Metoprolol thuộc nhóm chẹn beta (Beta – Blockers) được sử dụng một mình hay kết hợp với thuốc khác để điều trị bệnh tăng huyết áp, ngăn ngừa cơn đau thắt ngực (đau tim), nhồi máu cơ tim và giúp giảm thiểu tử vong sau nhồi máu cơ tim, suy tim. Metoprolol tác động đến tim bằng cách giãn mạch và làm chậm nhịp tim. Vì thế, metoprolol còn được ưu tiên sử dụng trong hầu hết các trường hợp rối rối loạn nhịp tim nhanh do các bệnh lý về tim mạch hoặc do rối loạn thần kinh tim. Nó được coi là an toàn hơn so với các thuốc làm chậm nhịp tim khác. Nhưng để sử dụng metoprolol an toàn, hiệu quả, bạn cần hiểu về nó và chỉ được sử dụng theo đơn của bác sỹ.
Metoprolol – Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
Metoprolol làm giảm nhịp tim như thế nào?
Chức năng bơm máu của tim chịu sự chi phối của 3 yếu tố: cơ tim, van tim và hệ thống thần kinh tim. Trong suy tim, cơ tim bị suy yếu không bơm đủ máu ra hệ tuần hoàn, cơ thể sẽ giải phóng các catecholamine – là chất hóa học tác động lên thần kinh tim, làm tăng co bóp cơ tim và gây nhịp tim nhanh. Metoprolol ức chế sự phóng thích chất hóa học này vào máu nên làm giảm nhịp tim, giảm khả năng co bóp và nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim từ đó giúp điều hòa nhịp tim.
Cùng với thuốc theo toa, bạn nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, phòng ngừa rối loạn nhịp nhanh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Liều lượng và cách sử dụng Metoprolol trong điều trị rối loạn nhịp tim
– Liều lượng của Metoprolol sẽ do bác sỹ quyết định trong từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của người bệnh với thuốc. Bạn tuyệt đối không được tự căn chỉnh liều hoặc ngưng sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sỹ điều trị.
– Thông thường Metoprolol sẽ được chỉ định uống 1 liều duy nhất trong ngày, vào cùng một thời điểm. Nuốt cả viên thuốc với 1 ly nước ngay sau bữa ăn, hoặc có thể bẻ đôi viên (nếu trên viên có gạch ngang), nhưng không được nghiền nát khi thuốc được đóng ở dạng phóng thích chậm (thường có ký hiệu: LA, XL, SR, CR… sau tên thuốc)
Quên liều: Uống ngay 1 liều khi nhớ ra. Thời điểm uống liều bỏ quên này sẽ là thời điểm uống cho tất cả các ngày tiếp theo. Không được uống đúp liều đã quên cùng với liều uống theo quy định trước đây
Những lưu ý khi sử dụng Metoprolol điều trị rối loạn nhịp tim
Bạn không nên sử dụng Metoprolol khi đã từng dị ứng với thuốc hay các thuốc khác cùng nhóm chẹn beta, hoặc đang phát sinh một trong các vấn đề sau: tắc nghẽn lưu thông dòng máu, suy tim nặng và có tiền sử nhịp tim chậm.
Để đảm bảo Metoprolol an toàn cho bạn, bạn nên nói với bác sỹ khi bạn có các bệnh như: hen suyễn, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD), ngưng thở khi ngủ hoặc các rối loạn hô hấp khác, tiểu đường, bệnh gan, khối u tuyến thượng thận, hội chứng tuyến giáp.
Thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp dưới 18 tuổi, đang mang thai hoặc cho con bú vì có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Metoprolol có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, vì vậy hãy cẩn thận khi bạn uống thuốc mà vẫn lái xe hoặc làm các công việc khác đòi hỏi sự tỉnh táo.
Metoprolol có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt
Ngoài ra, bạn không nên dừng thuốc đột ngột, tiến hành xét nghiệm máu và huyết áp thường xuyên để chắc chắn rằng chúng vẫn nằm trong giới hạn bình thường.
Tác dụng không mong muốn của Metoprolol
Tuy có nhiều ưu điểm trong điều trị rối loạn nhịp tim, nhưng thuốc vẫn có các tác dụng không mong muốn bao gồm:
– Chóng mặt, cảm giác người mệt mỏi
– Hạ huyết áp khi bắt đầu sử dụng
– Có thể gặp ác mộng, khó ngủ
– Tiêu chảy, ngứa nhẹ hoặc phát ban
Bạn hãy gọi ngay cho bác sỹ nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
– Nhịp tim chậm
– Phản ứng dị ứng: khó thở, sưng nề mặt, phát ban
– Mê sảng
– Khó thở, phù, tăng cân nhanh chóng
– Lạnh lòng bàn tay, bàn chân
Những tương tác có thể xảy ra khi sử dụng Metoprolol
– Rượu: có thể làm nặng hơn tác dụng không mong muốn của Metoprolol
– Nhóm thuốc điều trị huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch (amlodipine, digoxin, diltiazem…): Phối hợp làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
– Thuốc chống trầm cảm (clomipramine, bupropion…): Làm gia tăng tác dụng phụ lên hệ thống thần kinh như chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn..
Tốt nhất, bạn hãy hỏi bác sỹ tất cả các loại thuốc mà bạn được kê, công dụng và cách dùng cũng như có tương tác nào giữa chúng với các loại thức ăn và nước uống không. Từ đó bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên về các giải pháp phòng tránh để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất.
Xem thêm: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: những điều cần lưu ý khi sử dụng
Lê Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com