Nhồi máu cơ tim (Myocardial infarction) là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Kể cả khi người bệnh may mắn cứu được mạng sống, những di chứng sau cơn nhồi máu cơ tim cũng khiến cho chất lượng cuộc sống của họ bị giảm đi đáng kể. Tuy nhiên nếu biết cách điều chỉnh yếu tố tâm lý cùng sự chăm sóc tận tình từ người thân thì người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục và sớm trở về cuộc sống bình thường.
Yếu tố tâm lý sau cơn nhồi máu cơ tim
Đa số người bệnh đều lo lắng về nguy cơ phải nhập viện lần nữa sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên xuất hiện. Chính điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau khi họ trở về nhà. Đây không phải là chuyện hiếm bởi sau một lần “chết hụt” vì bệnh tim hay vì bất kỳ “thảm họa” nào khác, 1/4 số người bệnh luôn rơi vào tình trạng rối loạn lo âu trong nhiều tuần tiếp theo đó.
Các chuyên gia y tế Mỹ cho biết, họ chỉ mất vài phút để sàng lọc bệnh nhân có bị trầm cảm hay không và vài tuần để có thể xác định các phương pháp điều trị tốt nhất sau cơn nhồi máu cơ tim. Trong vài tuần đầu sau nhồi máu cơ tim, nhiều người bệnh cảm thấy sợ hãi khi quan hệ tình dục trở lại, nếu tình trạng này không được điều trị, họ sẽ không bao giờ thực hiện được nó. Bởi họ chia sẻ rằng, những lo lắng, sợ hãi là nguyên nhân làm giảm hoạt động tình dục. Mặc dù, các bác sỹ tim mạch đều khẳng định rằng, tình dục ở bệnh nhân sau cơn nhồi máu cơ tim có thể là một liệu pháp tốt cho sức khỏe.
Người bệnh thường dễ bị trầm cảm sau cơn nhồi máu cơ tim
Một số người khác lại cho rằng cảm xúc hiện tại của họ và sự mệt mỏi, lo lắng là do trái tim đã bị tổn thương sau nhồi máu cơ tim. Điều này khiến họ không thích tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể chất, làm cho cuộc sống ngày càng tẻ nhạt, mệt mỏi. Điều này đã tạo nên vòng xoáy bệnh tật ngày càng gia tăng, và xuất hiện thêm nhiều bệnh khác như rối loạn thần kinh tim. Những bệnh này còn được gọi là “bệnh không đáng có”.
Có tới 90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực. Bạn có thể sử dụng giải pháp hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên để giúp giảm nhịp tim và phòng ngừa biến chứng do nhịp tim nhanh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.
Biện pháp cải thiện tâm lý cho người từng bị nhồi máu cơ tim
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, tình trạng tâm lý căng thẳng sau cơn nhồi máu cơ tim là một yếu tố nguy cơ độc lập của tỷ lệ tử vong sớm. Nghĩa là tâm lý của bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ tử vong mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Người bệnh cần được giải tỏa vấn đề tâm lý sau cơn nhồi máu cơ tim
Do đó, củng cố tâm lý cho bệnh nhân là điều rất quan trọng. Đầu tiên, họ cần hiểu rằng, nguyên nhân nào đã gây ra cơn nhồi máu cơ tim và làm thế nào để có thể phòng ngừa cơn tái phát lần hai. Điều này được thực hiện thông qua các tư vấn cụ thể về mọi thứ, từ chế độ ăn cho đến cách sinh hoạt cho người bệnh, chẳng hạn, nên khuyên họ “ăn 5 phần trái cây tươi mỗi ngày” thay vì “ăn nhiều trái cây”. Lời khuyên cần phù hợp với yếu tố văn hóa, xã hội và kế hoạch phục hồi của mỗi người.
Người bệnh và gia đình cần được cảnh báo về di chứng thể chất và tâm lý phổ biến, các vấn đề về thể chất bao gồm đau thắt ngực, khó thở khi tập thể dục, vì vậy mà người bệnh thường sợ tập thể dục. Khi đó, họ cần được tư vấn rằng tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, giúp tăng cường tuần hoàn và phòng tránh cơn đau tim tái phát.
Phục hồi tâm lý cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim là cả một quá trình dài, cần sự nỗ lực và cố gắng của cả bệnh nhân và những người xung quanh.
Phục hồi chức năng tim sau nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế thế giới, phục hồi chức năng tim là các hoạt động cần thiết như: điều trị y tế, hướng dẫn tư vấn về bệnh, chế độ tập luyện, cải thiện tâm lý để phòng ngừa cơn đau tim xuất hiện, hạn chế nguy cơ tử vong cho bệnh nhân, đặc biệt là sớm đưa người bệnh trở lại sinh hoạt thường ngày sau thời gian dài trên giường bệnh.
Phục hồi chức năng tim mạch có hiệu quả?
Mặc dù có một số nhà khoa học hoài nghi về hiệu quả của phục hồi chức năng tim mạch nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích của nó đối với sức khỏe của người từng bị nhồi máu cơ tim. Trong một nghiên cứu phân tích cho thấy, phục hồi chức năng tim mạch có thể giảm ít nhất 20% nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Quá trình phục hồi chức năng tim mạch
Quá trình phục hồi lý tưởng nhất cho bệnh nhân tim mạch nên bắt đầu từ trước thời điểm nhập viện, kéo dài trong suốt thời gian nằm viện cho đến khi bệnh nhân được trở lại với gia đình. Các khóa học phục hồi chức năng tim mạch có thể được chia làm 4 giai đoạn: trước khi nhập viện, trong khi nằm viện, sau khi xuất viện và theo dõi dài hạn.
Phục hồi chức năng tim là quá trình giải thích cho người bệnh hiểu về cuộc sống sau nhồi máu cơ tim, đồng thời, yêu cầu họ thực hiện các bài tập tim mạch, bài hỗ trợ tâm lý phù hợp. Các bác sỹ và người thân phải xây dựng một kế hoạch lâu dài cho người bệnh và thường xuyên theo dõi, đánh giá mức độ cải thiện sức khỏe sau cơn nhồi máu cơ tim.
Vai trò của gia đình với người bị nhồi máu cơ tim
Gia đình, đặc biệt là vợ/chồng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh nhồi máu cơ tim. Họ là người hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh trong cả quá trình phục hồi chức năng và tâm lý trị liệu, khuyến khích người bệnh thay đổi lối sống và tăng cường thói quen lành mạnh. Vì vậy, nếu bạn có người thân từng gặp phải cơn nhồi máu cơ tim, đừng quên đồng hành cùng họ để quá trình điều trị được hiệu quả và chi phí được tiết kiệm nhất.
Lê Minh
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com