Có nhiều phương pháp làm giảm nhịp tim nhanh và cách điều trị nào mang lại nhiều hiệu quả thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng như tuổi tác, tình trạng bệnh, bệnh mắc kèm…. Mục tiêu điều trị là giải quyết nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, từ đó làm chậm nhịp tim và ngăn chặn các rủi ro tim mạch cho người bệnh.
Nhịp tim nhanh khi nào cần điều trị?
Nếu bạn chỉ đôi khi cảm thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực, không kèm theo các triệu chứng khác được gọi là nhịp tim nhanh sinh lý và không cần điều trị. Nhưng khi tim đập nhanh kèm theo khó thở, đau tức ngực, choáng váng, hồi hộp, trống ngực… gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc xuất hiện trên nền bệnh lý tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh van tim, cơ tim… thì các rối loạn nhịp này có thể trở nên nguy hiểm. Khi đó bạn cần sớm đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị bằng các phác đồ phù hợp.
Nhịp tim nhanh và cách điều trị thường dùng
Dưới đây là những cách điều trị nhịp tim nhanh phổ biến. Lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, đáp ứng của người bệnh và các bệnh mắc kèm (nếu có).
Thuốc điều trị nhịp tim nhanh
Sử dụng thuốc làm giảm nhịp tim sẽ giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa cơn nhịp nhanh tái phát và tránh rủi ro biến chứng.
Có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị nhịp tim nhanh
- Thuốc chẹn beta giao cảm: Gồm Propranolol (Inderal), Metoprolol (Lopressor, Betaloc), Esmolol (Brevibloc), Atenolol (Tenormin), Acebutolol (Sectral)… Thuốc sẽ giúp giảm tần số và mức độ nghiêm trọng của cơn nhịp tim nhanh. Người bị hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản cần thông báo cho bác sĩ trước khi dùng.
- Thuốc chống loạn nhịp tim: Được chia thành 3 nhóm chính, nhóm Ia gồm Procainamide (Procanbid, Pronestyl); nhóm Ic gồm Flecainide (Tambocor), Propafenone (Rythmol); nhóm III gồm Amiodarone (Cordarone, Pacerone), Sotalol (Betapace), Dofetilide (Tikosyn); nhóm V là Adenosine (Adenocard, Adenoscan), Digoxin (Lanoxicaps, Lanoxin), Magnesium sulfate. Trong đó Amiodarone được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Thuốc giúp kéo dài thời gian co bóp của tế bào cơ tim, ức chế phóng thích adrenalin. Chúng cũng giúp điều hòa nồng độ các ion natri, kali ở bên trong và bên ngoài màng tế bào cơ thể, từ đó duy trì hoạt động của hệ thống điện tim.
- Thuốc chẹn kênh calci: Gồm Diltiazem (Cardizem, Cartia, Dilacor, Diltia, Tiazac) và Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan). Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn vận chuyển canxi vào mô tim và mạch máu nhờ đó làm giảm nhịp tim. Một số tác dụng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc gồm phù chi, nhịp tim chậm, táo bón…
- Thuốc chống đông máu (Warfarin, Flavix…): Thuốc giúp làm giảm độ kết dính của máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông nhưng không có tác dụng tiêu cục máu đông trong lòng mạch. Người rung nhĩ có nguy cơ cao phải dùng nhóm thuốc này để dự phòng biến chứng đột quỵ.
Phẫu thuật hoặc can thiệp điều trị nhịp tim nhanh
- Sốc điện tim: Phương pháp này có thể được chỉ định khi cấp cứu ngừng tim. Đôi khi nó cũng được lựa chọn để điều trị tim đập nhanh. Bác sĩ sẽ sử dụng xung điện ngắn qua thành lồng ngực nhằm mục đích khôi phục lại nhịp tim bình thường.
- Đốt điện tim: Sử dụng năng lượng của sóng cao tồn để triệt đốt các ổ phát nhịp bất thường trong tim. Phương pháp này có thể được sử dụng nhiều lần và không chữa khỏi hoàn toàn nhịp tim nhanh.
- Phẫu thuật maze: Được áp dụng chủ yếu cho người rung tâm nhĩ. Phương pháp này sử dụng các đường rạch nhỏ ở vùng tâm nhĩ trái và phải để ngăn cản các nhóm tế bào cơ tim phát nhịp bất thường.
- Phẫu thuật thay van tim hoặc bắc cầu động mạch vành: trong trường hợp bệnh van tim, tắc nghẽn động mạch vành là nguyên nhân gây tim đập nhanh.
- Đặt máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim: nhằm loại bỏ các tín hiệu phát nhịp bất thường trong tim được sử dụng khá phổ biến. Chúng hoạt động với nguồn điện bên ngoài, được chỉ định khi người bệnh không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc điều trị.
Điều trị nhịp tim nhanh không đơn giản. Bởi đôi khi thuốc điều trị nhịp tim nhanh có thể là nguyên nhân khiến bệnh tình trở nên trầm trọng. Phẫu thuật hoặc can thiệp cũng khó có thể chữa dứt điểm bệnh và tồn tại nhiều rủi ro nên chỉ áp dụng khi thuốc không có hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều bác sỹ chuyên khoa đã hướng đến việc sử dụng thảo dược để giảm nhịp tim nhanh và thu được hiệu quả khả quan.
Khổ sâm – thảo dược quý giúp hỗ trợ giảm nhịp tim nhanh
Khổ sâm (tên khoa học Sophora flavescens Ait) là một trong những thảo dược quý đã được chứng minh mang lại hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm nhịp tim. Nghiên cứu tại trường Đại học Cáp Nhĩ Tân – Trung Quốc cho thấy, hoạt chất matrin và oxymatrin có trong rễ Khổ sâm có tác dụng ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, ức chế phóng thích adrenalin và tác động này gần tương tự như nhóm thuốc chẹn beta giao cảm. Tuy nhiên lợi thế của Khổ sâm là không gây hạ nhịp tim quá mức và có thể sử dụng được ở người bị hen phế quản.
Khổ sâm – thảo dược quý cho người nhịp tim nhanh
Bên cạnh đó, Khổ sâm còn giúp điều hòa nồng độ các ion bên trong và ngoài tế bào cơ tim, giúp làm giảm nhịp tim, làm giảm tần suất và mức độ của các cơn rối loạn nhịp.
Nhờ những lợi ích này mà tại Trung Quốc, Khổ sâm đã được ứng dụng tạo thành thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy Khổ sâm trong sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bị nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu và rối loạn thần kinh tim cho hiệu quả cao.
Nhịp tim nhanh và cách điều trị không dùng thuốc
Những hướng dẫn sau đây bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày hoặc áp dụng khi có cơn nhịp tim nhanh bất thường. Điều đó sẽ rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kiểm soát nhịp tim, kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu rủi ro biến chứng.
- Kích thích dây thần kinh phế vị: Đây là cách thường được sử dụng để tạm thời ngắt cơn nhịp tim nhanh. Mục đích là giúp kích thích giải phóng acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh có thể làm chậm nhịp tim. Các phương pháp được khuyến cáo gồm ho mạnh, khoát nước lạnh lên mạnh hoặc uống một ngụm nước lạnh…
- Có chế độ ăn khoa học: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi (loại ít ngọt), các loại gia vị và thảo mộc như quế, húng, tỏi, ớt, các loại đậu và các chất béo lành mạnh có trong quả hạch, sữa chua, cá biến, dầu oliu, dầu dừa nguyên chất, các loại sữa tươi, sữa chua tiệt trùng…
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tập luyện giúp duy trì cân nặng, giảm lipid máu, giảm huyết áp, kiểm soát đường huyết và duy trì một trái tim khỏe mạnh. Bạn nên kiên trì tập luyện trong thời gian dài để có kết quả tốt.
- Bỏ hút thuốc lá: Không chỉ có nguy cơ cao bị ung thư phổi, hút thuốc lá thường xuyên còn làm tăng tình trạng nhịp tim nhanh và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Giảm căng thẳng: lo lắng, stress làm tăng nhịp tim và có thể kích hoạt một cơn nhịp tim nhanh tiềm ẩn. Vì vậy bạn nên cố gắng thư giãn bằng cách tập hít sâu thở chậm, tập thiền, yoga hoặc bơi lội để giải tỏa căng thẳng sau mỗi ngày dài. Nghe nhạc, ngâm mình trong bồn tắm cũng là những giải pháp được nhiều người khuyến cáo.
Hy vọng là với những thông tin trong bài viết nhịp tim nhanh và cách điều trị đã giúp bạn nắm bắt được tổng quan các phương pháp đang được áp dụng. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh của mình, hãy để lại bình luận hoặc gọi về cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được các chuyên gia tư vấn thêm về chế độ ăn, lối sống, tập luyện nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lê Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com