Máy khử rung tim điều trị rối loạn nhịp tim và những điều cần biết

211 Lượt xem

Sống chung với bệnh rối loạn nhịp tim như: rung thất, nhịp nhanh thất, brugada rất đáng sợ bởi nguy cơ ngừng tim đột ngột. May mắn thay, cấy máy khử rung tim (ICD) có thể dự phòng và giảm tỷ lệ tử vong, mang lại cho bạn sự an tâm trong cuộc sống.

Máy khử rung tim là gì

Máy khử rung tim ICD là 1 thiết bị nhỏ chạy bằng pin, được đặt dưới da vùng dưới xương đòn hoặc vùng ngực. Nếu phát hiện nhịp tim bất thường (đập quá nhanh hoặc không đều), thiết bị sẽ phát ra cú sốc điện để ổn định nhịp tim.

Nên đặt máy khử rung tim khi nào?

Máy khử rung được cân nhắc cho người có nguy cơ cao bị đột tử như người nhịp nhanh thất, loạn nhịp thất, rung thất hoặc dùng để phòng ngừa đột tử, ngừng tim ở người có nguy cơ cao, có tiền sử ngừng tim nhưng cứu sống được.

Dự phòng đột tử ở đối tượng có nguy cơ cao
– Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và phân suất tống máu thất trái <30% (bị nhồi máu cơ tim trên 40 ngày để đủ thời gian phục hồi chức năng tâm thu).
– Bệnh nhân bị suy tim tâm thu (độ II hoặc III) và phân suất tống máu <35%.
Để phòng ngừa biến chứng thứ phát đột tử
– Bệnh nhân có tiền sử bị ngừng tim do nhịp nhanh thất thường xuyên hoặc rung thất nhưng cứu sống được.

30343890357 dd9eba2c1d

Máy khử rung đặt dưới da vùng ngực hoặc dưới xương đòn

Chi phí đặt máy khử rung tim là bao nhiêu

Giá đặt máy khử rung tim

Giá 1 ca đặt máy khử rung tim dao động từ 300-500 triệu, giá đó đã bao gồm chi phí mua máy, mua dụng cụ phẫu thuật, tiền nằm viện và tiền công chi trả cho bác sỹ.

Bảo hiểm chi trả bao nhiêu %

Vì giá thành của 1 ca đặt máy khử rung rất cao, không phải ai cũng có điều kiện chi trả nên vấn đề bảo hiểm y tế hỗ trợ bao nhiêu là điều mà người bệnh rất quan tâm. Theo luật thì BHYT cũng chi trả 1 phần cho những thiết bị này. Tuy nhiên, một cái máy khử rung giá thành từ 300 đến 500 triệu, thì không phải chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới cũng không có bảo hiểm nào có thể chi trả cho toàn bộ được. Bảo hiểm y tế cũng có chi trả một phần theo quy định, nhưng nhìn chung người bệnh vẫn sẽ phải tự đóng một phần lớn. Xem Ts.Bs. Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam tư vấn đầy đủ trong clip dưới đây:

Bảo hiểm có hỗ trợ chi phí đặt máy khử rung tim không?

Tuổi thọ của máy là bao nhiêu

Khi đã bỏ ra 1 khoản tiền lớn như vậy để can thiệp, phẫu thuật, chắc hẳn người bệnh đều quan tâm độ bền, tuổi thọ của máy. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào số lần nó phải tham gia cứu sống bệnh nhân. Có người lắp 1 máy nhưng trong cả một thời gian dài máy chỉ phải làm việc 1 lần, 2 lần thì chắc chắn sẽ sử dụng được lâu dài hơn là những bệnh nhân thường xuyên xuất hiện những rối loạn nhịp nặng nề. Máy phải làm việc nhiều thì tuổi thọ nó sẽ kém hơn. Tuy nhiên phần lớn những máy khử rung tự động hiện đại trên thế giới bây giờ thì tuổi thọ trung bình từ 5 cho đến 7 năm. BS. Phạm Trần Linh giải đáp đầy đủ về tuổi thọ của máy khử rung trong clip dưới đây:

Đặt máy khử rung tim khi nào, tuổi thọ của máy là bao lâu?

Xem thêm: Chi phí phẫu thuật cấy máy khử rung tim?

Những rủi ro khi đặt máy khử rung tim và cách phòng tránh

Khi đưa máy khử rung – một dị vật lạ vào cơ thể của mỗi người, thì chúng ta sẽ phải làm quen với cuộc sống có nó.

Rủi ro có thể gặp

Trong những tuần đầu tiên, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, cảm giác đau, không thoải mái khi phải mang máy ở trong người. Và có thể hỏng máy nếu nhiễm khuẩn ở vị trí đặt máy… Ngoài ra, người bệnh cấy ghép ICD cũng có thể gặp 1 số rủi ro như:
– Phản ứng dị ứng với các loại thuốc được sử dụng trong quá trình phẫu thuật
– Sưng, chảy máu hoặc bầm tím tại vị trí cấy ghép
– Tổn thương tĩnh mạch dẫn ICD
– Chảy máu xung quanh tim, đe dọa đến tính mạng
– Xẹp phổi (tràn khí màng phổi)

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì nguy cơ thực sự dẫn đến tử vong do phẫu thuật cấy máy khử rung tim ICD là rất thấp – dưới 1%. Hầu hết biến chứng liên quan đến phẫu thuật thường rất nhỏ và dễ điều trị.

Cách phòng tránh

Khi đã cấy máy ICD rồi thì người bệnh sẽ phải tránh vùng từ trường như bếp từ, cửa an ninh ở sân bay, điện thoại di động… Bệnh nhân đặt máy tạo nhịp luôn luôn có 1 quyển sách hướng dẫn những điều mà bệnh nhân được làm, ví dụ như khi đi qua an ninh sân bay không phải đi qua cửa từ để kiểm tra xem có kim loại hay không. Khi chụp cộng hưởng từ hay chẩn đoán hình ảnh thì cũng phải xin ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa trước, để người ta chuyển về chế độ máy thì mới có thể chụp cộng hưởng từ được. Và khi đã mang máy rồi thì cuộc sống cũng phải nhẹ nhàng hơn, tránh hoạt động gắng sức, tránh sang chấn gây tổn thương ở vị trí đặt máy và sang chấn cho quả tim, bệnh nhân phải tuân thủ chế độ sinh hoạt theo như bác sỹ chuyên khoa tim mạch hướng dẫn.

Bạn có thể xem thêm các rủi ro và cách phòng tránh khi đặt máy khử rung do BS. Phạm Trần Linh tư vấn trong clip này:

Đặt máy khử rung tim: những rủi ro và cách phòng tránh

Chăm sóc sau đặt máy khử rung tim

Tập luyện

Bạn sẽ có thể trở lại các hoạt động bình thường như tập thể dục, làm việc và quan hệ tình dục ngay sau khi bạn hồi phục sau phẫu thuật. Trong bốn tuần đầu sau khi phẫu thuật, bạn không nên vận động mạnh như: đạp xe, chạy bộ, không mang vác vật nặng. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Những thiết bị cần tránh tiếp xúc

Khi bạn đã đặt máy khử rung thì cần chú ý những điều sau đây:

– Điện thoại di động: đặt điện thoại cách vị trí cấy cấy ICD khoảng 15 cm.

– Hệ thống an ninh: Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ nhận được một thẻ chứng minh bạn có ICD. Xuất trình thẻ của bạn cho nhân viên sân bay để đi qua cửa từ mà không bị báo động.

– Đứng cách thiết bị hàn, nam châm, máy biến thế cao áp, để tai nghe cách bạn ít nhất 15 cm

– Các thiết bị có ít hoặc không có rủi ro đối với ICD bao gồm lò vi sóng, tivi, điều khiển từ xa, đài radio AM/FM, lò nướng bánh, máy cạo râu điện và máy khoan điện, máy tính, máy quét, máy in và thiết bị GPS.

Thay pin

Pin sẽ được kiểm tra thường xuyên sau mỗi 3-6 tháng. Khi gần hết pin, máy khử rung cũ của bạn được thay thế bằng một máy mới bằng 1 can thiệp nhỏ không phức tạp.

Ngăn ngừa đột quỵ do Brugada nhờ Ninh Tâm Vương

Với xu hướng quay trở về với thiên nhiên nên các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược được nhiều người bệnh tin dùng vì vừa an toàn mà đem lại hiệu quả cao. Một trong những sản phẩm dự phòng đột quỵ cho người mắc hội chứng brugada hiệu quả, uy tín và tác động lên cả nguyên nhân, triệu chứng của bệnh phải kể đến Ninh Tâm Vương. Có thể thấy, nguyên nhân cơ bản dẫn đến Brugada là do đột biến kênh Natri, làm mất cân bằng nồng độ điện giải, khi đó, thành phần chính của sản phẩm là tinh chất Khổ sâm sẽ phát huy công dụng cân bằng nồng độ điện giải trong và ngoài màng tế bào cơ tim, ổn định điện thế từ đó giúp người bệnh ổn định nhịp tim, hạn chế cơn nhịp nhanh bất thường. Hơn thế nữa, sản phẩm còn ức chế kích thích cơ tim nên giảm tần suất và mức độ cơn rung thất, loạn nhịp thất. Vì những lợi ích kể trên mà việc dùng TPCN Ninh Tâm Vương sớm chính là biện pháp kéo cuộc sống cho bệnh nhân, đồng thời cũng là cách giảm thiểu chi phí do phải nhập viện điều trị.

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng cách đặt máy khử rung tuy rằng rất tốn kém nhưng sẽ giúp giảm nguy cơ đột tử, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Qua các thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng là sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như nguy cơ của thiết bị  này.

Xem thêm: Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim