Hoạt chất metoprolol lần đầu tiên được đưa vào danh sách thuốc thiết yếu năm 1969, kể từ đó thuốc được xem như một chỉ định không thể thiếu đối với người bị rối loạn nhịp tim. Hiện nay có rất nhiều biệt dược khác nhau chứa hoạt chất này. Tại nước ta, biệt dược mang tên Betaloc ZOK đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người mắc chứng bệnh rối loạn nhịp. Vậy làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc và phòng ngừa những tác dụng bất lợi có thể xảy ra?
Betaloc ZOK làm giảm nhịp tim như thế nào?
Cũng như các thuốc khác thuộc nhóm chẹn beta, hoạt chất metoprolol trong Betaloc ZOK ức chế hoạt động của catecholamin – một hormon được phóng thích khi cơ thể gặp stress, sang chấn tinh thần có hoạt tính làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Nhờ đó, thuốc không chỉ có tác dụng làm giảm nhịp tim mà còn giảm huyết áp hiệu quả. Với những lợi ích mà thuốc mang lại Betaloc ZOK được chỉ định trong những trường hợp sau:
– Rối loạn nhịp tim nhanh, đặc biệt trong rung tâm nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất, ngoại tâm thu thất.
– Phòng ngừa cơn đau tim cho những người mắc bệnh mạch vành.
– Tăng huyết áp.
– Suy tim mạn tính.
Thuốc Betaloc ZOK (metoprolold) được dùng phổ biến cho người rối loạn nhịp tim
TPCN Ninh Tâm Vương với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm có cơ chế tác dụng tương tự nhóm chẹn beta, giúp hỗ trợ làm ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở… Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Betaloc ZOK không được dùng cho đối tượng nào?
Betaloc ZOK không được dùng cho người bệnh suy tim mất bù (đã có phù phổi, hạ huyết áp…), nhịp chậm xoang, block nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3, nhồi máu cơ tim có nhịp tim dưới 45 nhịp/phút hoặc huyết áp tâm thu dưới 100 mm Hg, người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc các thuốc khác thuộc nhóm chẹn beta.
Thận trọng khi sử dụng Betaloc ZOK đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Bởi cũng như hầu hết các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, thuốc có thể gây ra các tác dụng ngoại ý như nhịp tim chậm cho thai nhi, trẻ sơ sinh. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu như bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang có ý định mang thai trước khi sử dụng thuốc này.
Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng Betaloc ZOK?
– Kiểm tra nhịp tim thường xuyên: hãy tự kiểm tra nhịp tim của bạn mỗi ngày để đảm bảo nhịp tim không quá chậm.
– Theo dõi đường huyết: Betaloc ZOK có thể làm tăng đường huyết trong máu. Do đó, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên khi sử dụng loại thuốc này, đặc biệt là với người bệnh tiểu đường.
– Thời tiết lạnh: Betaloc ZOK có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh. Do đó, bạn nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt trong những ngày đông giá lạnh.
– Ánh nắng mặt trời: cũng như các thuốc chẹn beta khác, Betaloc ZOK có thể khiến làn da của bạn nhạy cảm hơn, dễ bị cháy nắng, bỏng rát dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn cần chú ý bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, đội mũ rộng vành mỗi khi ra ngoài trời nắng.
– Phản ứng dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thức ăn, thuốc, nọc độc của côn trùng… bạn cần báo cho bác sĩ trước khi sử dụng Betaloc ZOK, bởi thuốc có thể khiến phản ứng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
– Uống thuốc đúng cách: Thuốc được bào chế dưới dạng giải phóng kéo dài, bạn nên dùng vào buổi sáng sau khi thức dậy, trước khi ăn sáng; chú ý không nên bẻ hoặc nhai viên thuốc mà hãy nuốt trọn viên với lượng nước khoảng 200 ml.
– Quên liều: Khi bạn lỡ quên 1 liều Betaloc ZOK, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống như lịch thường lệ.
– Tránh lái xe hay vận hành máy móc: khi sử dụng Betaloc ZOK bởi thuốc có thể làm giảm sự tập trung, chú ý đã ghi nhận ở một số người bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của bạn.
Bảo vệ làn da dưới ánh nắng khi sử dụng Betaloc ZOK
Tác dụng phụ của Betaloc ZOK
Betaloc ZOK có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, khó ngủ. Bạn không nên quá lo lắng bởi đa số các tác dụng phụ nhẹ này thường thoáng qua và mất đi sau một thời gian ngắn dùng thuốc. Hãy gọi cho bác sỹ ngay nếu bạn thấy có xuất hiện phát ban, nhịp tim dưới 50 nhịp/phút, sưng mắt cá chân, khó thở, tay chân lạnh… đặc biệt khi phát hiện các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc như sưng mặt, môi, lưỡi, họng, ngất xỉu…
Thông thường, lợi ích mà thuốc mang lại thường lớn hơn nguy cơ gặp phải các tác dụng ngoại ý. Do đó, nếu tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với bác sỹ để được chỉ định giảm liều hoặc thay thế một thuốc khác thích hợp hơn. Bạn tuyệt đối không được ngừng thuốc đột ngột khi chưa được sự đồng ý của bác sỹ điều trị.
Các thực phẩm cần tránh khi sử dụng Betaloc ZOK
– Bưởi và nước ép bưởi: có thể ảnh hưởng tới hoạt động của Betaloc ZOK. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng loại trái cây này trong bữa ăn hằng ngày.
– Rượu và các đồ uống có cồn: Sử dụng Betaloc ZOK cùng với các đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc do quá liều, với các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt… có thể xảy ra trong vòng 20 phút. Vì vậy, bạn không nên sử dụng bất kỳ thức uống có cồn nào khi sử dụng Betaloc ZOK. Khi xuất hiện các dấu hiêu của ngộ độc, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tương tác cần lưu ý khi phối hợp Betaloc ZOK với thuốc khác
Betaloc ZOK có thể gây tương tác bất lợi cho người dùng khi phối hợp cùng với một số thuốc. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng trước khi dùng Betaloc ZOK.
– Thuốc an thần: có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ và các triệu chứng do quá liều.
– Amiodarone: có thể gây nhịp xoang chậm.
– Epinephrine: gây tăng huyết áp quá mức.
– Thuốc hạ đường huyết: do Betaloc ZOK làm tăng đường huyết trong máu do đó cần hiệu chỉnh lại liều dùng các thuốc hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
– Các glycoside tim: có thể gây nhịp tim chậm.
– Thuốc gây mê: có thể làm tăng nguy cơ hạ áp quá mức, nhịp tim chậm.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim với Betaloc ZOK, bên cạnh những lưu ý khi trên, bạn cần tránh căng thẳng quá mức, hãy luôn giữ một tâm lý thư giãn, thoải mái nhất. Đó chính là giải pháp để rối loạn nhịp tim thực sự không còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com