Nhịp tim chậm khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị ngưng trệ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong. Nhịp tim chậm là một dạng rối loạn nhịp tim cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Nhịp tim bình thường của người trưởng thành nằm trong khoảng từ 60 – 80 nhịp/ phút. Nhịp tim dưới 60 nhịp/ phút được coi là nhịp tim chậm. Tình trạng nhịp tim chậm có thể xuất hiện cả ở người khỏe mạnh và những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Nếu bạn là một vận động viên khỏe mạnh, nhịp tim dưới 60 nhịp/phút là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ít vận động, cơ thể mệt mỏi yếu ớt, khó thở khi vận động thì nhịp tim chậm là bệnh lý.
Nhịp tim chậm và triệu chứng
Dễ dàng để nhận ra nhịp tim của bạn có chậm hay không bằng cách đo nhịp mạch ở các vị trí dưới hàm, cổ tay, bẹn hoặc ngực. Ngoài ra, nhịp tim chậm còn khiến người bệnh bị thiếu máu ở não, các cơ quan xa tim như tay, chân, gây ra một số triệu chứng sau:
– Cơ thể mệt mỏi, yếu đuối
– Cảm giác lâng lâng, chóng mặt
– Ngất xỉu hoặc cảm giác muốn ngất
– Khó thở
Nhịp tim dưới 60 nhịp/phút được coi là nhịp tim chậm (ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân gây nhịp tim chậm
Có nhiều nguyên nhân khiến hệ thống điện tim gặp vấn đề, là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhịp tim chậm:
– Tổn thương mô tim do lão quá
– Tổn thương tim do nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim
– Tăng huyết áp
– Khuyết tật bẩm sinh tim
– Biến chứng trong phẫu thuật tim
– Suy tuyến giáp
– Mất cân bằng điện giải
– Ngưng thở khi ngủ (ngủ ngáy)
– Viêm sốt thấp khớp, bệnh lupus
– Tích tụ sắt trong cơ thể
Một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, điều trị tăng huyết áp hoặc thuốc điều trị rối loạn tâm thần
Những dạng nhịp tim chậm cần điều trị
Nhịp tim chậm có hai dạng chính là hội chứng nút xoang và block tim.
Hội chứng nút xoang
Nhịp tim chậm có thể bắt đầu ở nút xoang nếu như xung điện tim qua nút xoang bị chậm lại, bị tạm ngưng hoặc không thể đi qua nút xoang để xuống tâm nhĩ như bình thường. Một số bệnh nhân mắc hội chứng nút xoang có thể gây rối loạn nhịp tim, khi nhanh khi chậm (hội chứng nhịp tim nhanh – chậm xen kẽ).
Block tim
Nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra do bệnh block tim khiến các tín hiệu điện tim truyền qua tâm nhĩ bị thất lạc một phần hoặc hoàn toàn trước khi đến được tâm thất. Sự gián đoạn điện tim này có thể xuất hiện ở bó His chung (bó sợi cơ tim có trách nhiệm dẫn điện từ tâm nhĩ qua tâm thất phải và tâm thất trái để điều khiển hoạt động của tim).
Bạn có thể sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương nếu đang bị nhịp tim chậm do block tim, từ đó giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng do nhịp tim chậm. Hãy gọi cho chúng tôi qua số 0966.491.285 để biết thông tin chi tiết.
Điều trị nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh nên việc điều trị nhịp tim chậm là việc cần thiết. Bệnh nhân mắc bệnh nhịp tim chậm thường được điều trị bằng máy tạo nhịp tim.
Cấy máy tạo nhịp tim để điều trị nhịp tim chậm
Máy tạo nhịp tim là một thiết bị dùng pin, tạo ra các tín hiệu điện tử được dẫn thẳng đến cơ tim qua các điện cực mỏng, giúp ổn định nhịp tim. Máy này thường được đặt dưới da ở vùng xương quai xanh trước ngực, được lập trình để kích thích tim ở một mức độ phù hợp. Máy tạo nhịp tim có thể sử dụng được liên tục từ 5 – 10 năm trước khi phải thay pin.
Dùng máy tạo nhịp tim khi nào?
Ngoại trừ sử dụng cho bệnh nhân nhịp tim chậm, máy tạo nhịp tim cũng có thể được sử dụng trong một số căn bệnh khác về tim mạch chẳng hạn như: Rung tâm nhĩ, suy tim, ngất xỉu.
Các biến chứng của nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm khiến người bệnh bị thiếu máu não, cơ thể bị thiếu oxy do lượng máu tuần hoàn không đủ. Một số biến chứng nguy hiểm do nhịp tim chậm có thể gây ra như: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua, nhầm lẫn, tai nạn do ngất xỉu, thậm chí là tử vong.
Nhịp tim chậm thường không được quan tâm nhiều như những bệnh nhân mắc bệnh nhịp tim nhanh mặc dù đây cũng là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị hiệu quả. Do đó, khi phát hiện mình có dấu hiệu của nhịp tim chậm, người bệnh cần đến cơ sở y tế tim mạch uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Linh Hương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com