Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim kịp thời để giữ lấy trái tim toàn vẹn

30 Lượt xem

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận biết sớm và sơ cứu nhồi máu cơ tim kịp thời tại nhà giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm di chứng, ngăn ngừa tổn thương cơ tim không hồi phục. Bạn có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu cảnh báo, cũng như biết  cách sơ cứu nhồi máu cơ tim tại nhà sau khi đọc nội dung dưới đây.

Nhận biết nhanh dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Tiến sĩ Jean McSweeney thuộc Đại học Arkansas đã tiến hành nghiên cứu trên hàng trăm người bệnh nhồi máu cơ tim. Kết quả cho thấy có đến 95% người sống sót sau 1 cơn nhồi máu cơ tim đã có những dấu hiệu trước đó vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng lại chủ quan bỏ qua hoặc có thể họ không biết đó chính là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy đến. Nếu để ý kỹ những bất thường trong cơ thể, bạn có thể may mắn hơn nhiều người khác vì kịp đến viện điều trị trước khi cơn nhồi máu kịp xảy ra:

  • Đau ngực: đây là dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh có cảm giác bị đè nén, vùng ngực như bị co kéo, bóp nghẹt trong 5 – 15 phút cả khi nghỉ ngơi và khi vận động. Cơn đau này xuất hiện ở ngực có thể và có thể lan lên vai, cổ, hàm, dọc theo cánh tay (thường là tay trái nhưng cũng có thể ảnh hưởng cả 2 tay) và chỉ có 57% người bệnh có dấu hiệu báo trước này. Có những người nói rằng giống như 1 con voi ngồi lên họ, như bị ai véo, thậm chí có người còn thấy cơ thể như bị đốt cháy. Nếu cơn đau ngắn và đau tăng lên khi bạn chạm vào thì đây không hẳn là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim nhưng bạn vẫn cần đến bệnh viện để kiểm tra.
  • 86% người bệnh bị tê tay, sưng phù, ngứa tay.
  • Hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, lo lắng quá mức, có thể ngất đi 1 lúc
  • Nôn hoặc buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày: những triệu chứng này gặp ở nữ nhiều hơn nam
  • Mệt mỏi: 100% bệnh nhân thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần mà trước đây chưa từng bị
  • Khó thở: 29% người bệnh khó thở khi nằm ngủ, nghẹt thở

Các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim cấp để giảm rủi ro

Khi người nhà, bạn bè của bạn bị nhồi máu cơ tim thì có 2 bước quan trọng nhất cần thực hiện đó là gọi cấp cứu 115 và tiến hành sơ cứu tại chỗ. Thực hiện đúng và kịp thời là yếu tố quyết định sự sống còn của người bệnh cũng giảm tối đa di chứng để lại.

Gọi 115 càng sớm càng tốt

Khi bạn có những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, gọi ngay số cấp cứu 115.

Ép tim ngoài lồng ngực cho người nhồi máu cơ tim trong khi đợi xe cứu thương
Ép tim ngoài lồng ngực cho người nhồi máu cơ tim trong khi đợi xe cứu thương

Cách sơ cứu người nhồi máu cơ tim nếu họ vẫn còn tỉnh táo

  • Ngưng tất cả hoạt động, đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái nhất
  • Trấn an người bệnh – điều này sẽ giúp họ bình tĩnh, nên tim cũng sử dụng ít oxy hơn
  • Nới lỏng quần áo, vòng cổ, khuya quần áo, thắt lưng để bệnh nhân dễ thở
  • Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, cho người bệnh nhai 2 viên Aspirin 325 mg. Aspirin làm loãng máu và giúp phục hồi lưu lượng máu cung cấp cho tim nhưng nếu họ đang dùng thuốc này hàng ngày rồi thì không cần dùng thêm trong tình huống này.
  • Hướng dẫn người bệnh hít nhẹ bằng mũi, sau đó nhắm mắt và thở ra chậm rãi, đều, duy trì như vậy cho đến khi xe cứu thương đến. Không cố hít sâu, nín hơi thở để tránh bị căng cơ và tim mệt.

Cách sơ cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim đã bất tỉnh

Theo dõi bệnh nhân, nếu thấy có dấu hiệu ngừng thở thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (chỉ nhân viên y tế hoặc người đã được hướng dẫn phương pháp ép tim ngoài lồng ngực mới được thực hiện phương pháp này).

  • Đặt người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng.
  • Quỳ gối, đặt 2 tay chồng lên nhau trước ngực trái bệnh nhân (vùng tim – khoảng giữa 2 vú, tính từ phần lõm cuối xương ức, lên 10cm).
  • Dùng lực đủ mạnh, ép xuống khoảng 4-5 cm, động tác này như một máy ép tim, giúp tim người bệnh hoạt động trở lại.
  • Thực hiện thao tác này khoảng 100 – 120 lần/phút,; cứ mỗi 30 lần ép tim thì, hô hấp nhân tạo 2 lần, lặp đi lặp lại cho đến khi xe cứu thương tới nơi.
  • Trong trường hợp không thực hiện được việc ép tim, cách tốt nhất bạn nên đặt người bệnh ở tư thế hồi phục như hình dưới đây để tránh tắc nghẽn đường thở.
Để bệnh nhân dựa lưng, nâng cao đầu gối để tránh tắc nghẽn đường thở khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra
Để bệnh nhân dựa lưng, nâng cao đầu gối để tránh tắc nghẽn đường thở khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra

Bên cạnh việc sơ cứu cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt bởi sau khi động mạch vành bị tắc nghẽn 30 phút thì cơ tim bị tổn thương không hồi phục và nhiều biện pháp điều trị chỉ có thể thực hiện sau khi nhồi máu từ 2-4 tiếng.

Để phòng ngừa nguy cơ rối loạn nhịp sau nhồi máu cơ tim, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương, giúp ổn định nhịp tim, cải thiện triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Chăm sóc bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim để tránh các biến chứng

Sau khi vượt qua cửa tử do nhồi máu, không có nghĩa là bệnh không thể tái phát, vì vậy việc chăm sóc tốt sau nhồi máu cơ tim không chỉ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà còn phòng ngừa tái phát – cách để cắt giảm chi phí phát sinh.

  • Dùng đầy đủ thuốc theo đơn của bác sỹ và tái khám theo lịch hẹn
  • Dinh dưỡng cho người bệnh nhồi máu cơ tim: thức ăn bạn ăn ảnh hưởng đến lưu lượng máu, nhiều chất béo sẽ làm tích tụ mảng xơ vữa trong thành động mạch, ngăn máu đến tim, gây nhồi máu. Bởi vậy, thực đơn cho người nhồi máu cơ tim cần hạn chế đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, nên ăn thịt nạc, tránh ăn nội tạng, da gà, da lợn. Ăn nhiều trái cây, rau củ hơn để bổ sung chất xơ, giảm cảm giác thèm ăn nên giúp giảm cân ở những người thừa cân (yếu tố nguy cơ của bệnh tim). Uống sữa tách béo, giảm muối, giảm đường trong khẩu phần ăn.
  • Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội giúp trái tim khỏe mạnh hơn, giảm cholesterol, giảm căng thẳng và huyết áp. Nên tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn rồi sau đó mới tăng dần cường độ.
  • Bỏ thuốc lá: thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim, làm hỏng thành mạch, ngăn máu và oxy đến tim và cơ quan khác, làm hình thành cục máu đông, tăng huyết áp. Vì vậy, người bệnh nên bỏ thuốc và tránh môi trường khói thuốc.
  • Kiểm soát tốt huyết áp trong ngưỡng an toàn, bởi nếu huyết áp cao có thể tăng áp lực lên tim và mạch máu
  • Kiểm soát tốt đường huyết vì bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
  • Có đến 90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim cho nên người bệnh cần kiểm soát nhịp tim trong giới hạn cho phép bằng thuốc và các giải pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim chứa thảo dược Khổ sâm, như TPBVSK Ninh Tâm Vương. Sản phẩm giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ổn định nồng độ ion tại tế bào cơ tim, nhờ đó ổn định nhịp tim, đồng thời bảo vệ cơ tim, ngăn chặn sự tổn thương cơ tim và giảm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp sau nhồi máu cơ tim. Bạn có thể xem chia sẻ của người từng bị rối loạn nhịp tim sau cơn đau tim nhưng hiện sức khỏe và nhịp tim của ông đã ổn định:

Kinh nghiệm cải thiện bệnh ngoại tâm thu thất hiệu quả

Xem thêm:

Sau nhồi máu cơ tim nên làm gì để nhanh hồi phục?

Những biến chứng thường gặp sau nhồi máu cơ tim cấp

 Biết cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách và kịp thời là biện pháp vô cùng hiệu quả để cứu sống người bệnh khỏi cửa tử, giữ lấy trái tim toàn vẹn và giảm thiểu di chứng để lại. Hy vọng bạn có thể áp dụng những phương pháp mà chúng tôi đưa ra để cứu sống người thân của mình, giúp họ có thêm 1 cuộc sống ý nghĩa.

Thanh Hoa

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim