất thường, giảm thị lực, buồn nôn, đau đầu, ảo giác…, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
- Thuốc chẹn beta giao cảm (metoprolol, propranolol…): Là nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh được dùng phổ biến nhất. Thuốc ức chế hormon adrenalin, thuốc giúp giảm nhịp tim và huyết áp. Lưu ý khi dùng là không được tự tăng liều hoặc ngưng thuốc đột ngột, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Thuốc chẹn kênh canxi (verapamil, diltiazem): Làm giảm nhịp tim nhờ ức chế quá trình chuyển canxi vào cơ tim. Để hạn chế tác dụng phụ, bạn nên uống trong bữa ăn, cách xa thời điểm ăn bưởi tối thiểu 4 giờ và tránh uống rượu hay hút thuốc lá trong thời gian dùng thuốc.
Cách điều trị tim đập nhanh bằng các can thiệp ngoại khoa phổ biến
- Loại bỏ ổ phát nhịp nhanh bằng đốt điện tim: Nhịp tim được điều khiển thông qua hệ thống xung điện. Khi tim có các ổ phát xung nhịp bất thường, nhịp nhanh có thể xuất hiện. Cách loại bỏ hiện tượng này là đốt điện bằng sóng cao tần hoặc phẫu thuật tạo mô sẹo nhằm ngăn cản xung điện được truyền đi.
- Sốc điện: Sốc điện thường được áp dụng khi có nhịp nhanh nhĩ. Thông qua dòng điện năng lượng cao, những nhịp đập bất thường của tim sẽ được loại bỏ.
- Máy khử rung tim (ICD): Trường hợp bạn có những cơn nhịp nhanh đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép máy khử rung ICD. ICD được coi như một thiết bị giám sát, ngay khi phát hiện các nhịp tim bất thường, thiết bị sẽ sốc điện khử rung hoặc khởi phát lại một nhịp tim bình thường.
Cấy ghép ICD chỉ được áp dụng khi các cách điều trị tim đập nhanh bằng nội khoa không hiệu quả
- Máy tạo nhịp tim: Đây cũng là một thiết bị cấy ghép gần tương tự máy khử rung. Nhờ tạo ra các xung điện tới cơ tim, máy sẽ giúp tim co bóp đúng theo tần số được cài đặt.
- Phẫu thuật tâm thất: Phương pháp này được thực hiện khi có sự phì đại cơ tim, mục đích nhằm định hình lại tâm thất, từ đó phục hồi khả năng hoạt động của tim.
Phòng ngừa nhịp tim nhanh – giải pháp bảo vệ trái tim của bạn
Bạn có thể phòng ngừa các cơn nhịp tim nhanh và nhiều bệnh lý tim mạch khác bằng cách thực hiện các gợi ý sau:
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm nhiều muối, mỡ động vật, đồ chiên rán; tăng cường rau xanh (cải bó xôi, măng tây, rau diếp…), trái cây (chuối, bơ, đào…), ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm chứa nhiều omega – 3 như cá biển.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Không chỉ có tác dụng phòng ngừa, các sản phẩm thảo dược còn giúp gia tăng hiệu quả điều trị và khắc phục được nhược điểm của phương pháp Tây y khi dùng lâu dài. Trong đó, Khổ sâm là cái tên được giới chuyên môn chú ý hơn cả nhờ khả năng tác động trực tiếp lên hệ thống điện tim đồng thời ức chế adrenalin tương tự thuốc chẹn beta – nhóm thuốc giảm nhịp tim được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy thảo dược này trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia và người bệnh lựa chọn như một giải pháp lâu dài giúp phòng ngừa và cải thiện nhịp tim nhanh hiệu quả.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh hơn. Để bắt đầu tập luyện, hãy thử với các bài tập cường độ thấp sau đó tăng dần. Khi tạo được thói quen tập luyện, bạn có thể chuyển sang phương pháp tập ngắt quãng theo gợi ý sau để có được nhiều lợi ích hơn:
+ Chạy bộ: Chạy nhanh trong 1 phút, giảm tốc độ trong 1 phút tiếp theo, lặp lại khoảng 6 – 8 lần rồi nghỉ ngơi 5 phút.
+ Bơi lội: Bơi tự do 10 lượt, mỗi lượt dài khoảng 45 m, giữa các lượt nghỉ 15 giây.
- Hạn chế căng thẳng, stress.
- Bỏ thuốc lá, kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol máu.
Chủ động phòng ngừa và áp dụng các cách điều trị tim đập nhanh nêu ra trong bài viết là chìa khóa giúp bạn bảo vệ trái tim của mình. Bên cạnh giải pháp dùng thuốc, bạn nên kết hợp thay đổi lối sống, thư giãn và sử dụng các thảo dược để ổn định nhịp tim và cải thiện các triệu chứng tốt hơn.
Xem thêm: Chữa tim đập nhanh và mạnh bằng đông y: những lợi ích bạn nên biết
DS Bích Ngọc
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com