Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi có sự bất thường trong quá trình dẫn truyền hoạt động điện của tim, khiến tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút, hoặc chậm hơn 60 nhịp/phút hay đập lúc nhanh lúc chậm (ngoại tâm thu). Nó có thể là biểu hiện bình thường nếu xảy ra khi chúng ta trong trạng thái căng thẳng, stress, sau khi sử dụng chất kích thích như rượu bia, trà, cafe… Nhưng bạn cũng cần cảnh giác với tình trạng rối loạn nhịp tim do nhiều bệnh tim mạch gây ra.
Rối loạn nhịp tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nên việc điều trị cũng không giống nhau. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị và chăm sóc vẫn là giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, giảm nhịp tim, phòng ngừa các biến chứng của rối loạn nhịp tim nhanh gây ra như nguy cơ huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột. Vì vậy, nếu rối loạn nhịp tim của bạn là dấu hiệu bất thường, bác sỹ sẽ chỉ định một kế hoạch điều trị cùng với lưu ý chăm sóc sau đây.
Chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp tim đúng cách
Xác định mục tiêu điều trị cho người bệnh rối loạn nhịp tim
Ngay sau khi phát hiện ra bệnh rối loạn nhịp tim, người nhà và bản thân người bệnh phải hiểu được mức độ và những ảnh hưởng mình có thể gặp phải. Trao đổi kỹ hơn thông tin với bác sỹ để họ giải đáp những thắc mắc, và hướng dẫn để bạn đạt kết quả điều trị tối ưu. Mục tiêu chính trong việc điều trị bệnh bao gồm:
– Kiểm soát nhịp tim trong giới hạn bình thường, từ đó giảm dần các triệu chứng của rối loạn nhịp tim
– Ngăn ngừa hình thành cục máu đông giúp giảm nguy cơ đột quỵ.Điều trị tốt các bệnh tim mạch hoặc bệnh khác gây rối loạn nhịp tim
– Giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Để ổn định được nhịp tim và giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do rối loạn nhịp tim gây ra, bạn có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ điều trị từ Tpcn Ninh Tâm Vương. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Sống với bệnh rối loạn nhịp tim như thế nào?
Nếu bạn hoặc người thân mắc chứng rối loạn nhịp tim, đừng quên những nguyên tắc sau đây nếu muốn chung sống hòa bình với nó:
Về thuốc trị loạn nhịp tim
– Hãy luôn mang theo bên mình các thuốc theo quy định
– Không bao giờ được ngừng thuốc hoặc tự ý giảm liều mà chưa có ý kiến của bác sỹ điều trị hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
– Khi bắt đầu uống thuốc hoặc trong qua trình sử dụng, nếu bạn gặp phải các biểu hiện bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để có lời khuyên phù hợp.
– Hãy thông báo với bác sỹ về bất kỳ thuốc nào bạn dùng cùng thuốc điều trị, kể cả thuốc không kê đơn, vitamin…
Giám sát nhịp tim hàng ngày
Nếu người bệnh rối loạn nhịp tim đã cấy mấy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim, giám sát nhịp tim hàng ngày là việc cần thiết để theo dõi đáp ứng điều trị, từ đó có điều chỉnh kịp thời. Có 2 cách giúp bạn đo được nhịp tim hàng ngày:
– Dùng máy đo điện tử, thường được tích hợp cả chức năng đo huyết áp
– Đo bằng cách dùng ngón tay trỏ và ngón giữa đếm nhịp tim ở động mạch cảnh hoặc mạch cổ tay theo hướng dẫn đo nhịp tim
Hạn chế tối đa các chất có thể gây tăng nhịp tim
Một số chất kích thích hoặc thuốc điều trị có thể làm tái phát các cơn loạn nhịp đã được điều trị ổn định, vì vậy người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng một trong các chất sau đây:
– Caffeine có trong cà phê, trà, socola, ca cao..
– Thuốc lá
– Rượu bia, đồ uống chứa cồn
– Thuốc trị cảm lạnh, ho, sổ mũi
– Thuốc giảm cân
– Thuốc điều trị bệnh tâm thần: thuốc hướng thần
– Thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp.
– Chất kích thích thàn kinh trung ương như cocain, ma túy đá, cần sa…
– Thuốc chống loạn nhịp tim đôi khi có thể gây rối loạn nhịp, vì vậy người bệnh cần theo dõi nếu đang điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp.
Người bệnh rối loạn nhịp tim cần tránh thuốc giảm cân
Giảm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp
Khi bạn được chẩn đoán rồi loạn nhịp tim, đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ gặp phải biến chứng đột quỵ, suy tim, ngừng tim cao hơn người bình thường, đặc biệt cao hơn nếu bạn đang có bệnh tim mạch khác. Vì vậy giảm thiểu các nguy cơ đánh thức cơn loạn nhịp giúp hạn chế được biến chứng và tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh cần thực hiện những điều sau đây để kiểm soát yếu tố nguy cơ gây loạn nhịp tim:
– Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp và mỡ máu
– Tránh khói thuốc lá
– Chế độ dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp phòng chống rối loạn nhịp tim mà còn kiểm soát được rất nhiều các bệnh khác. Người bệnh rối loạn nhịp tim thường được khuyên: ăn tăng cường các loại rau xanh, nước trái cây, ăn ít chất béo, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và muối…
– Vận động thường xuyên: Bằng cách đi bộ mỗi ngày từ 30 – 45 phút và 5,5 ngày/ tuần rất hữu ích cho người đang bị loạn nhịp tim – theo kết quả nghiên cứu lâm sàng bước đầu cho biết.Duy trì chỉ số cân nặng hợp lý: Bạn nên biết rằng chỉ số của vòng bụng càng cao nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng lớn. Vì vậy hãy giảm cân khi bạn có nguy cơ thừa cân và béo phì.
– Trong các trường hợp nhịp tim tăng quá cao, bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp ổn định lại nhịp tim. Các biện pháp này sẽ được trình bày kỹ hơn trong bài viết: 6 cách làm tim đập chậm lại
– Nếu người bệnh không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, các bác sỹ có thể lựa chọn các phương pháp khác như đặt máy tạo nhịp tim, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật… Khi được chỉ định thực hiện các biện pháp trên, bạn nên hỏi kỹ lại bác sỹ những lưu ý trong quá trình phẫu thuật cũng như sau phẫu thuật cần chăm sóc người bệnh như thế nào cho hợp lý.
– Kiểm soát tâm lý, nhịp tim và hạn chế căng thẳng bằng cách luyện tập ngồi thiền, hít sâu thở chậm, tập yoga, bởi stress cũng là một trng những nguyên nhân làm tăng nhịp tim.
– Không quên khám bệnh định kỳ hàng tháng để đánh giá lại hiệu quả điều trị và được tư vấn thêm về biện pháp chăm sóc hiệu quả.
Rối loạn nhịp tim có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, nhưng khi bạn học được cách chung sống với nó, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn hãy làm theo những hướng dẫn phía trên và đừng quên rằng bên cạnh bạn còn có người thân, bác sĩ điều trị, hãy chia sẻ tất cả những khó khăn gặp phải để được giúp đỡ kịp thời.
DS. Lê Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com