Sống với máy tạo nhịp tim

242 Lượt xem

Tiến sĩ John Alexander MacWilliam có lẽ không ngờ được rằng, nhờ thí nghiệm khoa học khi cho xung diện chạy qua tim để gây co thắt tâm thất trái, lại là tiền đề giúp các nhà khoa học sau này phát triển một thiết bị được xem là cứu cánh cho người rối loạn nhịp tim – máy tạo nhịp tim. Gần 40 thế kỷ, nhiều phiên bản máy tạo nhịp ra đời, nhiều người bệnh được cứu sống, nhưng chúng vẫn tồn tại những nhược điểm cần phải khắc phục.

Máy tạo nhịp tim là gì?

Máy tạo nhịp là một thiết bị điện tử được cấy dưới da, cho phép sử dụng các xung điện từ các điện cực để điều hòa nhịp tim. Mục đích chính của máy là duy trì nhịp tim, sử dụng cho những trường hợp bị rối loạn nhịp tim (tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều) nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị. Các máy tạo nhịp hiện đại ngày này có thể lập trình từ bên ngoài và bác sĩ sẽ dễ dàng điều chỉnh các thông số để đạt được nhịp tim tối ưu cho người sử dụng

May tao nhip tim duoc cay duoi da vung gan tim
Máy tạo nhịp tim được cấy dưới da vùng gần tim

Công dụng của máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp tim được chỉ định cho những trường hợp:

  • Tăng nhịp tim (trong trường hợp bị suy nút xoang)
  • Kiểm soát nhịp tim bất thường hoặc nhịp tim nhanh
  • Người bệnh rung nhĩ (được kết hợp với máy khử rung tim)
  • Điều hòa tín hiệu điện giữa các buồng tim trên với các buồng tim dưới.
  • Điều hòa tín hiệu điện ở tâm thất bằng liệu pháp CRT
  • Ngăn ngừa rối loạn nhịp tim nguy hiểm gây ra bởi hội chứng QT dài (long QT syndrome: LQTS)

Không chỉ vậy, máy tạo nhịp tim còn giúp người bệnh theo dõi và ghi lại hoạt động điện của tim, nhịp tim, nhiệt độ máu, nhịp thở và nhiều chỉ số khác. Thiết bị này cũng hỗ trợ điều chỉnh nhịp tim theo sự thay đổi về hoạt động thể chất.

Cấy máy tạo nhịp tim là suốt đời phải “sống chung” với nó?

Máy tạo nhịp tim có thể phải sử dụng suốt đời hoặc tạm thời, phụ thuộc vào quá trình hồi phục của bạn.

Máy tạo nhịp tim tạm thời được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp như rối loạn nhịp tim chậm sau nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim hoặc sử dụng thuốc quá liều. Nó cũng có thể được chỉ định trong thời gian chờ cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, hoặc cho đến khi giải quyết được hẳn nguyên nhân gây loạn nhịp. Nếu sử dụng máy tạo nhịp tim tạm thời, bạn phải ở lại bệnh viện để theo dõi.

Cần chuẩn bị những gì trước khi đặt máy tạo nhịp tim?

Để đặt máy tạo nhịp, bạn sẽ phải trải qua một ca phẫu thuật gây mê. Kháng sinh thường được chỉ định để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Cuộc phẫu thuật sẽ được kết thúc sau 30 – 90 phút tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Với nam giới trước khi đặt máy tạo nhịp sẽ được khuyến cáo cạo hết lông vùng ngực để tránh nhiễm trùng.

Những rủi ro có thể gặp phải sau đặt máy tạo nhịp?

Nhiễm trùng tại vị trí đặt máy, phản ứng dị ứng với thuốc chụp huỳnh quang hoặc thuốc tê, sưng hoặc xuất huyết trên người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông là những rủi ro phổ biến sau đặt máy tạo nhịp.

Hiếm gặp hơn, bạn vẫn có thể phát triển một rối loạn nhịp tim bất thường (rung thất, nhịp nhanh trên thất), tràn khí màng phổi tự phát, nhiễm khuẩn huyết (đặc biệt là nhiễm khuẩn tụ cầu)…. ngay sau đặt máy tạo nhịp.

Những bất thường về nhịp tim sau đặt máy tạo nhịp có thể phải can thiệp bằng thuốc. Và để nâng cao hiệu quả trong điều trị, đã có rất nhiều người bệnh tìm và sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương cho hiệu quả tốt. Sau đây là chia sẻ của một trong số những người như vậy:

Chia sẻ của bà Mai, Yên Dũng, Bắc Giang

4 lưu ý khi phải chung sống với máy tạo nhịp tim

Nếu bạn đang mang trong người một máy tạo nhịp tim, bạn cần tránh tiếp xúc lâu dài với một thiết bị điện hoặc thiết bị có từ trường mạnh như:

  • Điện thoại di động và máy nghe nhạc MP3 (ví dụ, máy nghe nhạc iPod)
  • Đồ dùng gia đình, như lò vi sóng
  • Dây điện cao thế
  • Máy dò kim loại
  • Máy hàn công nghiệp
  • Máy phát điện

Các thiết bị này có thể làm gián đoạn các tín hiệu điện của máy tạo nhịp tim và làm cho máy hoạt động không còn chuẩn xác, trong khi bạn không thể biết liệu máy tạo nhịp tim của bạn có bị ảnh hưởng hay không?

Để được an toàn, một số chuyên gia khuyên bạn không đặt điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc MP3 vào trong túi áo trên máy tạo nhịp tim của bạn (nếu các thiết bị được bật).

Bạn vẫn có thể sử dụng đồ dùng gia đình, nhưng tránh tiếp xúc gần gũi và kéo dài, vì nó có thể ảnh hưởng đến máy tạo nhịp tim của bạn.

An ninh sân bay

Cửa dò an ninh sân bay có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của máy tạo nhịp. Do đó, bạn cần  thông báo với an ninh sân bay là bạn đang có một máy tạo nhịp tim và trình thẻ y tế của bạn. Sau đó, đi bộ qua cửa với tốc độ bình thường và di chuyển nhanh ra khỏi hệ thống nếu thấy chóng mặt hoặc tim đập nhanh. Nếu an ninh sân bay sử dụng đũa điện tử để kiểm tra, yêu cầu họ không quyét qua lại tại vị trí của máy tạo nhịp.

Nguoi benh co cay may tao nhip tim nen khai bao thong tin truoc khi kiem tra anh ninh san bay
Người bệnh có cấy máy tạo nhịp tim nên khai báo thông tin trước khi kiểm tra anh ninh sân bay

Thủ thuật y tế và nha khoa

Bạn cần trao đổi với các bác sỹ, nha sỹ hay kỹ thuật viên – những người trực tiếp thục hiện các thủ thuật y tế cho bạn, về việc bạn đang có một máy tạo nhịp tim trong người. Một số thủ tục có thể ảnh hưởng đến chức năng của các thiết bị nên các bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hoặc giảm thiểu bất kỳ tác động vào bạn hoặc thiết bị của bạn.

Những chẩn đoán hình ảnh không được thực hiện

  • Điều trị bằng sóng cao tần
  • Điều trị điện nhiệt (tần số cao, sóng ngắn)
  • MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc MRA (magnetic resonance angiography) quét
  • Cắt đốt bằng bằng sóng radio tần số thấp

Một số chẩn đoán, điều trị cần thận trọng

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hay CAT scan)
  • Siêu âm chẩn đoán hoặc điều trị
  • Đốt điện tim
  • Khử rung tim bên ngoài và chuyển nhịp tự chọn
  • Xạ trị năng lượng cao trong điều trị ung thư
  • Liệu pháp oxy cao áp (HBOT)
  • Tán sỏi bằng sóng
  • Tần số vô tuyến điện ablation
  • Kích thích thần kinh bằng điện xuyên qua da (TENS)
  • Truyền loop (cảm âm điện từ) cho máy trợ thính kỹ thuật số

Cấy máy tạo nhịp tim có được hoạt động thể chất?

Các hoạt động thể chất không bị gián đoạn sau khi đặt máy tạo nhịp. Nhưng bạn cần thận trọng với các môn thể thao mạnh, chẳng hạn như bóng đá vì chúng có thể gây hư hại thiết bị điện.

Kiểm tra định kỳ máy tạo nhịp

Kiểm tra định kỳ 3 tháng một lần máy tạo nhịp để sửa chữa, thay thế, điều chỉnh kịp thời các thiết bị liên quan như: Dây nối, thời lượng của pin, tiến triển của bệnh hoặc tác động của các thiết bị khác làm gián đoạn tín hiệu điện của nó.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn phải có một EKG (điện tâm đồ) để kiểm tra những thay đổi trong hoạt động điện của tim.

Pin thay thế cho máy tạo nhịp tim

Pin máy tạo nhịp tim có tuổi thọ từ 5 – 15 năm (trung bình 6 – 7 năm), tùy thuộc vào cách thức hoạt động của máy tạo nhịp tim. Để thay pin, bạn cần phải thực hiện phẫu thuật. Nhưng phẫu thuật này khá đơn giản, không phức tạp như khi đặt máy tạo nhịp ban đầu. Dây máy tạo nhịp tim cũng có thể cần phải được thay thế khi hết niên hạn sử dụng.

Cuộc sống với một máy tạo nhịp không phải lúc nào cũng dễ dàng, bạn có thể phải thay đổi một số thói quen nhất định và có thể bạn phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng hay loạn nhịp do thiết bị gây ra. Nhưng mọi thứ sẽ dần trở lại và điều quan trọng hơn là nó đã giúp cho bạn có được những nhịp đập đều đặn. Bạn hãy làm tốt nhất những gì có thể theo hướng dẫn của bác sỹ và ghi nhớ những lưu ý phía trên để tránh những sai lầm không đáng có cũng như tận hưởng trọn  vẹn cuộc sống cùng máy tạo nhịp tim.

Ds. Phan Thảo

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim