Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

145 Lượt xem

5/5 - (1 bình chọn)

(Tiếp theo nội dung phần I: Chẩn đoán, điều trị rối loạn nhịp tim nhanh như thế nào?)

Sau khi được khám lâm sàng và làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác về chứng nhịp tim nhanh, nếu loạn nhịp do bệnh lý, bạn sẽ nhận được chỉ định điều trị để giảm triệu chứng và tránh các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim sau này.

Mục tiêu điều trị rối loạn nhịp nhanh

  • Ngăn ngừa hình thành cục máu đông để giảm nguy cơ đột quỵ
  • Kiểm soát nhịp tim trong giới hạn bình thường cho phép
  • Phục hồi nhịp tim về bình thường nếu có thể
  • Trị bệnh tim mạch, bệnh khác hoặc ngưng yếu tố có thể gây rối loạn nhịp tim.
  • Giảm yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch và đột quỵ như :

+ Kiểm soát huyết áp
+ Kiểm soát mức cholesterol
+ Giảm trọng lượng dư thừa

  • Kết hợp biện pháp không dùng thuốc:

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
+ Tránh khói thuốc lá
+ Thường xuyên hoạt động thể chất

Các thuốc điều trị loạn nhịp tim và lưu ý khi sử dụng

Các thuốc chống loạn nhịp có thể giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, đau tức ngực do rối loạn nhịp tim gây ra, làm chậm sự tiến triển của bệnh tim mạch cũng như phòng ngừa các biến chứng của rối loạn nhịp tim như huyết khối, suy tim và đột quỵ. một số nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim như thuốc chống loạn nhịp, chẹn kênh canxi, chống đông máu và thuốc chẹn beta giao cảm, Bạn chỉ được sử dụng các thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Sau đây là thông tin cụ thể về đặc điểm và các thuốc đang dùng điều trị:

Thuốc chống loạn nhịp: Dùng điều trị các trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu. Các thuốc này có thể được tiêm tĩnh mạch trong trường hợp khẩn cấp hoặc đường uống để điều trị lâu dài, có thể dùng kết hợp với máy tạo nhịp tim. Ở những bệnh nhân bị rung tâm nhĩ, thường dùng kết hợp với thuốc chống đông máu để phòng ngừa nguy cơ huyết khối và đột quỵ.

Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi bác sỹ về 2 nhược điểm của nhóm thuốc này trước khi sử dụng: thứ nhất là các thuốc này phải được dùng hàng ngày và kéo dài; thứ 2 là tác dụng phụ khó kiểm soát của nó, bao gồm gây loạn nhịp tim và tăng tần suất xuất hiện các cơn loạn nhịp tim, thậm chí có thể làm nặng hơn tình trạng nhịp nhanh của người bệnh.

Một số thuốc chống loạn nhịp thường được chỉ định bao gồm:

Tên biệt dược Tên gốc Tên biệt dược Tên gốc
Cordarone amiodarone Corvert ibutilide
Tikosyn dofetilide Xylocaine lidocaine
Multaq dronedaron Procan procainamide
Tambocor flecainide Rythmol propafenone
Inderal propranolol Betapace sotalol

Thuốc chẹn kênh canxi: Có vai trò ngăn chặn sự vận chuyển canxi vào mô tim và mạch máu. Ngoài việc được sử dụng để điều trị huyết áp cao, chúng cũng được sử dụng để điều trị đau thắt ngực và/hoặc một số rối loạn nhịp tim nhờ tác dụng làm tăng thời gian dẫn truyền trong tim nên giảm được nhịp tim.

Một số thuốc chẹn kênh canxi thường được chỉ định trong điều trị rối loạn nhịp tim như:

Tên biệt dược Tên gốc Tên biệt dược Tên gốc
Norvasc, Lotrel amlodipin Adalat, Procardia nifedipine
Cardizem, Cartia diltiazem Nimotop nimodipine
Plendil felodipin Sular nisoldipine
Dynacirc isradipine Isoptin, Verelan verapamil

 Thuốc chẹn beta giao cảm: Làm giảm nhịp tim và lượng máu tim, làm hạ huyết áp bằng cách ngăn chặn các tác động của adrenalin. Chúng cũng được sử dụng trong điều trị loạn nhịp tim và đau thắt ngực.

Một số thuốc chẹn beta giao cảm thường được sử dụng như:

Tên biệt dược Tên gốc Tên biệt dược Tên gốc
Sectral acebutolol Cartrol carteolol
Tenormin atenolol Brevibloc esmolol
Kerlone betaxolol Lopressor, Toprol metoprolol
Zebeta, Ziac bisoprolol/hydrochlorothiazide Levatol penbutolol
Người rối loạn nhịp tim nhanh có thể được dùng thuốc chống đông máu Warfarin
Người rối loạn nhịp tim nhanh có thể được dùng thuốc chống đông máu Warfarin

Thuốc chống đông máu: Là chỉ định không thể thiếu cho người bệnh rối loạn nhịp tim nhằm ngăn ngừa biến chứng đáng sợ của bệnh này là cục máu đông (huyết khối) và đột quỵ. Các thuốc nhóm này không thể làm tan cục máu đông mà chỉ có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Thuốc chống đông máu cũng được sử dụng cho một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông, như những người có van tim nhân tạo, đặt stent hoặc những người mắc chứng rung tâm nhĩ.

Một số thuốc trong nhóm này như warfarin (Coumadin), aspirin… có thể bán không cần đơn nhưng bạn không nên tự ý sử dụng để tránh quá liều và gây chảy máu.

Tìm hiểu thêm về giải pháp hỗ trợ điều trị từ TPCN Ninh Tâm Vương, giúp ổn định nhịp tim; giúp giảm trống ngực, hồi hộp, mệt mỏi, khó thở, choáng ngất. Hãy gọi theo số điện thoại 0966.491.285 để được tư vấn về giải pháp hỗ trợ điều trị nhịp tim nhanh.

 Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim:

  • Luôn mang tất cả thuốc điều trị bên cạnh người, kể cả khi đi làm hoặc đi du lịch
  • Không được ngừng thuốc kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sỹ và nhớ liệt kê tất cả các thuốc khác mà bạn đang sử dụng, trong đó có cả vitamin và thực phẩm bổ sung.
  • Nhiều chứng rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhịp tim nhanh đáp ứng khá tốt với thuốc điều trị, nhưng cũng có một số loại chỉ cải thiện được triệu chứng của rối loạn nhịp tim, thuốc khác lại gây rối loạn nhịp tim. Do vậy, bạn đừng quá kỳ vọng vào khả năng giảm nhịp tim của thuốc.
  • Thuốc điều trị nhịp tim nhanh cho trẻ em: Rất khó để tìm được thuốc điều trị loạn nhịp tim tốt nhất cho trẻ em, và những tác dụng phụ của thuốc hóa dược lên đối tượng này cũng rất khó phát hiện. Vì vậy bạn nên đưa con đi khám để được dùng thuốc, không tự ý kê đơn hoặc mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Kinh nghiệm trị nhịp tim nhanh 160 lần/phút của anh Phương (Hải Dương)

Phương pháp điều trị khác cho chứng rối loạn nhịp tim

Đốt điện tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter: Dựa trên cơ sở sử dụng những ống thông (catheter) chuyên biệt luồn vào trong các buồng tim để triệt bỏ định khu các cấu trúc tim mạch cần thiết cho việc khởi phát và duy trì các rối loạn nhịp tim. Kỹ thuật này áp dụng cho bệnh nhân gặp phải các cơn tim nhanh trên thất có triệu chứng, rung nhĩ gây triệu chứng và không đáp ứng với ít nhất một thuốc chống rối loạn nhịp tim, tim nhanh thất có triệu chứng, nhịp xoang nhanh gây triệu chứng và không đáp ứng với điều trị nội khoa, ngoại tâm thu thất hoặc nhĩ gây triệu chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhịp nhanh bộ nối có triệu chứng, tim nhanh thất đa hình thái, rung thất.

Hệ thống đốt điện tim bằng sóng có tần số radio
Hệ thống đốt điện tim bằng sóng có tần số radio

Khử rung tim: Là quá sử dụng một thiết bị điện tử tạo ra cú sốc điện cho tim nhằm giúp tái lập nhịp co bóp bình thường trong tim đang có rối loạn nhịp tim nguy hiểm hoặc tim ngừng đập. Đây là một phần quan trọng của kỹ thuật hồi sức và cơ hội sống của một nạn nhân rung tim (rung tâm thất hay nhịp nhanh thất) chiếm 90% nếu khử rung tim kịp thời, và giảm 10% mỗi phút không khử. Nếu nạn nhân ngưng tim và phải khử rung tim, hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức. Hiện nay, máy khử rung tim bên ngoài có kích cỡ lớn hơn điện thoại để bàn đã được chế tạo nhằm mang lại sự thuận lợi và cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim. Tại Việt Nam, chúng được bán với giá từ 50 đến trên 100 triệu/máy tại các cửa hàng thiết bị y tế.

Cấy ghép máy khử rung tim (ICD): Có vai trò hữu ích trong việc ngăn ngừa đột tử ở bệnh nhân nhịp nhanh thất kéo dài, phòng ngừa cơn ngừng tim ở những bệnh nhân bị loạn nhịp thất đe dọa tính mạng. ICD thế hệ mới có thể có chức năng kép bao gồm cả khử rung tim và tạo nhịp tim. Tính năng điều hòa nhịp tim sẽ kích thích tim đập nếu nhịp tim quá chậm. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng bệnh nhân chỉ nên cấy ghép ICD sau khi loại bỏ được các nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim như nhồi máu cơ tim cấp tính, cơ tim thiếu máu cục bộ (lưu lượng máu không đủ để nuôi cơ tim), mất cân bằng điện giải và tác dụng phụ của thuốc hoặc chất kích thích.

Hoạt động của tim sau khi cấy máy khử rung tim

Cấy máy tạo nhịp tim: Là một thiết bị nhỏ được cài đặt để phát ra xung điện theo nhịp đều đặn, có vai trò thay thế hoặc hỗ trợ bộ phận tạo nhịp của tim. Nhờ đó, mọi tế bào trong cơ thể đều được cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng. Mỗi máy tạo nhịp tim về cơ bản đều gồm hai thành phần:

  • Nguồn phát nhịp (tạo nhịp): một thiết bị điện tử được cung cấp năng lượng bằng pin nhỏ, tạo ra các xung điện để kích thích cơ tim co bóp. Thiết bị này được cấy dưới da, thường ở vị trí dưới xương đòn bên trái.
  • Hệ thống dây dẫn: giúp dẫn truyền các xung động từ thân máy tạo nhịp. Mỗi máy thường có hai dây dẫn, một đầu nối với máy, một đầu gắn vào thành tim chia làm 2 nhánh: một ở buồng nhĩ, nhánh còn lại ở buồng thất.

Rối loạn nhịp tim là chứng bệnh không dễ điều trị, nhưng nếu bạn nắm được những nguyên tắc điều trị và kinh nghiệm điều trị thì sẽ kiểm soát được nhịp tim, giảm được các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi. Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm của nhiều người bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh nhưng hiện nhịp tim đã ổn định ngay sau đây.

 Ông Vinh chia sẻ cách ổn định nhịp tim nhanh nhờ thảo dược

 Bà Hà chia sẻ cách ổn định nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim, cao huyết áp

Ds. Lê Giang

Phần I: Chẩn đoán, điều trị rối loạn nhịp tim nhanh như thế nào?

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim