Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì?

83 Lượt xem

Rối loạn thần kinh tim là một rối loạn có liên quan đến tim đặc trưng bởi những triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, choáng váng, tim đập nhanh nhưng không phải là bệnh tim thực thể (không có tổn thương tim) và thường xảy ra khi căng thẳng lo âu dài ngày. 60% bệnh nhân có những dấu hiệu như trên là rối loạn thần kinh tim và bệnh thường xảy ra ở nữ. Về mặt cơ bản, chứng rối loạn thần kinh tim là lành tính, hoàn toàn có thể cải thiện thông qua các loại thuốc và một số liệu pháp tự nhiên trong đó quan trọng nhất là việc tự giải tỏa tâm lý ở bệnh nhân, sự tư vấn tâm lý của bác sĩ, thuốc được sử dụng để tăng cường đề kháng và giảm các triệu chứng nặng.

Tây Y trong điều trị rối loạn thần kinh tim

Thông thường bệnh nhân chỉ cần sử dụng thêm các vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao thể trạng. Khi các triệu chứng nặng và kéo dài, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc giúp giảm nhẹ các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp hoặc trống ngực… Các thuốc loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng cho chứng loạn thần kinh tim là thuốc chẹn beta giao cảm, Benzodiazepines và thuốc chống trầm cảm.

– Thuốc chẹn beta giao cảm:

Đây là các thuốc đối kháng thụ thể beta – adrenergic. Thụ thể beta có mặt tại một số nơi như cơ tim, tế bào cơ trơn của các đường dẫn khí, động mạch, thận, ở các mô khác thuộc hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết adrenalin, dẫn đến đáp ứng stress, co mạch và tăng nhịp tim. Ức chế thụ thể beta tại các cơ quan này sẽ có tác dụng giãn mạch, giảm tiết adrenalin do đó giảm nhịp tim, giảm huyết áp, tuy nhiên có thể gây co thắt khí phế quản, tăng nguy cơ lên cơn hen cho người mắc bệnh lý đường hô hấp. Vì vậy, việc dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Thuốc này được dùng điều trị rối loạn nhịp tim nói chung, rối loạn thần kinh tim, tăng huyết áp, phòng ngừa nhồi máu cơ tim thứ phát… với các hoạt chất như propranolol (biệt dược Inderal), atenolol (Tenormin), metoprolol (Betaloc), bisoprolol (Concor)…

– Benzodiazepines (BZD):

Là một nhóm thuốc an thần gồm nhiều hoạt chất, tiêu biểu là diazepam, pyrazolam, lorazepam… Khi được đưa vào cơ thể, BZD tăng cường tác dụng của acid gamma-aminobutyric (GABA) là chất dẫn truyền thần kinh ức chế thần kinh trung ương giúp ngăn chặn các xung thần kinh kích thích. Nhờ vậy, thuốc có tác dụng an thần, giảm lo âu, giãn cơ, chống co giật và giúp ngủ sâu hơn. BZD có hiệu lực rất nhanh, chỉ trong khoảng 30 phút sau khi được đưa vào cơ thể thì bắt đầu thấy hiệu quả. Tuy vậy, BZD được khuyến cáo là có khả năng gây nghiện cao. Do vậy, người bệnh chỉ dùng khi có chỉ định của bác sỹ.

Thuốc chống trầm cảm được dùng trong điều trị chứng rối loạn thần kinh tim
Thuốc chống trầm cảm được dùng trong điều trị chứng rối loạn thần kinh tim

– Thuốc chống trầm cảm (antidepressant):

Không giống như Benzodiazepines có hiệu nghiệm nhanh ngay sau khi uống, thuốc chống trầm cảm cần một quá trình tác dụng lâu dài, thông thường sẽ thấy được hiệu quả của thuốc sau khoảng vài tuần. Đối với người rối loạn thần kinh tim, thuốc chống trầm cảm sẽ giúp an thần, thư giãn đầu óc, giảm lo âu, nhờ vậy mà tránh kích thích thần kinh thái quá và ổn định được cảm giác hồi hộp, lo lắng.

TPCN Ninh Tâm Vương – Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên như Khổ sâm, Đan sâm giúp hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu, rung nhĩ. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.

Thuốc chống trầm cảm làm giảm chuyển hóa, ức chế tái hấp thu làm tăng hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, noradrenalin… giúp cải thiện tâm trạng và cảm xúc. Các nhóm thuốc chống trầm cảm thường dùng bao gồm: Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) như flouxetine, citalopram…; thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) như amitryptyline, clomipramine… Thuốc nên dùng bắt đầu từ liều thấp nhất có tác dụng và giảm liều từ từ sau khi điều trị, không được dừng thuốc đột ngột ngay cả khi bạn có biểu hiện của tác dụng phụ ở mức độ nhẹ, các dụng phụ sẽ tự khỏi sau một vài tuần khi cơ thể quen dần với thuốc

Đông y với chứng rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim xảy ra thường do căng thẳng, lo âu thái quá dài ngày, đôi khi vì một vài bệnh tim mạch khác. Như vậy để điều trị giảm rối loạn thần kinh tim, người bệnh trước hết cần hạn chế nguyên nhân gây bệnh là lo lắng, stress. Song song, việc dùng thuốc thường sẽ giúp an thần, tăng dẫn truyền thần kinh, giúp đầu óc họ thư giãn, tỉnh táo hơn.

Theo nhiều nghiên cứu, rễ cây Nữ lang (Valeriana officinalis) có chứa các thành phần dẫn xuất valepotriates và acid valerenic có khả năng gắn kết với GABA, một chất dẫn truyền quan trọng giúp giảm kích thích thần kinh. Do đó, Nữ lang được coi là thảo dược tốt giúp an thần, giảm căng thẳng và được sử dụng nhiều trong dân gian để chữa mất ngủ, hồi hộp.

Trong Đông y còn có dược liệu Khổ sâm, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả trong việc ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm nhịp tim và do đó giảm các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực…. Kết quả nghiên cứu đăng tải trên chuyên trang thư viện Y khoa lớn nhất của Mỹ – Pubmed cho thấy Khố sâm giúp giảm nhịp tim thông qua một số cơ chế như ức chế kênh Na+ và Ca2+ tại cơ tim, ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ thông qua việc tăng thời gian dẫn truyền tim, kéo dài thời kỳ trơ, giảm tính kích thích cơ tim. Đặc biệt, nghiên cứu khác còn cho thấy hoạt chất trong Khổ Sâm có tác dụng đối kháng thụ thể β – adrenergic tương tự các thuốc chẹn beta giao cảm nhưng ở mức độ nhẹ hơn, do đó làm giảm tiết adrenalin (một hormon gây co mạch, tăng nhịp tim được tiết nhiều khi gặp stress), từ đó làm giảm dần nhịp tim. Ngoài ra, Khổ sâm còn giảm tổn thương cơ tim do thiếu máu cục bộ bằng cách ức chế stress oxy hóa nội bào, giảm Ca2+ và ngăn ngừa phì đại cơ tim

Các nhà dược học tại Việt Nam đã kết hợp Khổ sâm cùng một số loại thảo dược khác như Đan sâm, Hoàng Đằng tạo nên công thức hữu hiệu cho chứng rối loạn thần kinh tim, rối loạn nhịp tim.

00102 3

Khổ sâm và Đan sâm có trong TPCN Ninh Tâm Vương giúp hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh tim

Đối với điều trị rối loạn thần kinh tim đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong việc sử dụng thuốc cùng với ăn uống cũng như một số liệu pháp thể chất khác. Kết hợp điều trị bằng cả Tây y và Đông y sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu cho việc cải thiện, ngăn ngừa chứng rối loạn thần kinh tim. Bạn có thể xem chia sẻ của nhiều người bệnh rối loạn thần kinh tim khác:

Chia sẻ của Bà Hưng về cách trị nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim

Chia sẻ cách đối phó với tình trạng tim đập nhanh 180 lần/phút của ông Tâm (Đồng Nai)

Chia sẻ của anh Phương (Hải Dương) về cách giảm nhịp tim nhanh 160 lần/phút

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Nhịp tim nhanh kèm huyết áp cao điều trị thế nào – Giải đáp bởi chuyên gia

Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì, điều trị thế nào?

Nhịp tim nhanh và cách điều trị – hướng dẫn bởi chuyên gia tim mạch

Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu: những điểm cần lưu ý trong điều trị.

Tú Trinh

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim