Các phương pháp điều trị rung nhĩ bao gồm thuốc để kiểm soát nhịp tim, giảm nguy cơ đột quỵ, và các thủ thuật sốc điện tim hoặc tác động lên hệ thống điện tim để phục hồi nhịp tim bình thường.
Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, gây ra bởi tình trạng hoạt động bất thường phát sinh ở buồng trên tim (tâm nhĩ). Rung nhĩ làm cho tim đập nhanh bất thường, cùng với nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm khó thở, hồi hộp và mệt mỏi. Vậy có những phương pháp nào điều trị rung nhĩ?
Rung nhĩ xảy ra do tín hiệu điện bất thường ở buồng trên của tim
Thuốc điều trị rung nhĩ
Các thuốc chống loạn nhịp tim giúp kiểm soát bệnh rung nhĩ bằng cách khôi phục nhịp tim bình thường và kiểm soát nhịp tim. Việc lựa chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào dạng bệnh rung nhĩ, tác dụng phụ của thuốc và mức độ đáp ứng của người bệnh. Một người có thể được dùng nhiều thuốc chống loạn nhịp kết hợp với nhau để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Các thuốc khôi phục nhịp tim cho người rung nhĩ: bao gồm F-le-cai-ni-de, chẹn beta giao cảm (so-ta-lol), a-mi-oda-ro-ne, d-ro-ne-da-ro-ne (chỉ dành cho những đối tượng nhất định). Nếu người bệnh không đáp ứng với một loại thuốc cụ thể hoặc gặp tác dụng phụ, bác sỹ sẽ chỉ định loại thuốc khác thay thế.
Thuốc kiểm soát nhịp tim cho người rung nhĩ: Mục đích khi dùng các thuốc này là để giảm nhịp tim khi nghỉ xuống dưới 90 nhịp/phút, bao gồm: thuốc chẹn beta giao cảm (bi-sop-ro-lol, ate-no-lol), thuốc chẹn kênh canxi (ve-ra-pa-mil, dil-tia-zem), di-go-xin hoặc a-mio-da-ro-ne sẽ được kê toa.
Khi dùng các thuốc chống loạn nhịp tim, bạn sẽ khó tránh khỏi tác dụng phụ, sau đây là tác dụng phụ của một số nhóm thuốc chính:
- Thuốc chẹn beta giao cảm: gây cảm giác mệt mỏi, bàn tay và bàn chân lạnh, huyết áp thấp, ác mộng và suy giảm chức năng sinh lý.
- Thuốc fle-cai-ni-de gây buồn nôn, nôn và rối loạn nhịp tim.
- Thuốc a-mi-oda-ro-ne làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, các vấn đề về phổi, thay đổi chức năng gan hoặc chức năng tuyến giáp và lắng đọng trong mắt.
- Thuốc ve-ra-pa-mil có thể gây táo bón, huyết áp thấp, sưng mắt cá chân và suy tim.
Các thuốc chống đông máu
Người bệnh rung nhĩ có nguy cơ cao hình thành huyết khối, chính vì việc sử dụng thuốc chống đông là cần thiết để tránh nguy cơ đột quỵ. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm:
- War-fa-rin: là thuốc được dùng nhiều nhất cho người rung nhĩ. Bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi chỉ số đông máu thường xuyên. Nhiều loại thuốc và có thể gây tương tác với war-fa-rin nên hãy hỏi bác sỹ khi dùng thêm bất kỳ thuốc nào khác ngoài đơn đã được kê. Bạn lưu ý tránh uống rượu, nước bưởi hoặc nước ép việt quất khi đang dùng war-fa-rin, bởi nguy cơ xảy ra tương tác cao.
- Ri-va-ro-xa-ban, da-bi-ga-tran, a-pi-xa-ban và e-do-xa-ban: là các thuốc chống đông mới, được dùng thay thế cho war-fa-rin. Các thuốc này có ưu điểm là ít gây tương tác với thuốc khác, hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa đột quỵ và tử vong. Chúng cũng có ít nguy cơ gây chảy máu hơn nên người dùng không cần phải theo dõi chỉ số đông máu (INR) thường xuyên.
Vai trò của thảo dược trong điều trị rung nhĩ
Việc sử dụng các phương pháp tây y điều trị rung nhĩ là không thể thay thế được, nhưng nếu kết hợp thêm các giải pháp Đông y sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, kiểm soát nhịp tim tốt hơn và cải thiện rõ rệt các triệu chứng của rung nhĩ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong thảo dược Khổ sâm có chứa các hoạt chất sinh học làm ổn định nồng độ ion trong cơ tim, ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim và hoạt động của hệ thống điện tim, hạn chế sự kích thích cơ tâm nhĩ tương tự như các thuốc chẹn beta, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim hiệu quả bền vững. Để tăng hiệu quả phòng ngừa các biến chứng do rung nhĩ gây ra, có thể kết hợp Khổ sâm với nhiều thảo dược có lợi cho tim khác như Đan sâm, Hoàng đằng, cao natto. Bởi sự kết hợp này sẽ giúp máu lưu thông trong lòng mạch tốt hơn, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và mảng xơ vữa.
Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng có trong tpcn Ninh Tâm Vương – giúp ổn định nhịp tim
Chuyển nhịp bằng sốc điện (cardioversion) trong điều trị rung nhĩ
Biện pháp này được chỉ định cho 1 số người bệnh mới được phát hiện rung nhĩ hoặc điều trị rung nhĩ cơn, nhằm nhanh chóng khôi phục lại nhịp tim bình thường. Thông thường, trước khi tiến hành sốc điện, người bệnh sẽ được dùng thốc chống đông 3-4 tuần và trong ít nhất 4 tuần sau thủ thuật để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Còn trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh sẽ được sốc điện tim ngay sau khi kiểm tra sự xuất hiện các cục máu đông mà không cần dùng thuốc trước. Nếu phương pháp này thành công, bạn có thể ngưng thuốc chống đông máu hoặc tiếp tục sử dụng nếu nguy cơ cao bị rung nhĩ tái phát và huyết khối.
Điều trị rung nhĩ bằng phương pháp đốt điện tim
Phương pháp này được thực hiện khi các thuốc chống loạn nhịp không có tác dụng kiểm soát nhịp tim. Năng lượng cao tần được đưa vào 1 ống thông qua đường tĩnh mạch vào tim để đốt vùng tim gây rối loạn nhịp tim và làm gián đoạn các tín điện bất thường. Phương pháp này thường kéo dài 2 đến 3 giờ, vì vậy người bệnh có thể được gây mê toàn thân, và hầu hết đều phục hồi nhanh chóng và hoạt động bình thường vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không lái xe trong 2 ngày đầu tiên và tránh mang vật nặng trong vòng 2 tuần sau khi đốt điện tim
Đặt máy tạo nhịp tim – lựa chọn cuối trong điều trị rung nhĩ
Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ hoạt động bằng pin, được cấy vào ngực ngay bên dưới xương đòn. Máy có tác dụng khử các nhịp tim bất thường và duy trì nhịp đập bình thường của tim. Để máy không bị bất hoạt, những người đã cấy máy tạo nhịp tim cần tránh môi trường điện từ cao như cửa từ sân bay, siêu thị, sóng điện thoại di động, vô tuyến điện… Người bệnh cũng cần lưu ý tránh làm việc nặng, gắng sức, tái khám định kỳ và kiểm tra máy, thay pin định kỳ.
Chia sẻ của ông Tám về giải pháp hỗ trợ điều trị rung nhĩ từ tpcn Ninh Tâm Vương
Thay đổi lối sống để tăng hiệu quả điều trị rung nhĩ
Một lối sống khoa học và các thay đổi tích cực trong lối sống sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tốt triệu chứng và làm tăng hiệu quả điều trị:
- Chế độ lành mạnh: Nên ăn giảm muối và chất béo giúp làm giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá và thịt nạc thay cho đồ chiên xào, thịt đỏ. Tuy nhiên, với những người đang dùng thuốc chống đông war-fa-rin cần lưu ý không ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin K, nhằm tránh làm giảm tác dụng của thuốc, bao gồm các loại rau lá xanh, bông cải xanh, rau bina và cá.
- Loại bỏ các chất kích thích không có lợi cho bệnh rối loạn nhịp tim nói riêng và sức khỏe nói chung như thuốc lá, rượu, đồ uống có cồn, có gas, cà phê.
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút: Tập thể dục rất quan trọng cho cả sức khỏe tổng thể và sức khỏe của trái tim. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn ngừa yếu tố nguy cơ làm bệnh rung nhĩ trở nên nguy hiểm, bao gồm béo phì, tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
- Thư giãn tâm lý, tránh lo lắng căng thẳng để giảm áp lực lên tim, bạn có thể tập ngồi thiền, hít sâu thở chậm, đi bộ, yoga; đặc biệt cần tránh suy nghĩ tiêu cực.
Rung nhĩ có thể đe dọa tới tính mạng của bạn, nhưng nếu biết được cách điều trị rung nhĩ hiệu quả và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia thì bạn hoàn toàn kiểm soát được triệu chứng của bệnh và phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Ds. Bảo An
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com