Đốt điện tim điều trị rối loạn nhịp tim và những câu hỏi thường gặp

681 Lượt xem

Đốt điện tim để điều trị rối loạn nhịp nhanh là phương pháp an toàn, hiệu quả với tỷ lệ thành công trên 90%. Tất cả các câu hỏi liên quan tới phương pháp này như: bệnh viện nào thực hiện được kỹ thuật này, đốt xong có khỏi hẳn rối loạn nhịp không hay là cần đốt lại, chi phí bao nhiêu, lợi ích, rủi ro thế nào? sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Đốt điện tim là gì?

Đốt điện tim bằng năng lượng sóng có tần số radio là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiện đại nhất trên thế giới. Bác sỹ dùng những ống thông (catheter) chuyên biệt luồn vào trong các buồng tim để dò tìm và xác định ổ rối loạn nhịp. Khi đã xác định được ổ rối loạn nhịp tim hay vùng tế bào bất thường gây rối loạn nhịp thì bác sỹ dùng năng lượng sóng radio để làm mất tác dụng, mất hoạt tính của những vùng tế bào của cơ tim khởi phát loạn nhịp, khiến nó không còn có khả năng gây rối loạn nhịp tim nữa.

Bạn có thể xem chi tiết giải đáp của Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam về câu hỏi này qua video sau đây:

Chuyên gia tim mạch chia sẻ về phương pháp đốt điện tim

Chi phí đốt điện tim là bao nhiêu?

Giá 1 ca đốt điện tim khoảng 30-50 triệu đồng, nhưng nếu có bảo hiểm y tế, bạn có thể được chi trả từ 80-100% tùy vào đó là bệnh viện công hay tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị của viện và có đi đúng tuyến không. Có thể thấy, chi phí bỏ ra cho 1 ca đốt điện ở Việt Nam không hề cao nếu có bảo hiểm nên người bệnh có hoàn cảnh vẫn có thể yên tâm tiến hành. Bạn xem chi tiết giải đáp của Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam về chi phí đốt điện tim trong video sau đây:

Chi phí đốt điện tim là bao nhiêu? Bảo hiểm có chi trả không?

Đốt điện tim có nguy hiểm không?

Đốt điện được đánh giá là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim an toàn nhất cho bệnh nhân. Nhưng thực tế cho thấy, người bệnh vẫn có thể gặp phải 1 số rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe trong và sau khi can thiệp.

Những rủi ro bạn có thể gặp phải

Có rất ít rủi ro trong can thiệp này, thường gặp nhất là bị chảy máu tại nơi chèn ống thông, ngoài ra, còn 1 số rủi ro hiếm gặp như:

– Đột quỵ hoặc có nguy cơ nhồi máu do huyết khối

– Làm tình trạng rối loạn nhịp trở nên nặng hơn, đặc biệt là rung nhĩ do rối loạn hệ thống điện tim. Trường hợp này có thể phải đặt máy tạo nhịp tim để khắc phục.

– Thuốc nhuộm dùng trong quá trình can thiệp có thể gây hại cho thận.
– Có thể gây hẹp động mạch phổi

– Biến chứng tăng lên ở người trên 75 tuổi, có tiền sử đái tháo đường, bệnh về thận
Có thể thấy, chi phí đốt điện không quá cao, khá an toàn,  người bệnh sẽ không bị đau đớn nhưng cũng tiềm ẩn 1 số rủi ro nhất định nhưng tỷ lệ này rất thấp. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng bởi bác sỹ trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này cho bạn thì đều cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ rồi.

45088383901 18a2653feb

Rất ít rủi ro trong can thiệp đốt điện tim

Đốt điện tim ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Đốt điện được đánh giá là khá an toàn cho người bệnh vì nếu đốt xong mà khỏi hoàn toàn thì không phải dùng bất kể một loại thuốc chống loạn nhịp nào. Và khi không dùng thuốc thì sẽ không bị tác dụng phụ. Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam cho biết: “Ngay cả ở viện tim đã triệt đốt trên 1000 bệnh nhân trong nhiều năm nhưng không có trường hợp nào tử vong. Nếu như bác sỹ làm thủ thuật có kinh nghiệm, tuân thủ đúng chỉ định, đúng quy trình thì sẽ rất an toàn cho bệnh nhân”.

Bạn có thể xem tại video sau đây:

Ts.Bs Phạm Trần Linh nói về mức độ an toàn của phương pháp đốt điện tim

Đốt điện tim có chữa khỏi rối loạn nhịp tim không?

Loại can thiệp này rất hiệu quả trong việc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, như cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh thất. Một số người đốt điện xong thì bệnh khỏi hoàn toàn, nhưng cũng có trường hợp bị tái phát và cần đốt lại nhưng nhìn chung tỷ lệ thành công cao, khoảng 80-99%. Sau đây là video của chuyên gia rối loạn nhịp tim giải đáp cho câu hỏi này:

Đốt điện tim có chữa được dứt điểm bệnh rối loạn nhịp tim không?

Mỗi người được đốt điện tim tối đa bao nhiêu lần?

Vì tỷ lệ thành công lên đến 95-99% nên nếu ngay lần đốt điện đầu tiên mà đã khỏi hoàn toàn rồi thì người bệnh chỉ cần đốt 1 lần, không phải đốt lần hai. Tuy nhiên, có những trường hợp sau khi đốt, bệnh nhân khỏi rồi nhưng sau này bị tái phát vì một lý do nào đấy thì bác sỹ có thể lại triệt đốt lại cho bệnh nhân lần thứ hai hay lần thứ ba tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Có nghĩa là không giới hạn số lần đốt.

Mỗi người có thể đốt điện tim tối đa bao nhiêu lần?

Đốt điện tim ở đâu tốt?

Tại  Hà Nội

Viện Tim Hà Nội

Tháng 3/2015, Bệnh viện đưa vào sử dụng thiết bị mới nhất, hiện đại nhất thế giới là thiết bị lập bản đồ nội mạc cơ tim ba chiều của Mỹ. Đây là lần đầu tiên thiết bị này được áp dụng tại Việt Nam để điều trị rối loạn nhịp tim, kể cả những dạng phức tạp nhất. Bạn có thể tới khám và điều trị tại một trong 2 cơ sở của viện tim:

– Cơ sở 1: 92 Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Cơ sở 2: Đường Võ Chí Công, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai

Đây bệnh viện uy tín với rất nhiều trang thiết bị hiện đại, cùng các giáo sư, bác sĩ tim mạch đầu ngành. Các kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên cả nước dùng trong can thiệp hay phẫu thuật tim mạch, trong đó có đốt điện tim  đều có thể tiến hành tại đây.
– Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Khoa tim mạch lồng ngực của bệnh viện Việt Đức

Đây là một trong những đơn vị luôn đi đầu về khám và điều trị phẫu thuật các bệnh tim mạch và lồng ngực như: rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, các bệnh khác liên quan đến lồng ngực. Đặc biệt, đây là một trong số ít những bệnh viện hiện nay có thể thực hiện thành công những ca ghép tim phức tạp ở Việt Nam.
– Địa chỉ bệnh viện: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Viện tim mạch -Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Đây là một đơn vị khám và điều trị bệnh tim mạch uy tín của Việt Nam, có thể thực hiện các kỹ thuật, phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay như: thăm dò điện sinh lý các rối loạn nhịp tim và cấy máy tạo nhịp, sinh thiết cơ tim, cắt đốt các đường/ổ gây loạn nhịp bằng sóng RF, phá rung tự động, phẫu thuật Maze điều trị rung nhĩ kết hợp trong thay van tim, phẫu thuật bắc cầu chủ-vành, nong và đặt stent động mạch vành…
– Địa chỉ bệnh viện: số 1, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Bệnh viện này thực hiện được nhiều kỹ thuật can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch như:  thăm dò và cắt đốt điện sinh lý tim các rối loạn nhịp, máy tái đồng bộ tâm thất, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, máy khử rung trong tim, sửa hoặc thay van tim,…

Địa chỉ bệnh viện: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM.

Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

Đây là trung tâm tim mạch lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (sau Malaysia), thực hiện được hầu hết các kỹ thuật như thăm dò điện sinh lý tim, đốt điện tim, cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim; phẫu thuật thay và sửa chữa van tim, nong mạch vành, đặt stent.. Tuy nhiên tại đây có số lượng bệnh nhân thường đông và quá tải.

Địa chỉ: số 88 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP. HCM

Sau khi đốt điện tim cần làm gì để ngăn ngừa tái phát rối loạn nhịp tim?

Tùy vào bệnh lý và mức độ khác nhau mà sau khi đốt có người khỏi hẳn, có người cần đốt lại do tái phát. Bởi vậy, việc chăm sóc tốt sau can thiệp, ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục cũng giúp giảm nguy cơ tái phát trở lại.

Chế độ ăn uống và lối sống khoa học

Sau khi đốt điện tim, việc ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt là để ngăn ngừa, điều trị các tình trạng làm chứng loạn nhịp tim trở nên nặng hơn, chẳng hạn như huyết áp cao, giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

  • Sử dụng ít muối hơn, có thể giúp hạ huyết áp
  • Tránh hoạt động nặng trong vòng 3 tuần sau can thiệp, sau đó có thể vận động, hoạt động thể chất để kiểm soát cân nặng nhưng nên kiểm tra nhịp tim trước, trong, sau khi tập. Tránh tập các động tác mà tác động nhiều đến vị trí can thiệp, ví dụ như như: ở tay, háng
  • Bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc
  • Không uống rượu
  • Ăn thức ăn tốt cho tim
  • Ổn định cảm xúc, tránh căng thẳng hay tức giận

Giải pháp toàn diện cho người bệnh sau khi đốt điện tim

Tpbvsk Ninh Tâm Vương được người bệnh trước và sau khi đốt điện tim tìm đến như 1 giải pháp giúp ổn định nhịp tim, giảm thiểu rủi ro và kéo dài tuổi thọ bởi những lợi ích mà sản phẩm đem lại. Với thành phần chính là tinh chất Khổ Sâm giúp ổn định thần kinh tim, từ đó giảm tần suất và mức độ của cơn rối loạn nhịp, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do bệnh nhịp tim nhanh gây ra. Người bệnh chưa đốt điện tim có thể dùng để ổn định nhịp trong lúc chờ can thiệp hoặc trì hoãn, còn nếu đã đốt điện rồi thì sản phẩm sẽ giúp phòng ngừa cơn nhịp nhanh tái phát, thư giãn mạch máu giúp làm giảm nhịp tim do căng thẳng, stress. Vì vậy, kiên trì sử dụng Ninh Tâm Vương kết hợp với các giải pháp điều trị và chăm sóc giúp điều hòa nhịp tim ổn định, tránh nguy cơ tái phát sau này – đây cũng là cách để cắt giảm chi phí nếu phải đốt điện tim lần sau.

Đốt điện là phương pháp an toàn và hiệu quả cho người rối loạn nhịp tim nhanh, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Hy vọng các thông tin chúng tôi cung cấp phía trên giúp bạn có cái nhìn tổng thể và chi tiết về phương pháp đốt điện tim.

Lê Thanh Hoa

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim