Xu hướng sử dụng các chế phẩm từ thảo dược nhằm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sinh lực, trí nhớ, giảm cholesterol hoặc trầm cảm, được nhiều người ưa chuộng, vì nó gần gũi với thiên nhiên, an toàn. Không thể phủ nhận vai trò tích cực của các thảo dược này trong phòng bệnh và hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, các loại thảo dược được xem như là an toàn, sử dụng không cần kê toa của bác sỹ, vẫn có thể gây ra những bất lợi trong điều trị, nếu chúng ta không hiểu về nó.
Theo báo cáo năm 2010 của các nhà nghiên cứu Mayo Clinic đã cho thấy, họ thống kê được 30 loại thảo dược có thể gây tương tác với các thuốc tim mạch được kê toa. Hướng dẫn sau đây là nội dung quan trọng giúp người bệnh tim mạch hiểu hơn về điều đó và cẩn trọng khi sử dụng chung với thuốc điều trị.
Tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với thuốc chống đông.
Tỏi được dùng dưới dạng tự nhiên hoặc tinh dầu và sử dụng để làm giảm cholesterol, giảm huyết áp, làm loãng máu và chống xơ vữa mạch. Chính vì tính chất làm loãng máu của tỏi sẽ gây tăng nguy cơ chảy máu với warfarin – thuốc chống đông thường được dùng trong rối loạn nhịp tim và cho những người đã bị nhồi máu cơ tim hoặc thay van tim.
Chế phẩm từ quả cây Cọ lùn làm tăng tác dụng của warfarin
Quả của cây cọ lùn được sử dụng nhiều trong các bệnh như tiền liệt tuyến, chống rụng tóc, đau vùng chậu mãn tính, giảm ham muốn tình dục.
Nhưng khi sử dụng những chế phẩm chiết xuất từ quả cây cọ lùn cùng với thuốc kháng đông warfarin, nó sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
Phối hợp Cao bạch quả với Aspirin làm tăng nguy cơ xuất huyết
Các chế phẩm được bào chế từ cao bạch quả, chủ yếu được sử dụng để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ (bệnh Alzheimer), và trong bệnh hen suyễn, ù tai, rối loạn chức năng tình dục, suy tĩnh mạch.
Khi sử dụng các sản phẩm có chứa cao bạch quả cùng với các thuốc chống đông Aspirin, warfarin, nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Dùng Cúc dại với thuốc hạ mỡ máu gây tăng men gan
Cây cúc dại có tên khoa học là Echinacea, được sử dụng dưới dạng sấy khô hoặc được bào chế dưới dạng viên nang, trà thảo mộc hoặc nước uống. Nó có công dụng ngừa cảm lạnh, cảm cúm và tăng cường hệ miễn dịch.
Nhưng những người đang sử dụng thuốc nhóm thuốc statin, nhóm fibrat hay niacin (vitamin PP) để hạ mỡ máu, đều có thể bị tăng men gan.
St John Wort – cỏ “Phát ban” làm giảm tác dụng thuốc hạ huyết áp
St John Wort ở Việt Nam còn gọi là cỏ “Phát ban”, tên khoa học là Hypericum perforatum. Nhưng tại các nước Âu – Mỹ nó được biết với tên St John Wort, do nở hoa vào ngày sinh nhật Thánh St John the Baptist.
Chiết xuất của nó được sử dụng dưới dạng lỏng hoặc được bào chế ở dạng viên. Nó được sử dụng phổ biến ở Mỹ và Châu Âu để điều trị trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ . Chế phẩm của nó được xách tay về Việt Nam khá nhiều.
Các sản phẩm của St John Wort làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của hàng chục loại thuốc kê toa và có thể làm giảm hiệu quả của nhóm thuốc statin, beta-blockers (một loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp và rối loạn nhịp tim) và thuốc chẹn kênh calci.
Trà Xanh làm giảm tác dụng thuốc kháng đông máu
Trà xanh là thức uống phổ biến ở nước ta. Ngọn và lá non của cây chè được sử dụng tươi hoặc khô. Nó cũng được chiết xuất và được bào chế dưới dạng viên nang để giúp giảm cân, cải thiện sự tỉnh táo về tinh thần, giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư.
Tuy nhiên, trong chè xanh lại có chứa vitamin K có tác dụng đông máu. Vì thế, nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng đông warfarin.
Cỏ Linh lăng tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với thuốc chống đông
Linh Lăng thuộc họ đậu. Rau mầm từ Linh lăng cũng được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Nó chứa nhiều các vitamin, khoáng chất, protein, cùng nhiều acid amin khác, nên còn được trồng để làm thuốc, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Cỏ Linh lăng cũng được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học để giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL (cholesterol xấu), giảm xơ vữa động mạch. Nhưng do trong cỏ Linh lăng có chứa coumarin – chất chống đông nên làm tăng nguy cơ chảy máu khi đang dùng thuốc chống đông warfarin.
Gừng làm tăng tác dụng thuốc chống huyết khối
Gừng là gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt.
Gừng cũng được sử dụng làm cải thiện tiêu hóa (chữa đầy bụng, làm ấm bụng), làm giảm đau bụng kinh, nâng huyết áp trong trường hợp huyết áp thấp hoặc xoa bóp trị xương khớp. Nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ loãng máu khi sử dụng cùng với thuốc warfarin.
Nhân sâm làm giảm tác dụng của thuốc warfarin
Nhân sâm được sử dụng trong y học cổ truyền. Có rất nhiều công dụng tuyệt vời từ nhân sâm như: Tăng cường năng lượng, sức chịu đựng, và hệ thống miễn dịch. Nó cũng được sử dụng để làm giảm LDL cholesterol và huyết áp.
Các rủi ro khi lạm dụng nhân sâm, có thể gây tăng huyết áp và có thể làm giảm tác dụng của warfarin.
Không dùng nước ép bưởi với thuốc hạ áp chẹn kênh canxi
Bưởi không chỉ giàu vitamin C, mà nó còn chứa nhiều chất xơ hòa tan. Vì thế, bưởi còn được sử dụng để giảm cân, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, khi sử dụng bưởi cũng cần đúng cách, để tránh tương tác hoặc làm giảm hấp thu các loại thuốc khác.
Trong nước ép bưởi có chứa một loại enzym, có khả năng làm tăng hấp thuốc, bao gồm statin và thuốc chẹn kênh canxi, nên làm tăng cường hiệu quả của những loại thuốc này. Một ly duy nhất của nước ép bưởi làm tăng gấp đôi số lượng của các thuốc chẹn kênh calci có sẵn cho cơ thể. Vì thế, khi đang dùng những thuốc này để điều trị tăng huyết áp hay làm giảm mỡ máu cần lưu ý khi sử dụng bưởi hoặc nước ép bưởi.
Black cohosh – Thiên ma đen làm giảm hiệu quả của thuốc hạ mỡ máu
Black cohosh còn gọi là Thiên Ma đen, được sử dụng làm trong y học phần gốc rễ và được bào chế thành dạng viên để làm dịu các triệu chứng: Bốc hỏa, ra mồ hôi đêm, khô âm đạo) của thời kỳ mãn kinh. Nó cũng được dùng trong điều trị đau cơ và khớp.
Cũng giống như St John Wort, Thiên ma đen làm giảm khả năng hấp thụ của hàng chục loại thuốc kê toa và có thể làm giảm hiệu quả của nhóm thuốc statin, beta-blockers (một loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp và rối loạn nhịp tim), và thuốc chẹn kênh calci. Ngoài ra nó còn có thể làm tổn thương gan khi sử dụng lâu dài.
Aloe Vera hay còn gọi là cây Lô hộ có thể gây ra giảm nồng độ Kali trong máu
Aloe Vera là tên khoa học của cây Lô hội. Bộ phận dùng là lá cây, trong đó có chứa rất nhiều nước.
Ngoài việc sử dụng quen thuộc của nó như là một kem dưỡng da và salve, lô hội được dùng bằng đường uống để điều trị tình trạng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm viêm khớp, bệnh động kinh, bệnh tiểu đường và bệnh hen suyễn. Nhưng Aloe vera có thể gây ra sự sụt giảm nồng độ kali trong máu, do đó có thể dẫn đến các vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim), cũng như các biến chứng ở bệnh nhân tim uống thuốc digoxin.
Rễ cam thảo gây tăng kali huyết
Các chiết xuất khô của rễ của cây cam thảo, có mặt ở trong nhiều nhiều bài thuốc khác nhau, có thể sử dụng ở dạng sắc uống, trà hoặc viên nang. Rễ cam thảo được sử dụng để điều trị loét và các bệnh dạ dày khác, viêm phế quản và viêm họng, và một số bệnh nhiễm virus. Nhưng nó có thể làm tăng huyết áp. Giống như aloe vera, nó gây tăng nồng độ kali trong máu và tăng nguy cơ ngừng tim.
Yohimbe gây thiếu máu cơ tim khi dùng chung với thuốc tim mạch
Yohimbe là thành phần được chiết xuất của vỏ cây của Pausinystalia Yohimbe cây (còn được gọi là Yohimbine hoặc vỏ cây Yohimbe), được bào chế thành thuốc kích dục, và để điều trị rối loạn chức năng cương dương hay suy giảm tình dục ở nam giới Yohimbe gây tăng nhịp tim, và tăng huyết áp, đồng thời có nguy cơ gây biến chứng ở những người có vấn đề về tim, chẳng hạn như thiếu máu cơ tim.
Quả việt quất tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với warfarin
Quả việt quất còn được biết đến với tên Blueberry. Đây là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, làm tăng lưu thông máu và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Trong y học, Blueberry được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến máu kém lưu thông như bệnh giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch, các bệnh về da, mỏi mắt, chuột rút, bế kinh. Blueberry có thể cải thiện lưu thông khí huyết, nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng chung với warfarin.
Quả sơn trà làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy tim
- Quả của cây Sơn trà được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh tim, lá và hoa cũng được sử dụng trong điều trị suy tim hàng trăm năm nay.
- Chất Hawthorn có trong Sơn trà, có tác dụng nhịp tim, và tăng sức bóp của cơ tim. Vì thế, nó có thể tương tác và làm giảm tác dụng của toa thuốc suy tim.
Hạt me thi tăng nguy cơ loãng máu
Hạt của cây Hồ lô bá hay còn gọi là hạt me thi, tên khoa học là Fenugreek, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Từ thời cổ đại, hạt me thi đã được sử dụng trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, làm tăng tiết sữa. Gần đây nó được sử dụng để làm giảm cholesterol, glucose trong máu. Do chứa nhiều chất xơ hòa tan nên hạt me thi làm giảm hấp thu chất béo (cholesterol), và chất đường (glucose). Vì thế, khi sử dụng loại hạt này hoặc chế phẩm của nó trong bệnh đái tháo đường cần lưu ý để tránh biến chứng hạ đường huyết. Hạt me thi cũng làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông warfarin nên có thể làm tăng nguy cơ loãng máu.
Cây đậu chổi gây tương tác với thuốc hạ áp ức chế thụ thể alpha
Chiết xuất của cây Đậu chổi (aculeatus Ruscus), được sử dụng để cải thiện các bệnh liên quan đến lưu thông máu kém, chẳng hạn như trong bệnh giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch.
Những người đang sử dụng thuốc hạ áp thuộc nhóm thuốc alpha-blockers cần thận trọng khi dùng các chế phẩm của cây đậu chổi, vì nó có thể gây tương tác khi sử dụng.
Và nhiều hơn nữa …
Trên đây là thảo những thảo dược, không chỉ bệnh nhân tim nên thận trọng, vì nó được dùng cho nhiều nhóm đối tượng bệnh khác nhau.
Ngoài các thảo dược kể trên, còn có một số thảo dược khác cũng cần phải thận trọng khi dùng chung với thuốc kê toa tim mạch như:
- Bạch chỉ; Ớt; cây Tử trinh,
- Gossypol – chiết xuất từ hạt bông vải có tác dụng ngăn ngừa ung thư
- Rêu Ailen, tảo bẹ trị táo bón,
- Cần Ami (Khella), dùng trị hen suyễn
- Hoa chuông (hoa Linh lan) dùng trong bệnh tim nhưng dễ gây loạn nhịp
- Ma hoàng dùng điều trị hen, nhưng làm tăng nhịp tim
- Cây trúc đào Strophanthus có thể tương tác tiêu cực với thuốc tim mạch.
Để sử dụng thảo dược đúng với mục đích nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh, bạn đừng bỏ qua những cảnh báo tương tác có thể xảy ra khi đang sử dụng thuốc tim mạch theo toa của bác sỹ với chế phẩm từ thảo dược. Đồng thời bạn cần trao đổi với bác sỹ về những thuốc hay Thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com