Quinidin là thuốc chống loạn nhịp nhóm I, thường được dùng để điều trị rối loạn nhịp tim khi các thuốc khác không có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe. Nắm được những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
Quinidin giúp ổn định nhịp tim như thế nào?
Quinidin hoạt động bằng cách làm giảm tính tự động ở cơ tim, làm chậm tính dẫn truyền, kéo dài thời gian trơ ở tâm nhĩ và giảm tính chịu kích thích ở tâm thất. Nhờ vậy, thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim và ngăn ngừa các rối loạn nhịp xuất hiện. Quinidin được sử dụng trong điều trị nhiều loại rối loạn nhịp tim bao gồm cả rối loạn nhịp trên thất và rối loạn nhịp thất.
Thuốc chống loạn nhịp tim Quinidin Sulphate
Những ai không nên dùng Quinidin?
– Những người có rối loạn chức năng nút xoang: Quinidine có thể gây ra nhịp tim chậm.
– Người bị bệnh nhược cơ: Quinidin có thể làm trầm trọng thêm bệnh nhược cơ.
– Người bị bệnh gan: Làm giảm thải trừ quinidin do đó tăng độc tính của thuốc
– Phụ nữ mang thai: Thuốc có thể gây hại cho thai nhi vì vậy chỉ sử dụng Quinidin cho phụ nữ mang thai khi lợi ích mang lại hơn hẳn rủi ro cho em bé.
– Phụ nữ cho con bú: Quinidin có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ bú mẹ, vì vậy nếu buộc phải sử dụng Quinidin cần ngưng cho con bú.
– Trẻ em: Sự an toàn và hiệu quả của Quinidin cho trẻ dưới 18 tuổi vẫn chưa được xác định, vì vậy thuốc không nên sử dụng cho trẻ em.
Những rủi ro bạn có thể gặp phải khi sử dụng Quinidin
Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Quinidin bao gồm: bệnh tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, tức ngực, chóng mặt, phát ban da nhẹ, nhìn mờ. Những triệu chứng này có thể nhẹ và biến mất trong vòng một vài ngày hoặc một vài tuần. Tuy nhiên, nếu chúng nặng và kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ để được xử trí.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn mà bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải:
– Ù tai, giảm thính lực nặng
– Giảm thị lực, đau mắt, mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng
– Vẩn đục dịch kính
– Vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt, lú lẫn.
– Buồn nôn, đau bụng, chán ăn, phân màu đất sét
– Động kinh
– Dễ bầm tím, chảy máu bất thường
– Co thắt phế quản, thở khò khè, tức ngực, khó thở
Nếu có dấu hiệu dị ứng với Quinidin như khó thở; sưng họng, lưỡi; nổi mề đay bạn cần ngưng dùng thuốc và gọi đến cấp cứu ngay lập tức.
Để tăng hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của các thuốc chống loạn nhịp tim, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương – giải pháp từ thảo dược giúp ổn định nhịp tim và giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở do rối loạn nhịp nhanh. Hãy gọi cho chúng tôi 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Làm thế nào để sử dụng Quinidin đúng cách?
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời gian hoặc liều lượng. Trong quá trình điều trị bác sĩ có thể thay đổi liều để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho bạn.
Với viên Quinidin giải phóng kéo dài (tên biệt dược là Durule), bạn cần uống nguyên cả viên mà không được nghiền nát.
Nếu phải thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, hãy cho bác sĩ biết bạn đang dùng Quinidin, bởi bạn có thể phải ngừng thuốc một thời gian trước khi phẫu thuật.
Để có hiệu quả tốt nhất, cần duy trì sử dụng Quinidin thường xuyên, không được ngắt quãng.
Nếu lỡ bỏ quên một liều Quinidin
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu nó đã gần thời điểm uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Không được dùng gấp đôi liều.
Khi sử dụng Quinidin cần tránh những gì ?
Bưởi và nước ép bưởi có thể tương tác với Quinidin và dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng. Vì vậy tránh sử dụng bưởi khi dùng thuốc Quinidin
Thuốc Quinidin có thể làm bạn chóng mặt, bởi vậy nên tránh lái xe, hoặc sử dụng bất kỳ máy móc thiết bị nào đòi hỏi sự tỉnh táo.
Những thuốc tương tác với Quinidin
Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Quinidin làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Những nhóm thuốc thường gặp làm tăng nồng độ Quinidin trong cơ thể, từ đó làm tăng độc tính của thuốc gồm có:
– Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác: amiodarone, digoxin, procainamide…
– Thuốc tránh thai mifepristone
– Thuốc kháng nấm như nhóm azole như fluconazole, itraconazole, ketoconazole
– Thuốc chống đông máu Warfarin
– Thuốc kháng acid trong điều trị dạ dày như cimetidine, sodium bicarbonate
– Thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống loạn thần
Những thuốc làm giảm tác dụng của Quinidin gồm có:
– Thuốc điều trị tăng huyết áp như nifedipine, thuốc lợi tiểu thiazide, propranolol,…
– Thuốc kháng sinh rifampin
– Thuốc chống động kinh như phenobarbital, phenytoin
Còn nhiều loại thuốc khác gây tương tác với Quinidin nhưng có thể không được liệt kê ở trên. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
Giống như tất cả các loại thuốc khác, khi sử dụng quinidin cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe. Tuy nhiên trước khi chỉ định quinidin cho bạn, bác sĩ đã cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích và nguy cơ, vì vậy bạn hãy yên tâm sử dụng và tuân thủ đúng hướng dẫn để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.
xem thêm: Cách làm giảm nhịp tim nhanh hiệu quả
DS. Thu Thảo
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com