Nhịp nhanh nhĩ là tình trạng tim đập từ trên 100 – 300 nhịp mỗi phút (bpm), nhanh hơn nhiều so với nhịp tim bình thường là 60 – 100 bpm. Nhịp nhanh nhĩ phát triển khi các xung điện được phát ra từ một nơi nào đó trong tâm nhĩ (buồng tim phía trên), thay vì nó phải được phát ra từ trung tâm phát nhịp (là nút xoang). Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc cấy máy tạo nhịp tim…
Nhịp nhanh nhĩ khiến nhịp tim có thể lên tới 300 nhịp/phút
Khi bị nhịp nhanh nhĩ, nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim hoặc đột tử. Tất cả các phương pháp điều trị nhịp nhanh nhĩ muốn thành công không chỉ cần tới tay nghề của bác sỹ mà còn phụ thuộc rất lớn vào ý chí và việc tự chăm sóc của người bệnh. Vì vậy, tìm hiểu về bệnh, cách chữa trị và duy trì hiệu quả điều trị là điều mà người bệnh nào cũng nên làm.
Các thuốc dùng trong điều trị nhịp nhanh nhĩ
Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, bác sỹ sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị nhịp nhanh nhĩ khác nhau. Có 4 nhóm thuốc chính sử dụng trong điều trị bệnh này:
– Thuốc chống loạn nhịp: Giúp làm chậm nhịp tim và dần ổn định nhịp tim.
– Thuốc chẹn beta (Beta blockers): Giữ cho tim luôn đập với nhịp đều đặn.
– Thuốc chẹn kênh calcium: Giúp làm chậm nhịp tim.
– Thuốc làm loãng máu: Giúp ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong. Aspirin, một loại thuốc khá quen thuộc có khả năng làm loãng máu. Các nghiên cứu cho thấy uống một viên aspirin mỗi ngày có thể giúp phòng ngừa các cục máu đông. Tuy nhiên, aspirin sử dụng ở đây là để làm loãng máu, không phải để hạ sốt hay giảm đau. Vì thế, tuyệt đối không được thay thế nó bằng các thuốc có tác dụng giảm đau tương tự aspirin, chẳng hạn như: ibuprofen, acetaminnophen. Không dùng aspirin chung với các thuốc làm loãng máu khác do làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu uống aspirin, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.
Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ là điều quan trọng nhất để ổn định nhịp tim và hạn chế tác dụng bất lợi của thuốc điều trị. Hãy giữ liên lạc với bác sỹ chuyên khoa tim mạch và gọi ngay cho họ nếu thấy thuốc không có hiệu quả hoặc gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Bạn nên trao đổi thật kỹ với bác sỹ về các loại thuốc, vitamin, khoáng chất hay thực phẩm bổ sung mà mình đang sử dụng để chắc chắn rằng chúng không tương tác với thuốc điều trị.
Bạn có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhịp nhanh nhĩ hiệu quả hơn với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Hãy gọi điện cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn về sản phẩm.
Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị nhịp nhanh nhĩ
Tự chăm sóc
Mọi phương pháp điều trị nhịp nhanh nhĩ đều có thể “xôi hỏng bỏng không” nếu người bệnh không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ. Ngoài việc uống thuốc đúng và đủ liều, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Tránh rượu, bia, caffeine: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chất rượu, bia, caffeine làm tăng nguy cơ mắc nhịp nhanh nhĩ và đánh trống ngực (tim đập nhanh, mạnh, người bệnh có thể cảm nhận được tim đang “nhảy nhót” trong lồng ngực).
– Không hút thuốc lá, không sử dụng ma túy: Các loại ma túy, nicotin là mối đe dọa đối với những người bị rối loạn nhịp tim nhanh bởi chúng có thể làm tim đập nhanh hơn. Vì thế, hãy bỏ thuốc lá và các chất gây nghiện nếu bạn muốn trái tim của mình được “yên ổn”.
Yoga là bài tập thể dục nhẹ và an toàn với người bệnh tim
– Tập thể dục an toàn: Không ai có thể phủ nhận được lợi ích của việc tập thể dục, tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn cần biết tự lượng sức mình. Trong quá trình điều trị nhịp nhanh nhĩ, bác sỹ có thể yêu cầu bạn hạn chế hoặc ngừng chơi thể thao và các bài tập cường độ mạnh. Các bài tập nhẹ có thể là sự lựa chọn an toàn hơn lúc này.
– Phòng tránh thai: Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của người mẹ. Tuy nhiên, trái tim phải làm việc cật lực hơn trong chín tháng mười ngày và lúc đứa trẻ chào đời, điều này cực kỳ nguy hiểm đối với những người bị nhịp nhanh nhĩ. Vì vậy, hãy rời kế hoạch có con lại cho tới khi bác sỹ tuyên bố trái tim của bạn đã ổn. Có rất nhiều biện pháp tránh thai an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để tìm được loại phù hợp nhất. Nếu tránh thai không thành, bà bầu cần được chăm sóc, theo dõi sức khỏe đặc biệt và đổi thuốc điều trị nhịp nhanh nhĩ (một số thuốc không có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé).
– Kiểm tra nhịp tim thường xuyên: Nhiều người bị nhịp nhanh nhĩ mà không hề biết bởi họ không thấy có triệu chứng gì, điều này cực kỳ nguy hiểm bởi người bệnh có thể bị đột quỵ mà không được cảnh báo trước. Vì thế, việc kiểm tra nhịp tim thường xuyên là vô cùng quan trọng. Hiệp hội Đột quỵ Mỹ khuyến cáo nên kiểm tra nhịp tim ít nhất 1 lần/tháng, đặc biệt là những người trên 40 tuổi và có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác.
Bị nhịp nhanh nhĩ nên ăn uống thế nào?
Nhịp tim bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như trạng thái cảm xúc, hoạt động thể chất, thuốc uống và chế độ ăn. Bên cạnh đồ uống có cồn, caffeine, một số loại thảo dược như ma hoàng (có trong các thuốc dùng để trị cảm lạnh) và chế độ ăn giàu protein có thể gây tăng nhịp tim, không có lợi cho việc điều trị nhịp nhanh nhĩ.
Người bệnh nhịp nhanh nhĩ nên ăn nhiều ra củ quả và ngũ cốc
Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá thịt trắng), chất xơ (rau, củ, quả, ngũ cốc), magnesium và calcium để giúp ổn định nhịp tim và bảo vệ tim, mạch máu. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe trái tim.
Có thể bạn quan tâm:
Nhịp nhanh nhĩ – điều trị được nếu phát hiện sớm
Tìm hiểu về nhịp nhanh nhĩ
Đi khám và cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu nhịp nhanh nhĩ
Bạn có thể phải quay trở lại phòng cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
– Cơn đau ở ngực trái kéo dài vài phút nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm
– Cơn đau tái phát lan lên cổ, hàm, cánh tay
– Đau dạ dày
– Đột ngột đổ mồ hôi lạnh
– Đột nhiên thấy đầu óc quay cuồng, thở hổn hển.
– Mệt mỏi hơn bình thường
– Đi tiểu thường xuyên hơn
– Sốt
– Bị sưng, đỏ hoặc đau ở vị trí trước đây được luồn dây để đốt tim
– Tim đập nhanh hoặc bị mất nhịp
– Có máu trong nước tiểu hoặc phân
Khi bạn bị nhịp nhanh nhĩ, bạn cần phải học cách chung sống suốt đời cùng nó. Nắm chắc những lưu ý trong điều trị và áp dụng vào thực tại sẽ giúp chất lượng sống của bạn tốt hơn.
Xem chia sẻ kinh nghiệm điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả
Xuân Thủy
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com