Để điều trị rối loạn nhịp tim, cần xác định chính xác dạng rối loạn nhịp và tìm được chính xác nguyên nhân gây loạn nhịp càng tốt, bởi đó là các tác động và cơ chế gây rối loạn nhịp tim. Vậy những phương pháp nào được áp dụng để điều trị chứng bệnh này? Hãy tìm lời giải trong bài viết sau.
Có nhiều lựa chọn trong điều trị rối loạn nhịp tim
Cách điều trị rối loạn nhịp tim chậm
Nếu nhịp tim chậm gây biểu hiện mệt mỏi, trống ngực, choáng váng, thậm chí ngất xỉu thì bác sĩ thường chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vì không có bất kỳ loại thuốc nào có thể làm tăng nhịp tim của bạn một cách bền vững. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ thường được cấy vào trong lồng ngực, gần xương đòn. Máy được kết nối với tim qua hệ thống dây dẫn, và sẽ gửi xung điện kích thích tim đập ổn định nếu nhịp tim của bạn quá chậm hoặc có nguy cơ ngừng đập.
Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh
Có rất nhiều lựa chọn trong điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, bao gồm:
Sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim:
Đối với nhiều loại rối loạn nhịp tim nhanh, bạn có thể được chỉ định thuốc để kiểm soát nhịp tim và duy trì nhịp tim bình thường. Bác sỹ sẽ căn cứ vào dạng rối loạn nhịp tim mà bạn đang gặp phải mà chỉ định loại thuốc, liều lượng phù hợp.
Với những người bị rung tâm nhĩ, ngoài thuốc chống loạn nhịp cần dùng thêm thuốc đông máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông hình thành trong tim.
Bài viết liên quan: Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Nghiệm pháp vagal làm giảm nhịp tim nhanh
Bạn có thể làm giảm chứng loạn nhịp tim nhanh bằng cách tác động lên dây thần kinh điều khiển hoạt động của tim thông qua nghiệm pháp Vagal. Cách thực hiện bao gồm một số thao tác như bịt mũi, ngậm miệng, bịt tai sau đó thở mạnh; hoặc ngâm mặt trong nước đá, ho mạnh hay đắp khăn lạnh vào gáy. Mặc dù các biện pháp này giúp tim chậm lại, tuy nhiên phương pháp này sẽ không hiệu quả với tất cả các loại loạn nhịp tim, và khi thực hiện nên có sự giám sát của chuyên gia y tế.
Khi nào nên sốc điện tim để điều trị rối loạn nhịp tim nhanh?
Với một số dạng rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm, nhịp tim tăng nhanh lên tới 200-300 nhịp/phút, bác sỹ có thể sử dụng thủ thuật sốc điện tim để đưa nhịp tim về mức bình thường. Trong phương pháp này, một luồng xung điện được sẽ đưa đến tim thông qua miếng dán trên ngực, giúp điều chỉnh xung điện trong tim và phục hồi nhịp đập bình thường.
Đốt điện tim trị rối loạn nhịp
Khác với sốc điện, trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng thiết bị để đưa năng lượng sống cao tần vào đốt bỏ mô tim – nơi có nghi ngờ phát sinh ổ loạn nhịp, từ đó điều chỉnh lại nhịp đập của tim.
Để được tư vấn về phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966 491 285.
Điều trị loạn nhịp tim bằng thảo dược
Bên cạnh những phương pháp tây y thì giải pháp chữa rối loạn nhịp tim bằng Đông y với các thảo dược đang ngày càng được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm chú ý, bởi tính an toàn và những ưu thế vượt trội mà chúng mang lại trong điều trị.
- Khổ sâm: Có tác dụng chế tính kích thích cơ tim, thần kinh tim, đồng thời thúc đẩy cảm giác thư giãn mạch máu, nên giúp giảm nhịp tim nhanh do căng thẳng về thể chất và tinh thần. Đồng thời, thảo dược này còn ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Tác động này của Khổ Sâm tương tự như nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim).
- Đan sâm: Giúp giãn mạch hoạt huyết, cải thiện lưu lượng tuần hoàn, ổn định huyết động, nhờ đó làm tăng hiệu quả ổn định nhịp tim. Bởi rối loạn huyết động được biết đến là một nguyên nhân quan trọng gây rối loạn nhịp tim trong các bệnh tim mạch.
- Hoàng đằng: Ngoài bảo vệ mạch máu khỏi sự xơ vữa, còn có tác dụng chống rối loạn nhịp tim xuất phát từ buồng dưới của tim và giảm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim trong thiếu máu cơ tim cục bộ.
Bài viết liên quan: Chữa rối loạn nhịp tim bằng đông y
Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng có trong tpbvsk Ninh Tâm Vương
Khổ sâm được kết hợp cùng các thành phần có lợi cho tim như Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto, Taurine, L- carnitine tạo nên tpbvsk Ninh Tâm Vương với tác động toàn diện với bệnh rối loạn nhịp tim: ổn định hệ dẫn truyền thần kinh tim, điện tim và cải thiện huyết động (máu ra vào tim), tăng cường máu tới tim, ngăn xơ vữa, tiêu cục máu đông, nhờ đó ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi và phòng tránh biến chứng của rối loạn nhịp tim. Đã có rất nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim nhờ giải pháp hỗ trợ này đã ổn định được nhịp tim, bạn có thể xem chia sẻ của họ:
Bà Hưng chia sẻ cách điều trị bệnh rối loạn nhịp tim sau 10 năm mắc bệnh
Cấy ghép thiết bị điều trị rối loạn nhịp tim
Bao gồm những loại thiết bị sau đây:
- Máy tạo nhịp tim (Pacemaker): là thiết bị giúp kiểm soát nhịp tim bằng cách phát ra các xung điện để loại bỏ tín hiệu điện bất thường trong tim.
- Máy khử rung tim (ICD): Thiết bị này được chỉ định cấy ghép khi bạn có nguy cơ cao gặp phải cơn nhịp tim nhanh nguy hiểm, xảy ra ở buồng dưới của tim (như nhịp tim nhanh thất, rung thất), hoặc những người bị ngừng tim đột ngột hay có nguy cơ cao ngưng tim. Nếu phát hiện tín điện tim bất thường, thiết bị này sẽ tạo ra những xung điện năng lượng thấp hoặc cao để thiết lập lại nhịp tim. ICD không ngăn ngừa nhịp tim bất thường xảy ra, nhưng nó giúp xử lý khi các cơn nhịp nhanh xảy ra.
Điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp phẫu thuật
Nếu rối loạn nhịp tim xảy ra do bệnh mạch vành hoặc tổn thương cấu trúc cơ tim, một số phẫu thuật tim sẽ được chỉ định cho bạn, bao gồm:
- Phẫu thuật maze: Thường được sử dụng để điều trị rung nhĩ. Phẫu thuật này tạo ra nhiều đường rạch ở tâm nhĩ trái và phải, tạo ra các mô sẹo theo hình mê cung để ngăn chặn các xung động điện gây ra rung nhĩ. Phẫu thuật này cũng giúp làm giảm nguy cơ tạo cục máu đông ở buồng trên của tim và vì thế giảm nguy cơ đột quỵ cho người bệnh. Phương pháp này thường được dành riêng cho những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc cho những người đang phẫu thuật tim vì những nguyên nhân khác.
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Được chỉ định cho những người bị bệnh động mạch vành nặng, ngoài chứng rối loạn nhịp tim mà họ đang gặp phải. Phẫu thuật này giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực và ổn định nhịp tim.
Bạn có thể xem thêm giải đáp của Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam về các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim qua video sau đây:
Chuyên gia tim mạch tư vấn về các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim
Những lưu ý để làm tăng hiệu quả điều trị loạn nhịp tim
Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên thì lối sống khoa học, lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim, vì vậy bạn nên thực hiện những điều sau:
Bài viết liên quan:
Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu hiệu quả
- Kiểm soát tốt cảm xúc, tránh lo lắng căng thẳng: Stress, cảm xúc tiêu cực là những yếu tố dễ dẫn đến loạn nhịp tim. Vì vậy, bạn hãy kiểm soát tốt tâm lý bằng cách tập hít sâu thở chậm, tập yoga, thiền định và kỹ thuật thư giãn. Chia sẻ những vấn đề của bạn với bạn bè và gia đình cũng là cách giúp bạn giảm căng thẳng.
- Có chế độ ăn tốt cho tim Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối, giảm chất béo, giảm đường và tăng cường trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và ăn cá thay cho các loại thịt đỏ.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút x 5 ngày/tuần bằng các môn thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe… sẽ giúp tăng cường sức khỏe và duy trì nhịp tim ổn định.
Tập thể dục là 1 trong những cách điều trị bệnh rối loạn nhịp tim hiệu quả
- Bỏ thuốc lá, ngưng sử dụng rượu bia: Đây là những yếu tố gây rối loạn nhịp tim, vì vậy bạn hãy loại bỏ chúng trong danh sách sử dụng hàng ngày.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Hãy giảm cân hợp lý nếu bạn đang thừa cân, bởi béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, rối loạn nhịp tim.
- Giữ huyết áp và mức cholesterol trong mức cho phép: Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tăng cholesterol máu, hãy thay đổi lối sống và dùng thuốc theo chỉ định để không làm gia tăng nguy cơ của chứng rối loạn nhịp tim.
- Khám bệnh định kỳ: Bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và đừng quên tới gặp bác sỹ để thăm khám định kỳ, bác sỹ sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe tim mạch và điều chỉnh thuốc phù hợp.
Điều trị rối loạn nhịp tim có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chìa khóa để việc điều trị chính ở bản thân bạn, đó chính là việc tuân thủ chỉ định của bác sỹ, kết hợp với lối sống lành mạnh, điều độ và không quên tái khám định kỳ.
Bảo An
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com