Thuốc amiodarone được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim dạng rung thất hoặc nhịp nhanh thất. Amiodarone ảnh hưởng đến nhịp tim và giữ cho tim đập bình thường. Bởi vì amiodarone có thể đem lại tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nên những liều thuốc đầu tiên thường được chỉ định khi người bệnh được theo dõi tại bệnh viện.
Thuốc amiodarone – Những thông tin cần ghi nhớ
Amiodarone chỉ được sử dụng để điều trị các dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm đe dọa tính mạng. Thuốc không được chỉ định cho những người bị dị ứng với amiodarone hoặc i-ốt và những người có bệnh lý nghiêm trọng khác ở tim như:
– Block AV (trừ bệnh nhân đã cấy máy tạo nhịp tim);
– Có tiền sử nhịp tim chậm;
– Tim không bơm máu đúng cách.
Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho tim, gan, phổi và tuyến giáp. Vì thế, người bệnh nên đi khám ngay nếu có biểu hiện đau ngực, khó thở, đau bụng trên, nước tiểu sẫm màu, vàng da và tròng trắng mắt, ho ra máu.
Thuốc amiodarone có thể gây hại cho thai nhi, vì thế, phụ nữ cần thông báo cho bác sỹ biết là mình đang mang thai nếu được kê đơn thuốc này để được hướng dẫn sử dụng an toàn. Amiodarone có thể đi vào sữa và gây hại cho trẻ bú mẹ, không sử dụng thuốc này nếu đang cho con bú. Nếu không có thai, phụ nữ nên dùng các biện pháp tránh thai trong quá trình sử dụng amiodarone và thông báo ngay cho bác sỹ nếu mang thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, cần thông báo cho bác sỹ biết là bạn bị:
– Hen suyễn hoặc bệnh khác ở phổi
– Bệnh gan
– Bệnh tuyến giáp
– Có vấn đề về thị lực
– Huyết áp cao hoặc huyết áp thấp
– Mất cân bằng điện giải, chẳng hạn như mức kali hoặc magne trong máu quá thấp
– Đã cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim.
Để chắc chắn thuốc không gây hại, người bệnh cần được xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng gan, chức năng tuyến giáp, khám mắt và chụp X-quang thường xuyên theo hướng dẫn của bác sỹ.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc amiodarone
Hướng dẫn sử dụng amiodarone an toàn
Nguyên tắc an toàn đầu tiên là uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ và các hướng dẫn sử dụng đi kèm thuốc. Không uống thuốc nhiều hơn, ít hơn hoặc lâu ngày hơn so với lượng khuyến cáo.
Nếu đang dùng một loại thuốc ổn định nhịp tim khác, người bệnh có thể phải dần dần ngừng sử dụng thuốc đó (theo hướng dẫn của bác sỹ) khi đã bắt đầu uống amiodarone. Thuốc amiodarone có thể uống lúc đói hoặc sau khi ăn, nhưng chỉ được dùng một thời điểm cố định trong ngày (trước hoặc sau khi ăn).
Có thể mất hai tuần để nhịp tim của bạn được cải thiện, cần tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ định kể cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn. Thuốc amiodarone có những tác động lâu dài lên cơ thể, vì thế, việc kiểm tra sức khỏe một vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc rất cần thiết.
Nếu bạn phải tiến hành bất kỳ phẫu thuật nào (bao gồm cả phẫu thuật mắt bằng laser), bạn có thể phải ngừng sử dụng thuốc amiodarone trong một thời gian ngắn.
Thuốc amiodarone cũng có thể làm lệch một số kết quả xét nghiệm nhất định, đừng lo lắng mà hãy thông báo với bác sỹ là bạn đang sử dụng thuốc này.
Bảo quản thuốc amiodarone ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt, nóng và ánh nắng trực tiếp.
Tác dụng phụ của thuốc amiodarone
Tác dụng phụ của thuốc amiodarone có thể kéo dài tới vài tháng sau khi ngưng sử dụng.
Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc amiodarone bao gồm:
– Ho
– Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu
– Sốt nhẹ
– Tê bì hoặc ngứa ran ở ngón tay, ngón chân
– Đau khi thở
– Da nhạy cảm hơn với ánh nắng
– Khó thở
– Run bàn tay
– Gặp khó khăn khi đi bộ
– Chuyển động bất thường và không kiểm soát
– Cơ tay, chân yếu
Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn:
– Da mặt, cổ và cánh tay chuyển màu xanh hoặc xám
– Mắt mờ hoặc nhìn thấy quầng xanh xung quanh người/vật; Mắt khô hoặc nhạy cảm hơn với ánh sáng
– Thân nhiệt giảm
– Nhạy cảm hơn với nhiệt độ
– Đổ nhiều mồ hôi
– Da khô, sưng phù
– Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều
– Đau và sưng ở bìu
– Sưng bàn chân hoặc cẳng chân
– Rối loạn giấc ngủ
– Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
– Tăng hoặc giảm cân bất thường
Các tác dụng phụ hiếm gặp:
– Nổi mẩn da
– Vàng da hoặc tròng trắng mắt
Thuốc amiodarone được dùng phổ biến trong điều trị rối loạn nhịp tim
Các tác dụng phụ khác của thuốc amiodarone:
– Đau bụng, đầy hơi đau dạ dày hoặc đau lưng, đau chân
– Chảy máu nướu răng
– Da bị phồng rộp, bong tróc hoặc nứt
– Đầy hơi
– Đi tiểu ra máu, nước tiểu đậm màu, lượng nước tiểu giảm
– Đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc màu đất sét
– Môi, móng tay hoặc da chuyển màu xanh
– Mờ mắt hoặc nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật)
– Dễ kích động, phiền muộn
– Tức ngực
– Ớn lạnh
– Hôn mê, hay nhầm lẫn về thời gian, địa điểm hoặc con người
– Ho hoặc khạc ra máu
– Tiêu chảy
– Khó thở
– Đi tiểu khó
– Ho khan
– Đau mắt
– Tim đập nhanh
– Mệt mỏi
– Sốt cao
– Nam giới bị rốn loạn cương dương
– Khó tiêu
– Ngứa
– Đau cơ hoặc khớp
– Sưng mặt, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, tay, chân, bàn chân hoặc bộ phận sinh dục
– Hôn mê
– Giảm khả năng tình dục, giảm ham muốn và hiệu suất tình dục
– Giảm thân nhiệt
– Đau lưng dưới hoặc hai bên hông
– Thay đổi tâm trạng
– Chuột rút
– Đau bụng, háng hoặc bìu
– Đau rát khi tiểu tiện
– Đau dạ dày, mặt hoặc vùng bụng, có thể lan ra sau lưng
– Xuất hiện các đốm đỏ trên da, da bị sưng đỏ hoặc bong vảy
– Tăng cân nhanh
– Phát ban
– Mắt bị đỏ, dễ kích ứng
– Vảy da
– Hoang tưởng
– Co giật
– Đau đầu dữ dội
– Hắt hơi
– Viêm họng
– Lở loét hoặc có đốm trắng trên môi hoặc trong miệng
– Đau thắt ngực
– Hơi thở hôi
– Xuất huyết bất thường hoặc bầm tím
– Ói ra máu
– Thở khò khè.
Thuốc amiodrane có thể gây mệt mỏi và nhiều tác dụng phụ khác
Một số tác dụng phụ của thuốc amiodarone không nghiêm trọng và không cần chăm sóc y tế bởi cơ thể có khả năng tự điều chỉnh. Tuy nhiên, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế nếu có các biểu hiện sau:
– Táo bón
– Đau đầu
– Ăn không ngon
– Buồn nôn và nôn
– Miệng đắng hoặc có vị kim loại
– Giảm ham muốn tình dục, nam giới bị rối loạn chức năng cương dương
– Chóng mặt
– Bốc hỏa trên mặt.
Các loại thuốc tương tác với amiodarone
Nhiều loại thuốc có thể tương tác với thuốc amiodarone, chẳng hạn:
– Thuốc kháng sinh: azithromycin, ciprofloxacin, clarithromycin, erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, pentamidine, rifampin, …
– Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline, citalopram, desipramine, doxepin, imipramine, nortriptyline, trazodone, …
– Thuốc chống đông máu: warfarin, Coumadin, Jantoven, …
– Thuốc điều trị ung thư
– Một số loại thuốc lợi tiểu
– Thuốc hạ cholesterol statin: atorvastatin, lovastatin, simvastatin, Lipitor, Zocor, Vytorin…
– Thuốc huyết áp: digoxin, disopyramide, dofetilide, flecainide, procainamide, propranolol, quinidine, sotalol, verapamil, …
– Thuốc điều trị HIV/AIDS: indinavir, nelfinavir, rilpivirine, ritonavir, saquinavir.
– Thuốc điều trị các bệnh thần kinh: chlorpromazine, fluphenazine, haloperidol, lithi, pimozide, promethazine, thioridazine, ziprasidone…
– Một số loại vitamin và thảo dược.
Danh sách trên không bao gồm tất cả các loại thuốc có thể tương tác với amiodarone. Để an toàn, người bệnh cần thông báo cho bác sỹ về tất cả những loại thuốc mà mình đang sử dụng để nhận được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: những điều cần lưu ý khi sử dụng
Lưu ý:
– Nếu bạn quên uống một liều thuốc, đừng lo lắng, hãy uống ngay khi nhớ ra. Chỉ bỏ liều thuốc nếu khi bạn nhớ ra thì đã đến thời gian uống liều tiếp theo. Nếu quên quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về kế hoạch bù.
– Các triệu chứng khi bị quá liều amiodarone bao gồm tim đập chậm, choáng váng và mất ý thức.
– Bưởi và nước bưởi có thể tương tác với thuốc amiodarone và dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
– Amiodarone có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và người bệnh có thể dễ bị cháy nắng hơn. Đừng quên mặc áo chống nắng và bôi kem chống nắng có SPF ít nhất 30 nếu ra ngoài trời.
– Thuốc này cũng có thể tác động tiêu cực tới nhận thức và phản ứng của bạn. Hãy cần thận khi lái xe hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tập trung và phản ứng nhanh nhạy.
Nguồn: http://www.drugs.com
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com